Món ăn tưởng bổ nào ngờ ăn 1 miếng ngang 5 cân mỡ

Có một loại nguyên liệu nấu ăn được xem là đại bổ nhưng thực tế, theo các chuyên gia, ăn một miếng còn nguy hại như ăn 5kg mỡ.

Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều người có lượng cholesterol quá mức.
Cholesterol quá cao trong thời gian dài sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của mạch máu, dẫn đến tắc nghẽn và thu hẹp mạch máu, dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Có một loại nguyên liệu nấu ăn được xem là đại bổ nhưng thực tế, theo các chuyên gia, ăn một miếng còn nguy hại như ăn 5kg mỡ, đó chính là óc lợn.
Mon an tuong bo nao ngo an 1 mieng ngang 5 can mo
 Ảnh minh hoạ.
Theo nghiên cứu, cứ 100 gam óc lợn chứa 3100 miligam cholesterol, cứ 100 gam óc bò chứa 2670 miligam cholesterol. Một vài những nghiên cứu chỉ ra rằng, cholesterol có trong não lợn cao hơn gấp 30 lần so với thịt của chúng, đây quả thật là một con số không hề thấp. Nếu như bạn ăn 100g óc lợn thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc cơ thể đã tiêu thụ lượng cholesterol gấp 7 lần nhu cầu hằng ngày.
Dễ hiểu là ăn nhiều óc lợn chắc chắn sẽ dẫn tới xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng huyết áp và tăng nguy cơ dẫn tới các bệnh tim mạch, đồng thời tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.
Mon an tuong bo nao ngo an 1 mieng ngang 5 can mo-Hinh-2
  Ảnh minh hoạ.
Bên cạnh đó, óc lợn hay những phủ tạng của động vật là những bộ phận dễ nhiễm bẩn, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… phát triển trong quá trình giết mổ, vận chuyển và chế biến nếu như không đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, óc lợn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn lây bệnh sang người.
Khi bổ sung óc heo vào thực đơn hằng ngày, người lớn, trẻ nhỏ nên lưu ý ăn lượng vừa phải, mỗi tuần chỉ nên ăn tối đa 1-2 lần, mỗi lần không quá 50 g. Người cao tuổi, người bị cholesterol cao, có bệnh tim mạch không nên tiêu thụ óc động vật. Không dùng óc heo để điều trị bệnh đau đầu vì ăn nhiều làm tăng cholesterol, tăng huyết áp, khiến tình trạng đau đầu nặng hơn.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake

Nguồn video: Vui sống mỗi ngày

Bộ phận cực độc của con lợn, hạn chế ăn kẻo ung thư, mỡ máu

Thịt lợn ngon và có nhiều chất dinh dưỡng nhưng một số bộ phận của lợn được khuyến cáo không nên ăn vì tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe.

Thịt lợn (thịt heo) là một trong những loại thịt phổ biến nhất thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Á. Thịt lợn chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất và là thực phẩm cần thiết cho một chế độ ăn lành mạnh.

Một số lợi ích sức khỏe nổi bật của thịt lợn có thể kể đến:

Bo phan cuc doc cua con lon, han che an keo ung thu, mo mau

- Nguồn protein chất lượng cao: Nói cách khác, thịt lợn chứa đủ nồng độ của tất cả các axit amin thiết yếu. 100g thịt lợn chứa các axit amin thiết yếu với hàm lượng cụ thể: histidin: 5.751mg; isoleucine: 6.189mg; leucine: 10.387mg; methionin: 3.469mg; phenylalanine: 5.122mg; threonine: 5.171mg; tryptophan: 1.212mg; lysin: 11.482mg.

- Nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào: Kết quả nghiên cứu cho thấy, thịt lợn đóng góp: 16% tổng số chất béo; từ 23-31% tổng lượng protein, selen và thiamin; 11-19% phốt pho, kali, riboflavin, nicacin, vitamin B6 và vitamin B12; 21% tổng lượng kẽm ăn vào.

- Nguồn giàu vitamin nhóm B: Thịt lợn là một trong những nguồn vitamin B chính. Vitamin nhóm B đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể con người giúp tạo hồng cầu; Có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy một thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển tốt cho trẻ nhỏ; Duy trì chức năng nhận thức lành mạnh; Đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng; Điều chỉnh hệ thần kinh trung ương; Tổng hợp các axit béo. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng thiếu vitamin B có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm và các loại rối loạn chức năng não khác nhau.

- Nguồn selenium: Một miếng thịt lợn 170g cung cấp đủ 100% lượng selen cần hàng ngày của một người. Duy trì đủ mức selen là đặc biệt quan trọng để chức năng tuyến giáp hoạt động tốt.

Dù thịt lợn giàu dinh dưỡng song các chuyên gia cảnh báo, có một số bộ phận của lợn mà chúng ta nên hạn chế ăn để đảm bảo sức khỏe.

Thịt cổ lợn

Hàm lượng chất béo trong cổ lợn rất lớn, ăn quá nhiều không chỉ khiến cân nặng tăng nhanh chóng mà còn gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch máu não. Ngoài ra, cổ heo cũng có các hạch bạch huyết, một hệ thống của cơ thể có chức năng lọc và bẫy giữ các vi sinh vật lạ, tế bào viêm, độc chất, ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh.

Thịt cổ heo có hệ thống hạch phức tạp, khó loại bỏ hết hoàn toàn khi chế biến, cơ thể người sẽ tiếp nạp một lượng lớn vi khuẩn và chất độc khi ăn, có thể dẫn đến ngộ độc hoặc nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.

Óc lợn

Bo phan cuc doc cua con lon, han che an keo ung thu, mo mau-Hinh-2
Ăn nhiều óc lợn sẽ gây thừa cân, béo phì. Ảnh minh họa.

Óc lợn giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày.

Khi đó, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây thừa cân, béo phì, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch,… Trong khi đó, chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.

Gan lợn

Gan lợn chứa nhiều chất dinh dưỡng như: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.

Bởi vậy, nhiều người thường chế biến gan lợn cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.

Vì thế, nếu thường xuyên ăn gan lợn thì bạn nên hạn chế dần vì nó hoàn toàn không phải thực phẩm tốt lành cho sức khỏe.

Phổi lợn

Bo phan cuc doc cua con lon, han che an keo ung thu, mo mau-Hinh-3

Phổi heo là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và độc tố. Hơn nữa, heo thường có thói quen hít thở sát đất nên những bụi bẩn, ký sinh trùng, bệnh dịch sẽ lưu lại trong phổi heo và rất khó để đào thải, thanh lọc. Vì vậy, nếu ăn phổi heo không sơ chế đúng cách rất dễ bị ngộ độc hoặc nhiễm bệnh.

Lòng già, lòng non

Bo phan cuc doc cua con lon, han che an keo ung thu, mo mau-Hinh-4

Ruột lợn là nơi các vi sinh vật sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ có nhiều ký sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, ruột già của lợn là nơi lưu trữ các sản phẩm thải của thức ăn sau tiêu hóa. Ngoài ra, lòng lợn chứa nhiều protein và cholesterol – những chất không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu và rối loạn chuyển hóa. Do đó đây là bộ phận của lợn chúng ta không nên ăn nhiều.

Tiết lợn

Bo phan cuc doc cua con lon, han che an keo ung thu, mo mau-Hinh-5

Tiết lợn là một trong số các thực phẩm giúp bổ sung sắt rất tốt. Miễn là lợn khỏe mạnh thì tiết của nó có thể sử dụng được. Tuy nhiên nếu bạn mua phải tiết lợn chết, lợn ốm hoặc tiết không còn tươi thì đó là một vấn đề khác.

Tiết của lợn nếu nấu chín sẽ không sao nhưng rất nhiều người có sở thích ăn tiết canh. Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

Bì lợn

Protein trong bì heo rất khó tiêu. Bì heo còn có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp mà lại chứa nhiều cholesterol xấu sẽ gây ra bệnh tim mạch, cao huyết áp và béo phì. Ngoài ra, nếu không được cạo sạch lông và chế biến sạch sẽ, bì heo sẽ mang nhiều ký sinh trùng và độc tố gây bệnh vào cơ thể người.

Bộ phận đại bổ ở cây tỏi, nhiều người không biết lại vứt đi

Một là sát trùng, hai là hạ huyết áp, ba là dưỡng gan, đó chính là tác dụng của ngồng tỏi, tiếc là nhiều người không biết lại bỏ đi, thực sự lãng phí.

Tỏi còn được xem là một loại "penicillin tự nhiên", mùa xuân tới, những cây tỏi được nhổ sớm để bán lá, tuy nhiên cũng có một bộ phận nữa được xem như đặc sản, tiếc là nhiều người không biết, lại chê tỏi già, bỏ đi, đó chính là ngồng tỏi.