Mối tình đồng tính tai tiếng nhất lịch sử Trung Hoa phong kiến

Có ông ngoại là Hoàng đế, cậu là Hoàng đế và phu quân cũng là Hoàng đế, nhưng cuộc đời bà bị hủy hoại bởi những tham vọng chính trị cũng như những tranh giành sủng hạnh chốn hậu cung.

Thân thế hiển hách, phò trợ phu quân nối ngôi

Trần Hoàng hậu còn được người đời gọi với tên Trần A Kiều hay Trần Kiều vốn là con gái duy nhất của Quán Đào Công chúa Lưu Phiếu với chồng là Đường Ấp hầu Trần Ngọ. Theo xuất thân, bà được xem như vị Hoàng hậu có thân thế tôn quý nhất trong lịch sử Trung Quốc khi có ông ngoại là Hoàng đế, cậu là Hoàng đế và phu quân cũng là Hoàng đế.

Từ nhỏ, Trần A Kiều đã được bà ngoại là Đậu Thái hậu và cậu là Hán Cảnh Đế hết mực thương yêu. Nói về Trần Hoàng hậu, không ai dám lấn át vai vế của bà trong triều đình, nhất là khi bà lên ngôi vị mẫu nghi thiên hạ. Chính Hán Vũ Đế cũng phải kiêng nể bà rất nhiều. Có vai vế bao che, lại được Thái hậu vô cùng yêu quý nên ai cũng phải dè chừng.

Moi tinh dong tinh tai tieng nhat lich su Trung Hoa phong kien
Ảnh minh họa.

Quán Đào Công chúa, mẹ của Trần Hoàng hậu cũng là một người vô cùng quyền lực. Vì có nhiều người thân tín và em trai làm Hoàng đế, bà thường xuyên được ra vào chốn cung cấm. Trần Kiều có thể nói là người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp của Hán Vũ đế. Sử gia Ban Cố trong Hán thư chỉ rõ, Hán Vũ đế Lưu Triệt năm lên ba tuổi đã được phong là Giao Đông vương.

Một lần, ông được mẹ nuôi, tức Quán Đào công chúa, ôm vào lòng rồi hỏi: “Con có muốn lấy vợ không?”, Lưu Triệt liền đáp ‘Có’. Công chúa chỉ vào đám đông hơn trăm người đứng cạnh gợi ý để cho Lưu Triệt chọn, nhưng Lưu Triệt không chọn ai.

Khi Công chúa Quán Đào chỉ về phía con mình là Trần Kiều thì Lưu Triệt nhoẻn cười đáp: “Được ạ! Nếu lấy được A Kiều làm vợ, con sẽ cho đúc nhà vàng để cho nàng ở”. Chính câu nói này về sau đã trở thành điển cố nổi tiếng của Trung Quốc Kim ốc tàng Kiều (nhà vàng cất người đẹp).

Moi tinh dong tinh tai tieng nhat lich su Trung Hoa phong kien-Hinh-2
Ảnh minh họa.

Sau khi gả bà cho Lưu Triệt, Quán Đào Công chúa ra sức giúp Lưu Triệt đoạt ngôi Thái tử, cuối cùng đã thành công. Năm 151 TCN, Hán Cảnh Đế phế Lưu Vinh, phong Vương Chí và Lưu Triệt làm Hoàng hậu và Thái tử, do đó Trần Kiều trở thành Thái tử phi. Chính vì lý do này mà Lưu Triệt sau này lên ngôi Hoàng đế cũng nể bà nhiều phần và giao cho nhiều đặc ân.

Năm 140 TCN, Hán Cảnh Đế qua đời, Lưu Triệt lên ngôi, tức Hán Vũ Đế. Vũ Đế phong cho bà làm Hoàng hậu và xây cho bà tòa nhà bằng vàng, đúng như lời hứa lúc trước. Ban đầu, Hán Vũ Đế vô cùng yêu thương Trần Hoàng hậu, chiều chuộng bà hết mực.

Nhưng nhiều năm sau, vì bà không thể sinh được con nên tình cảm cũng từ đó mà phai nhạt dần. Ông dần muốn tới cung của các phi tần khác khiến bà nổi cơn ghen. Nếu không có sự xuất hiện của Vệ Tử Phu thì có lẽ, Hán Vũ Đế cũng không thay đổi hoàn toàn khiến cho Trần Hoàng hậu rơi vào cảnh địa ngục về sau.

Moi tinh dong tinh tai tieng nhat lich su Trung Hoa phong kien-Hinh-3
Ảnh minh họa.

Người thứ ba xuất hiện, bắt đầu chuỗi ngày đau khổ về sau

Một lần ngao du tới phủ Bình Dương Công chúa, Hán Vũ Đế đã gặp Vệ Tử Phu với mái tóc dài óng mượt, thướt tha, múa hay lại xinh đẹp nên ông đem lòng si mê. Ngay sau đó, ông đã đưa Vệ Tử Phu về cung và lập làm phi tần, chiều chuộng, yêu thương hết mực.

Về phía Vệ Tử Phu, bà lại sinh cho Hán Vũ Đế 3 người con nên ông vô cùng yêu mến. Ghen tức với họ Vệ, Trần Hoàng hậu và mẹ của mình đã dùng nhiều cách để vu cáo Vệ Tử Phu trước mặt Đậu Thái hậu.

Hán Vũ Đế biết chuyện, ngày càng xa lánh bà. Bà nhiều lần doạ quyên sinh nhưng Hán Vũ Đế không hề để tâm. Chưa dừng tại đó, thấy Vệ Tử Phu được cả Thái hậu và Thái Hoàng Thái hậu yêu mến, nên mẹ con Quán Đào Công chúa và Trần Hoàng hậu sinh tức, dùng cách hãm hại em ruột của họ Vệ.

Moi tinh dong tinh tai tieng nhat lich su Trung Hoa phong kien-Hinh-4
Ảnh minh họa.

Hán Vũ Đế biết được đã lập tức phong chức sắc cho nhiều người trong dòng họ Vệ nhưng vẫn không trị tội được mẹ con nhà Trần Kiều Hoàng hậu. Sự việc nghiêm trọng nhất là khi Trần Hoàng hậu dùng thuật vu cổ, yểm bùa Vệ Tử Phu khiến Hán Vũ Đế nổi trận lôi đình. Cũng chính từ khi dùng thuật này mà mối tình đồng tính của Trần Hoàng hậu mới bắt đầu.

Mối tình đồng tính tai tiếng chấn động lịch sử

Một nữ phù thủy tên Sở Phục nói với Trần A Kiều rằng bà ta có phép thuật khiến Hoàng đế có thể “hồi tâm chuyển ý” quay lại yêu Trần Hoàng hậu như xưa, tuy nhiên, để thực hiện được phép thuật ấy ngày đêm phải làm lễ tế đồng thời kết hợp với việc dùng thuốc theo đúng thang mà bà ta yêu cầu.

Moi tinh dong tinh tai tieng nhat lich su Trung Hoa phong kien-Hinh-5
Ảnh minh họa.

Do sống cô quạnh một mình trong chốn hậu cung lạnh lẽo, nay lại suốt ngày gần gũi với một mình Sở Phục, lâu dần, Trần A Kiều lại nảy sinh tình cảm với nữ phù thủy này. Theo sử sách ghi chép, Trần A Kiều cho nữ phù thủy mặc quần áo của nam giới, sống cùng nhau trong chốn tịch cung chẳng khác gì vợ chồng.

Năm Nguyên Đạo thứ 5, tức năm 130 TCN, chuyện giữa Trần A Kiều và nữ phù thủy Sở Phục bại lộ. Lần này thì Vũ Đế không còn nể nang bất cứ điều gì nữa, ra lệnh cho tên quan tàn ác nhất trong triều đình lúc bấy giờ là Trương Thang điều tra, xét xử vụ án. Vụ án vào tay như được dịp để thể hiện uy quyền, Trương Thang cho bắt một lúc hơn 300 người.

Cuối cùng nữ phù thủy Sở Phục bị xử tử hình còn Trần Hoàng hậu bị phế, giam vào cung Trường Môn. Trần Hoàng hậu bị trị tội, nguyên nhân đương nhiên là vì dám dùng yêu thuật hãm hại Hoàng đế và các phi tần. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu có lẽ là vì thân là Hoàng hậu, mẫu nghi thiên hạ mà lại “dâm loạn với phụ nữ như đàn ông”.

Moi tinh dong tinh tai tieng nhat lich su Trung Hoa phong kien-Hinh-6
Ảnh minh họa.

Hán Vũ Đế quyết định phế truất Trần A Kiều là vì mối tình đồng tính. Sau khi Trần Hoàng hậu bị phế, Vệ Tử Phu lên làm Hoàng hậu, được mệnh danh là Hoàng hậu hiền thục, nết na nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Cũng có nhiều người tương truyền rằng, việc phế Trần Hoàng hậu của Hán Vũ Đế cũng nhằm làm giảm thế lực của họ Trần trong triều đình, để họ không được lộng quyền mà thao túng thiên hạ, thao túng cả nhà vua, đó cũng là một ý đồ chính trị.

Mối tình của bà và phù thủy yểm bùa cũng là một giai thoại được nhiều người nhắc tới về sau, bà được mệnh danh là vị Hoàng hậu đồng tính duy nhất trong lịch sử hậu cung Trung Quốc.  

Ai là mỹ nữ phong lưu nhất trong lịch sử Trung Hoa?

Đây là nữ nhân huyền thoại trong lịch sử Trung Hoa: Người di truyền sự phong lưu cho Võ Tắc Thiên, 44 tuổi xuất giá, 60 tuổi vẫn nuôi trai trẻ trong nhà.

Mỹ nhân di truyền sự phong lưu cho Võ Tắc Thiên

Vào thời nhà Đường có một vị nữ nhân đặc biệt mà đến hiện tại vẫn có không ít người ngưỡng mộ. Nữ nhân này đặc biệt ở chỗ, 44 tuổi bà mới được gả đi. Vào thời xưa, 44 tuổi là một độ tuổi tương đối cao, có thể đã lên chức bà. Tuy nhiên, nữ nhân lại vẫn có thể hạ sinh 3 cô con gái như hoa như ngọc cho chồng. Đó chính là Vinh Quốc phu nhân Dương thị.

6 "thần khí" uy lực nhất trong Tam Quốc

Tam Quốc là thời kỳ phân tranh giữa 3 thế lực lớn là Ngụy - Thục - Ngô. Đây là một trong những thời kỳ phân tranh quyết liệt nhất và cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa

Thanh Long Uyển Đao

Đây là vũ khí gắn liền với Quan Vũ (Quan Vân Trường). Thanh Long Uyển Nguyệt Đao rất nặng nên nó thường được dùng để luyện tập cánh tay, không dùng trong chiến đấu. Nhưng trong Tam Quốc, Quan Vũ dùng vũ khí này chiến đấu khiến vạn người không địch nổi.

Bí ẩn lăng mộ mãnh tướng của Tần Thủy Hoàng

Khi đào xuống độ sâu 3 mét, các chuyên gia đã thấy một cảnh tượng đặc biệt và quyết định rút ngay khỏi lăng mộ Mông Điềm., Tạp chí Doanh Nghiệp Việt Nam

Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên có thể thống nhất được lãnh thổ Trung Quốc, cũng bởi vì ông ta là người biết trọng dụng tướng tài. Trong số các vị tướng quân nổi tiếng nước Tần, người được coi là trung thành, "đệ nhất dũng sĩ" chắc chắn phải là tướng quân Mông Điềm.

Xuất thân cao quý, chiến công lẫy lừng, cái chết đầy phẫn uất

"Mông Điềm liệt truyện" – Sử ký có ghi chép: Dòng họ Mông vốn là người nước Tề, nhiều đời sống dưới chân núi Tề Mông, có truyền thống nhà binh.

Ông nội của Mông Điềm trí dũng song toàn, là tướng đắc lực, có công chiêu mộ nhiều nhân tài giúp Tần Chiêu Tương vương. Cha Mông Điềm là Mông Vũ đi lính từ nhỏ, là người giúp Tần Thủy Hoàng trong cuộc diệt Sở, thống nhất Tần.

Sinh ra trong gia đình như vậy, từ nhỏ Mông Điềm đã chăm chỉ đọc thông binh pháp, ngày đêm rèn luyện để sớm nối nghiệp cha. Ông cùng em trai Mông Nghị trở thành cận thần được Tần Thủy Hoàng tin tưởng.

Bi an lang mo manh tuong cua Tan Thuy Hoang

Tướng quân Mông Điềm. Ảnh: Sohu

Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng đột ngột qua đời khi đang đi tuần phía Đông, Mông Điềm lúc này đang cùng công tử Phù Tô ở nơi biên cương, không biết rằng vận mệnh của mình rồi cũng kết thúc sau sự ra đi của hoàng đế.

Sau khi Tần Thủy Hoàng mất, hoạn quan Triệu Cao và thừa tướng Lý Tư âm mưu cùng nhau hủy di chiếu của hoàng đế, viết di chiếu giả, lập con trai thứ của Tần Thủy Hoàng là Hồ Hợi lên ngôi, tức Tần Nhị Thế, giá tội cho công tử Phù Tô và Mông Điềm, ép hai người tự vẫn.

Mông Điềm biết trong việc này có gian tình, song để bảo toàn danh tiếng của nhà họ Mông, báo đáp ân tình của Tần Thủ Hoàng, ông đã tự vẫn trong ngục.

Sau cái chết của Mông Điềm, các tướng lĩnh dưới quyền của ông vô cùng đau lòng, họ tận tay mai táng cho ông. Lăng mộ của Mông Điềm nằm ở huyện Tuy Đức, tỉnh Thiểm Tây, các tài liệu hương ước của địa phương ghi lại rằng sau khi xây dựng xong lăng mộ, người dân thường đến đây để cúng tế và chăm sóc phần mộ.

Bi an lang mo manh tuong cua Tan Thuy Hoang-Hinh-2

Lăng mộ của Mộng Điềm tướng quân – "Tần Mộng Điềm Mộ" (Ảnh: Sohu)

Lăng mộ cao 50 mét, nhìn từ xa giống như một ngọn đồi, sau này người ta trồng thêm thông và bách trên lăng khiến lăng mộ trông rất uy nghiêm. Tuy nhiên, sau hơn 2200 năm, lăng mộ của Mông Điềm dần bị bỏ hoang trong mưa gió.

Ngôi mộ "không được đào tiếp"

Mãi đến những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà khảo cổ học mới chú ý tới lăng mộ này. Năm 1962, người dân ở khu vực này phát hiện trên lăng mộ Mông Điềm xuất hiện một chiếc hố lớn, các chuyên gia cho rằng đó là dấu hiệu của trộm mộ, bèn nhanh chóng tiến hành khai quật.

Tuy nhiên, công việc không thể tiến hành thuận lợi như dự định. Khi các chuyên gia đào sâu được 3 mét, lớp đất trên lăng mộ bị trôi tuột xuống đi nơi khác (do hiện tượng cát lún), lộ ra một lớp đá sỏi rất cứng. Từ đây có thể đoán được rằng sau khi những tên trộm mộ đào đến lớp đất này, chúng đã quyết định dừng lại, vì vậy mà lăng mộ vẫn được bảo toàn nguyên vẹn.

Bi an lang mo manh tuong cua Tan Thuy Hoang-Hinh-3

Lớp đất trên lăng mộ (Ảnh minh họa: Sohu)

Trong giới khảo cổ Trung Quốc có một quy tắc ngầm, đó là những ngôi mộ vẫn còn được bảo toàn nguyên vẹn và có niên đại khoảng 2000 năm thì tuyệt đối không được phép khai quật.

Một điều đáng nói nữa là lăng mộ có xuất hiện hiện tượng cát lún, sẽ rất nguy hiểm nếu liều mình đi xuống. Do đó, các chuyên gia đành rút khỏi khu vực lăng mộ và niêm phong hố khai quật, từ đó đến nay lăng mộ vẫn nằm trong sự bảo tồn của chính quyền địa phương.