Nga đáp trả TNK còn “nặng” hơn cả vũ khí hạt nhân?

(Kiến Thức) - Nga đã đáp trả hành động thù địch của Thổ Nhĩ Kỳ bằng một loạt biện pháp quân sự-kinh tế, còn “nặng” hơn cả vũ khí hạt nhân.

Nga dap tra TNK con “nang” hon ca vu khi hat nhan?
Tổng thống Nga đáp trả "cú đâm sau lưng" của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo nhà khoa học chính trị Iran Abdoulkarim Firuzkalai, các biện pháp mà Nga đáp trả Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu quả hơn nhiều so với việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông Firuzkalai nói với Sputnik:
"Nga đã giáng trả hành động của Thổ Nhĩ Kỳ trên hai bình diện  quân sự và kinh tế. Hành động quân sự bao gồm tấn công vào đoàn xe của phiến quân Syria vận chuyển vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ, bố trí tàu chiến ở biển Địa Trung Hải gần Latakia; đem đến Syria máy bay chiến đấu trang bị tên lửa không-đối-không và các tổ hợp S-400 hiện đại nhất; tăng cường các đợt củng cố và tăng số lượt không kích vào các cứ điểm khủng bố tại Syria”.
“Moscow cũng áp dụng các biện pháp kinh tế trừng phạt Ankara. Việc xuất khẩu một loạt sản phẩm nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ bị gián đoạn. Trong tương lai nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga sẽ hoàn toàn bị cấm. Các công ty lữ hành lớn nhất của Nga đã ngừng bán tour du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ làm việc tại Nga bị kiểm tra bổ sung. Trong nhiều trường hợp, Cơ quan di trú Nga đã phát hiện nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng. Những công dân Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm đã bị trục xuất về nước”.  
“Suy thoái quan hệ thương mại-kinh tế giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là không thể tránh khỏi. Kim ngạch thương mại giảm rõ rệt. Trong năm tới số khách du lịch tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giảm ba triệu khách Nga so với năm nay. Cũng không loại trừ kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị trì trệ sâu dẫn đến hậu quả thay đổi chính quyền và chế độ Ankara. Nếu Erdogan tiếp tục theo đuổi chính sách hiện nay, ông ta sẽ mất quyền lãnh đạo”.
“Trong tay Tổng thống Putin, ‘vũ khí kinh tế’ hiệu quả hơn nhiều, thậm chí hơn cả vũ khí hạt nhân. Và hiệu quả của loại vũ khí này sẽ được chú ý trong tương lai. Bên cạnh đó, Moscow vẫn còn đòn bẩy dự trữ đối với Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu từ Nga 65% lượng khí đốt tiêu thụ. Và nếu nguồn cung cấp này bị ngừng lại, điều gì sẽ xảy ra với Thổ Nhĩ Kỳ?”
“Tất nhiên, việc thực hiện kịch bản phong tỏa khí đốt là khó xảy ra. Nhưng đòn trừng phạt kinh tế của Nga khiến chính quyền Erdogan suy yếu trông thấy”.
“Như vậy, với việc bắn hạ máy bay ném bom của Nga trên lãnh thổ Syria, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ trước hết đã gây hại cho bản thân mình”.

Canh bạc Nga-Thổ: Ông Putin nắm trong tay Át chủ bài

(Kiến Thức) - Báo Đức Frankfurter Rundschau ví canh bạc Nga-Thổ hiện nay giống như một ván bài poker, trong đó Tổng thống Putin nắm giữ tất cả lá bài chủ chốt.

Báo Đức Frankfurter Rundschau (FR) số ra ngày Chủ Nhật (13/12) cũng nhận định rằng trong canh bạc Nga-Thổ này, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan chẳng có gì nhiều để mặc cả.
Canh bac Nga-Tho: Ong Putin nam trong tay At chu bai
Hai ông Putin-Erdogan: Từ đối tác biến thành đối thủ.
Báo này viết: "May mắn thay, người Nga vẫn nói nhiều hơn làm và các biện trừng phạt kinh tế như cấm nhập khẩu rau quả của Thổ Nhĩ Kỳ bị ông Erdogan gọi là nực cười”.

Chiến lược “xoay trục” của Mỹ vướng nhiều trở ngại

(Kiến Thức) - Giới phân tích cho rằng chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của chính quyền Obama sẽ  đối mặt với nhiều trở  ngại trong năm 2016.

Nhà Trắng  sẽ đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo các nước Châu Á-Thái Bình Dương trong năm tới, giữa lúc Mỹ tiếp tục nỗ lực gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng trong khu vực này. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của chính quyền Obama sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong lúc tìm cách tăng cường quan hệ  với khu vực này mà không làm gia tăng những mối căng thẳng với Trung Quốc.
Chien luoc “xoay truc” cua My vuong nhieu tro ngai
Tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ phải kết nối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. 
Theo thông tín viên của đài VOA, Tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ phải kết nối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ông nói: "Châu Á-  Thái Bình Dương vô cùng quan trọng cho việc tăng cường an ninh, thịnh vượng và phẩm giá của con người trên khắp thế giới. Đó chính là lý do tại sao tôi bỏ ra rất nhiều công sức trong chính sách đối ngoại để gia tăng thêm nữa sự giao thiệp của Mỹ với khu vực này".