Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà: Mưa lớn thì hạ tầng tốt như Mỹ, châu Âu cũng không chịu được?

Theo Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà, TP Hà Nội cần có một dự án tiếp cận một cách tổng thể, để có một hạ tầng có thể chống chịu, thích ứng phù hợp khi xảy ra mưa lớn.

Trao đổi với phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói: Thời tiết hiện nay có biến đổi bất thường, nhiệt độ nóng lên. Không phải chỉ Việt Nam mà ở các nước có hạ tầng phát triển như Mỹ, châu Âu, mưa lớn tập trung vào một thời điểm thì không có hạ tầng nào chịu được. Chúng ta cũng phải phân biệt vấn đề dị thường thời tiết như mưa lớn cực đoan với các vấn đề đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn.
Bo truong TN&MT Tran Hong Ha: Mua lon thi ha tang tot nhu My, chau Au cung khong chiu duoc?

Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà. Ảnh: Như Ý

Tình trạng cứ mưa là ngập ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM nói lên điều gì, thưa Bộ trưởng?

Tôi cho rằng phải nhìn lại toàn bộ hạ tầng ở các đô thị. Khi thiết kế các đô thị thì quan trọng nhất là mỗi đô thị mang đặc trưng về địa hình khác nhau, quan trọng nhất là phải dự báo được tình hình cực đoan của khí hậu thời tiết.

Khi dự báo được mức cực đoan của khí hậu, dự báo ở tầm dài hạn, để đưa ra các giải pháp tối ưu thì mới giải quyết được vấn đề. Tức là các hệ thống thu nước mưa, thoát nước mưa, xử lý nước thải phải đồng bộ, phải tính toán được mật độ dân cư, cùng với yếu tố hạ tầng của chúng ta ra sao.

Thậm chí phải dự báo không phải xảy ra hàng năm mà có thể 20, 30, 50 năm mới xảy ra 1 lần cực đoan, thì cũng phải tính đến phương án đó. Mà phương án đó giúp cho khâu thiết kế cơ sở hạ tầng như công trình ngầm, đường giao thông ngầm, đường giao thông bề mặt…

Chúng ta phải có tầm nhìn để khi mưa lớn xảy ra khu vực đó có thể thoát được nước một cách tự nhiên. Còn khu vực không tự thoát được nước thì phải sử dụng máy móc thiết bị nhưng điều đó phải hạn chế.

Bên cạnh đó, trong trường hợp thời tiết cực đoan, chúng ta cũng phải tính toán đến hệ thống bể trữ nước. Như Nhật Bản có khu vực người ta bố trí những đường ngầm, gọi là hầm chứa nước lớn, vừa giữ lượng nước không để ngập lụt, vừa để tưới cây khi hạn hán xảy ra. Đó là giải pháp mà các nước làm, tất nhiên là đắt đỏ, nhưng quan trọng là tầm nhìn, thiết kế và đầu tư hạ tầng và phải có sự đồng bộ.

Trong vùng lõi ở các khu đô thị thường mọc lên các nhà cao tầng, theo Bộ trưởng, liệu đó có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sau một cơn mưa lớn Hà Nội biến thành sông?

Hai hiện tượng đó chưa chắc đã có mối liên hệ với nhau. Tất nhiên là có ảnh hưởng, nhưng khi dân số tăng lên, kèm theo vấn đề hạ tầng. Ở đây tôi muốn nói là hạ tầng tiêu thoát nước phải tính toán, bao gồm lượng nước con người sử dụng và lượng nước mưa trong thời tiết cực đoan. Cần tính toán đồng bộ cơ sở hạ tầng, số lượng người dân, nước thải cộng với nước mưa.

Còn năng lực dự báo thì sao, thưa Bộ trưởng?

Việc đó chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Khi dự báo nói đến lưu lượng mưa trong một đơn vị thời gian, tính toán được trên một m2 lượng mưa thế nào. Nếu chúng ta làm tiếp bài toán mô hình, khả năng công suất hệ thống tiêu thoát nước thì có thể dự báo mức ngập ra sao. Đây là điều hướng tới của cơ quan khí tượng thủy văn. Tất nhiên tính toán dự báo mưa lũ cũng phải tính đến lượng nước trong lưu vực sông.

Tất nhiên, để dự báo trong thời gian ngắn một cách chính xác, đó là điều không dễ. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dự báo trong điều kiện thời tiết cực đoan. Hiện các chuyên gia, dự báo khí tượng thủy văn đều hướng tới mục tiêu đó. Tất nhiên độ chính xác còn khác nhau.

Bo truong TN&MT Tran Hong Ha: Mua lon thi ha tang tot nhu My, chau Au cung khong chiu duoc?-Hinh-2

Theo ông, Hà Nội có nên có dự án chống ngập giống như TPHCM không?

Trước hết, Hà Nội cần tăng cường công tác dự báo. Thứ 2, cần có dự án tổng thể trong đó đánh giá một cách căn cơ và đưa ra những số liệu lịch sử cũng như số liệu hiện nay về hiện tượng cực đoan của thời tiết với lượng mưa như thế này. Thứ ba, cần nghiên cứu một cách kỹ càng, nhất là khi thiết kế đô thị, để làm sao đô thị đó là đô thị thông minh, chống chịu được các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Còn bài toán mang tính ứng phó như khi đã ngập rồi thì phải sử dụng các máy bơm để thoát nước, đó gần như là điều mang tính trù bị bắt buộc. Nhưng phải tính toán trong quá trình thiết kế các đô thị, tạo ra hệ thống thoát nước, đảm đương được huyết mạch của đô thị. Cần phải xây dựng được các đô thị có khả năng chống chịu một cách thông minh, hay nói cách khác là thiết kế được một cách thông minh các đô thị để đảm bảo được tính bền vững.

Tuy nhiên, theo tôi, cần có một dự án tiếp cận một cách tổng thể, xuất phát từ dự báo, quy hoạch, tính toán để có một hạ tầng có thể chống chịu, thích ứng phù hợp. Thêm vào đó là các giải pháp kỹ thuật, sử dụng các giải pháp mang tính chủ động như các khu vực khi lũ lụt thì có khu vực để chứa nước trong thời điểm đó, như cánh đồng, sân vận động, có thể là các bể chứa nước để tạm thời không tạo ra sự ngập lụt, tác động vào những nơi xung yếu gây thiệt hại về tài sản cho con người.

Phải tạo ra một hệ thống hạ tầng, bao gồm cả hệ thống chứa nước ở các nơi giao thông trọng yếu, những khu ngập lụt lớn, nhưng quan trọng nhất vẫn phải xuất phát từ thiết kế tổng thể hệ thống.

Cảm ơn Bộ trưởng!

Người Hà Nội bì bõm “rẽ sóng” về nhà chiều cuối tuần

Cơn mưa to trong chiều cuối tuần làm nhiều tuyến phố phía Nam thành phố Hà Nội ngập sâu trong nước, người dân phải bì bõm lội nước về nhà.

16h, cơn mưa như trút nước xuống Hà Nội khiến một loạt các tuyến phố phía Nam TP như: Minh Khai, Trường Chinh, Thanh Đàm, Nguyễn Chính,... ngập sâu trong nước.
16h, cơn mưa như trút nước xuống Hà Nội khiến một loạt các tuyến phố phía Nam TP như: Minh Khai, Trường Chinh, Thanh Đàm, Nguyễn Chính,... ngập sâu trong nước. 

Đoạn Đội Cấn gần về Vạn Bảo ngập nặng. Có nhà tràn nước cả vào nhà. Ô tô xe máy cố nhấn ga phóng qua nhưng chết máy liên tục sau 2 phút.
 Đoạn Đội Cấn gần về Vạn Bảo ngập nặng. Có nhà tràn nước cả vào nhà. Ô tô xe máy cố nhấn ga phóng qua nhưng chết máy liên tục sau 2 phút.

Ngập sâu nhất là phố Nguyễn Chính (Hoàng Mai) từ ngõ 74 đến cống mương hóa Tân Mai ngập quá đầu gối, con phố bị ngưng trệ nhiều phương tiện không dám đi vào. Ảnh: Phố Nguyễn Chính ngập sâu.
Ngập sâu nhất là phố Nguyễn Chính (Hoàng Mai) từ ngõ 74 đến cống mương hóa Tân Mai ngập quá đầu gối, con phố bị ngưng trệ nhiều phương tiện không dám đi vào. Ảnh: Phố Nguyễn Chính ngập sâu. 

Phố Thanh Đàm (Hoàng Mai) với 2 điểm ngập ở đầu phố và lối dấn lên đê Nguyễn Khoái. Cả tuyến phố chìm trong biển nước từ 17h chiều đến 19h vẫn chưa có dấu hiệu rút khi cơn mưa vẫn kéo dài trút xuống. Ảnh: Người dân đi xe lội sóng qua.
Phố Thanh Đàm (Hoàng Mai) với 2 điểm ngập ở đầu phố và lối dấn lên đê Nguyễn Khoái. Cả tuyến phố chìm trong biển nước từ 17h chiều đến 19h vẫn chưa có dấu hiệu rút khi cơn mưa vẫn kéo dài trút xuống. Ảnh: Người dân đi xe lội sóng qua.
Bì bõm lội nước về nhà trong chiều cuối tuần.
  Bì bõm lội nước về nhà trong chiều cuối tuần.

Nhiều phương tiện không dám đi vào.
 Nhiều phương tiện không dám đi vào.

Phố Thanh Đàm (Hoàng Mai).
 Phố Thanh Đàm (Hoàng Mai).

Đoạn đường ngập sâu hơn 1 km.
Đoạn đường ngập sâu hơn 1 km.

Phương tiện di chuyển khó khăn.
 Phương tiện di chuyển khó khăn.

Ô tô rẽ sóng đi vào đường ngập ở Hà Nội.
  Ô tô rẽ sóng đi vào đường ngập ở Hà Nội.



Đường Minh Khai đoạn gần chân cầu Vĩnh Tuy.
 Đường Minh Khai đoạn gần chân cầu Vĩnh Tuy.

Nhà bà Mai ở số nhà 756 nước tràn vào tận bên trong.
 Nhà bà Mai ở số nhà 756 nước tràn vào tận bên trong.

Đoạn qua BV Phòng không - Không quân.
 Đoạn qua BV Phòng không - Không quân.

Hà Nội ngập nặng: Hình ảnh chèo thuyền, bơi lội trên đường như ở sông

(VietnamDaily) - Tranh thủ ngày Hà Nội ngập lụt cục bộ, nhiều bạn trẻ đã chia sẻ bức ảnh bơi ngay giữa phố.

Ha Noi ngap nang: Hinh anh cheo thuyen, boi loi tren duong nhu o song
 Chiều ngày 25/7 trên địa bàn Hà Nội, cơn mưa lớn đã biến nhiều tuyến phố rơi vào tình trạng ngập lụt cục bộ. Trong thời gian này, nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những vị khách nước ngoài đã tranh thủ thể hiện những màn bơi lội.

Cơ thể thay đổi kinh ngạc khi xem tivi ít hơn 1 tiếng mỗi ngày

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nếu mọi người xem TV ít hơn 1 giờ mỗi ngày thì cơ thể sẽ thay đổi cực tốt, có thể ngăn ngừa 11% bệnh tim mạch vành.

Các chuyên gia đã phân tích sức khỏe và thói quen xem TV của 370.000 người Anh trong một nghiên cứu kéo dài 13 năm và phát hiện ra rằng những người xem TV ít hơn 1 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn và việc giảm xem TV có thể ngăn ngừa 11% bệnh tim mạch vành.
Các chuyên gia khuyên bạn nên đứng dậy và tập thể dục hoặc vươn vai trong thời gian quảng cáo, cũng như tránh dùng các bữa ăn nhẹ khi xem TV.