Mưa lũ bất thường hoành hành Trung Quốc

Giới chức Trung Quốc đã ban hành lệnh ứng phó khẩn cấp cấp độ 4 (mức thấp nhất trong hệ thống 4 cấp độ) giữa lúc mưa lũ nghiêm trọng càn quét các tỉnh Sơn Tây và Thiểm Tây.

Ủy ban Giảm nhẹ Thiên tai quốc gia (CNCDR) và Bộ Quản lý khẩn cấp (MEM) của Trung Quốc đã điều động một nhóm công tác đến những khu vực bị ảnh hưởng để hỗ trợ cứu trợ, báo China Daily cho biết ngày 11-10.
Trước đó 1 ngày, chính quyền Sơn Tây thông báo lũ lụt làm ảnh hưởng đến đời sống của hơn 1,75 triệu người trên khắp 76 huyện của tỉnh này, trong đó có 120.000 người phải sơ tán giữa lúc hơn 17.000 căn nhà và 190.000 ha hoa màu bị tàn phá.
Một chuyên gia của Cơ quan Khí tượng Trung Quốc tuần rồi cho biết đợt mưa lớn bất thường ở Sơn Tây diễn ra từ ngày 2-10 đến ngày 6-10, kèm theo giông bão trong khi nhiệt độ giảm đáng kể. Lượng mưa trung bình đo được trong giai đoạn này là 119,5 mm, cao gần gấp 4 lần lượng mưa trung bình tháng 10 của Sơn Tây.
Mua lu bat thuong hoanh hanh Trung Quoc
 Thành phố Giới Hưu, tỉnh Sơn Tây - Trung Quốc sau trận mưa lớn bất thường hôm 10-11 Ảnh: REUTERS
Theo truyền thông Trung Quốc, 59 trạm khí tượng quốc gia đã đo được lượng mưa hằng ngày cao kỷ lục và 63 trạm đo được tổng lượng mưa cao chưa từng thấy trong giai đoạn kể trên.
Nhánh sông Phần ở TP Hà Tân, phía Tây Nam tỉnh Sơn Tây, đã hứng chịu trận lũ lớn nhất trong 57 năm trở lại đây vì mưa lớn kéo dài và lũ từ thượng nguồn.
Với lưu lượng sông Phần (một chi lưu lớn của sông Hoàng Hà) chạm ngưỡng 900 m3/giây, cao gấp 20 lần thông thường, giới chức buộc phải dẫn nước đến một ngôi làng địa phương có diện tích gần 6.700 ha. Mọi cư dân trong khu vực đã được sơ tán và không có báo cáo thương vong, theo Tân Hoa Xã.
Trong khi đó, tại huyện Đại Lệ thuộc tỉnh Thiểm Tây lân cận, lũ lụt do mưa lớn kéo dài đã khiến 32.700 ha hoa màu bị phá hủy, hơn 18.000 người phải sơ tán và nhiều tuyến đường, cơ sở hạ tầng điện hư hỏng.
Tính riêng năm nay, theo đài CGTN, sông Hoàng Hà đã có 3 đợt lũ với đợt lũ mùa thu đặc biệt dữ dội. Khi được hỏi về vấn đề này, ông Wang Chunqing, một quan chức cấp cao của Cục Thủy văn và Tài nguyên nước Trung Quốc, khẳng định nguyên nhân là các luồng khí nóng và lạnh liên tục gặp nhau ở trung lưu sông Hoàng Hà, tạo ra đợt mưa mùa thu bất thường.

Ngạc nhiên cuộc sống ở "cái nôi của nền văn minh Trung Quốc"

(Kiến Thức) - Phóng viên Reuters đã ghé thăm nhiều vùng đất ở tỉnh Hà Nam - nơi được coi là cái nôi của nền văn minh Trung Quốc - và ghi lại cuộc sống của người dân nơi đây trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang bị chững lại.

Ngac nhien cuoc song o
Các phóng viên của hãng thông tấn Reuters đã đến 6 thành phố khắp tỉnh Hà Nam - nơi được coi là cái nôi của nền văn minh Trung Quốc - để ghi lại cuộc sống của người dân địa phương trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Ngac nhien cuoc song o
Những năm qua, sự bùng nổ tăng trưởng kinh tế đất nước đã giúp người dân Hà Nam tăng thu nhập và có cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, hiện tại, cuộc sống của người dân nơi đây đang bị ảnh hưởng bởi chi phí sinh hoạt và nhà ở tăng, trong khi nền kinh tế nước này suy giảm. 

Ngac nhien cuoc song o
 Một số vấn đề quan trọng mà nền kinh tế tỉnh Hà Nam nói riêng và Trung Quốc nói chung đang phải đối mặt như thời kỳ bùng nổ bất động sản dường như sắp kết thúc, mức chi tiêu của người tiêu dùng sụt giảm, cùng với đó là chiến dịch chống ô nhiễm tác động đến kinh tế của nhiều thành phố và thị trấn,...

Ngac nhien cuoc song o
 Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc sống thường nhật ở tỉnh Hà Nam được ghi lại. Ảnh: Mọi người ra về sau khi xem một buổi biểu diễn kinh kịch Trung Quốc.

Ngac nhien cuoc song o
 Người đàn ông đi qua cửa hàng sửa xe di động của ông Wang Junchang nằm đối diện một nhà máy thép.

Ngac nhien cuoc song o
 Du khách đi qua cây cầu kính ở ngoại ô thị trấn Tân Mật, thành phố Trịnh Châu, Hà Nam.

Ngac nhien cuoc song o
 Một đầu bếp đi bộ bên ngoài một nhà hàng vào buổi tối ở thành phố Lạc Dương.

Ngac nhien cuoc song o
 Những người phụ nữ chen nhau mua bánh bao ngoài đường phố ở Lạc Dương.

Ngac nhien cuoc song o
Ngư dân Sun Lianxi thả lưới đánh cá trên sông Hoàng Hà. 

Ngac nhien cuoc song o
 Jiejie Li, vợ của Sun Lianxi, nấu ăn trong ngôi nhà tạm bợ của họ trên bờ sông Hoàng Hà.

Ngac nhien cuoc song o
 Các công nhân ăn trưa gần công trường xây dựng một tòa chung cư ở Trịnh Châu.

Ngac nhien cuoc song o
 Trong ảnh là Zhang Chenxuan, một nhà thiết kế nội thất. Zhang cho biết thu nhập của anh đã giảm khoảng 20 đến 30% từ năm ngoái.

Ngac nhien cuoc song o
 Một người đàn ông ngồi chờ tại khu vực nhà ga ở Trịnh Châu.

Ngac nhien cuoc song o
 Sun Lianxi, 32 tuổi, và Sun Genxi, 44 tuổi, đánh bắt cá trên sông Hoàng Hà. Được biết, nhiều thế hệ trong gia đình Sun kiếm sống nhờ nghề này. "Những tòa nhà cao tầng không có ý nghĩa gì với tôi. Chúng dành cho những người khác, không phải tôi", Lianxi chia sẻ.

Bà Thái Anh Văn: Đài Loan sẽ không cúi đầu trước Trung Quốc

Đài Loan sẽ tiếp tục củng cố năng lực phòng vệ để đảm bảo không ai có thể bắt hòn đảo này chấp nhận con đường do Trung Quốc đại lục sắp đặt, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn nói.

Phát biểu tại thành phố Đài Bắc vào ngày 10/10, bà Thái bày tỏ hy vọng rằng căng thẳng hai bờ eo biển Đài Loan sẽ hạ nhiệt, đồng thời tái khẳng định hòn đảo sẽ không hành động “bốc đồng”, Reuters đưa tin.

Ngắm sông dài thứ 2 châu Á “thức giấc” sau mùa đông

Con sông dài thứ hai châu Á bắt đầu “thức giấc” sau khi mặt nước bị đóng băng một phần vào mùa đông.

Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong
Nhiệt độ xuống dưới 0 độ C vào mùa đông đã khiến khoảng 20 km mặt nước trên sông Hoàng Hà -  sông dài thứ hai châu Á - ở Trung Quốc bị đóng băng.
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-2
Ngay cạnh mặt sông bị đóng băng, một phần trong bức ảnh này là vùng hoang mạc ở Ninh Hạ. Đây là khu vực có nhiều lăng mộ và tác phẩm chạm khắc đá từ thời tiền sử.
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-3
Dòng sông Hoàng Hà "mở cửa" trở lại để tàu thuyền di chuyển từ ngày 10.2, khi thời tiết ấm hơn vào mùa xuân. Những hình ảnh được chụp ngày 7.2 tại khu vực Ninh Hạ cho thấy lớp băng đã bắt đầu vỡ và tan chảy.
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-4
Những tảng băng bắt đầu tan và trôi trên mặt sông kết hợp với các cánh đồng trên bờ tạo nên cảnh tượng vô cùng ngoạn mục.
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-5
Với chiều dài 5.464 km, ỏ châu Á, sông Hoàng Hà chỉ dài sau sông Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử, cũng ở Trung Quốc).
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-6
Những tảng băng trôi trên sông Hoàng Hà tại đoạn chảy qua Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ.
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-7
Nhưng mảnh băng vỡ trông như cánh hoa trên sông Hoàng Hà.
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-8
Theo Cơ quan khí tượng Trung Quốc, nhiệt độ trung bình vào mùa đông tại tỉnh Ninh Hạ từ -15 đến -7 độ C.
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-9
Ninh Hạ là vùng hoang mạc nằm ở độ cao cách mặt nước biển 1.000 m. Đây là nơi sinh sống của cộng đồng Hồi giáo ở Trung Quốc.