![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chị Dạ Hương kính!
Mới về hưu, tôi có nhận một chân tổ trưởng dân phố, cũng rỗi nên lang thang trên mạng và dừng sự thích ở chỗ chị phụ trách. Cảm ơn chị đã cho những độc giả như chúng tôi những sự đời, sự ứng xử với hoàn cảnh của mình và cả sự thông cảm người khác nữa.
Chồng tôi nghỉ hưu trước tôi, hiện chúng tôi sống cùng với con trai út. Tôi có hai con chị ạ, con gái lớn ở riêng, khá gần nên cũng tiện đi lại. Vợ chồng cậu con trai này cũng đủ hai con cả rồi, chúng lớn lên trong vòng tay của vợ chồng tôi chứ đâu. Nhưng mà chị ơi, tôi nghiệm ra, con cái càng lớn, cha mẹ cũng càng già nhưng chính vì vậy mà mình thất thế với con đúng không chị?
Mẹ tôi khi còn sống vẫn thường nhắc tôi: Đừng chiến tranh với dâu kẻo tội con trai mình. Bà nghiệm ra từ chính bà ngoại tôi, khi xưa, thời chưa có nam nữ bình quyền, bà ngoại tôi bị mẹ chồng hành dữ. Bà ngoại tôi có học nên chống đối ra mặt và người tổn thương chính là ông ngoại tôi. Đến mức ngày mẹ chồng mất, bà ngoại tôi chỉ về qua chứ không ở chịu tang gì cả, chị thấy có đau lòng không chứ.
Nghe lời mẹ, tôi không bắt bẻ con dâu chuyện gì, cái gì bao được thì bao, còn công xá thì không tiếc. Nhưng hình như làm thế là không phải chị ạ. Dâu tôi nó làm việc ở phường nhà, thu nhập không cao nhưng con trai tôi thì lương rất tốt. Chúng tôi ít con nên cũng dư sức bù chì cho con mà. Thế nhưng, tiền bạc, công sức của tôi không khiến dâu mình cảm động hay sao ấy.
Có nhiều chi tiết để dẫn chứng nhưng tôi không muốn kể ra. Có điều, khi con cái của chúng còn nhỏ thì “bà nội tuyệt vời”, nay chúng đã rõ hình rõ vóc thì chúng một tầng vợ chồng tôi một tầng, không ấm cúng như trước nữa. Có phải con dâu tôi xem chúng tôi như giúp việc, giờ thì chúng nó giỏi lên rồi, con cái cũng cấp I cấp II cả rồi, ông bà đừng có tham gia vào việc dạy dỗ hai đứa nhỏ, nhá.
Tôi làm công tác phụ vận lâu năm, hay giải thích, nhỏ to, quen rồi. Con dâu tôi thì gì cũng sa sả, nói năng ào ào như mưa vuốt mặt. Tôi hướng các cháu quen đối thoại, dâu mình xử lý tình huống theo kiểu bạo lực, đánh nhanh rút nhanh. Ban đầu con trai tôi cũng khó chịu vì cái kiểu ấy nhưng nó hay đi công tác, lâu ngày cũng không kêu ca vợ nữa, giờ thì chịu phép rồi.
Đất của nhà chúng tôi mua, vợ chồng chúng bỏ tiền ra xây dựng. Nhà 3 tầng, sinh hoạt ở dưới, tầng giữa thuộc chúng tôi, trên cùng là chúng nó. Giờ chồng tôi tiếc, giá như chúng nó ở riêng. Tôi chỉ khuyên, nhịn ai chứ nhịn con thì đâu có thiệt, mình sẽ già, phải cậy vào con.
Nhưng sống thế này cũng quá khổ chị ạ. Từ khi tôi về hưu thì chuyện nhà đến tay hết, tôi rỗi mà. Vậy mà khi nhận chân tổ trưởng, con dâu lại bóng gió bà già ôm rơm, ăn cơm nhà vác tù và…Tôi muốn có một chỗ thoát để ít khi phải ở nhà, làm chí chết mà dâu con nó có cảm động đâu.
Không biết nói thế nào, chỉ chia sẻ với chị cho vơi. Vẫn mong chị có mấy lời hồi âm giúp tôi sống yên ổn với con cháu của mình.
Ảnh minh họa.
Đúng là mỗi thời mỗi khác, chúng ta có nhích đi về chuyện giải phóng phụ nữ nhưng đi chưa dài. Cảnh bà ngoại chị mâu thuẫn với mẹ chồng, tôi cũng hình dung được vì má tôi đây thôi, làm dâu thời trước và sau Cách mạng tháng Tám mà cũng đâu đã thôi bị nếp phong kiến khắc nghiệt của nhà chồng hành.
Ba tôi đi Việt Minh mà khi vợ sinh còn không được vào nằm chung, nói gì đến giặt giũ, bồng bế con giúp vợ. Đến thời chúng ta, bạn chắc ít hơn tôi một thập kỷ, cách mạng thành công rồi đấy nhưng chồng vẫn gia trưởng. Nói như thế để biết với chồng mà mình vẫn có mâu thuẫn, nói gì đến con dâu.
Chuyện mẹ chồng nàng dâu thật là muôn đời, một phần vì thời thế tự do hơn, chính mình cũng ít khắt khe hơn. Nhưng sao như vậy mà tình hình ít cải thiện? Là vì có một nghịch lý, mẹ chồng khó thì dâu hoặc nó bung hẳn, hoặc nó sợ, nó biết kiềm chế.
Với những người mẹ chồng như bạn thì dâu trẻ nó sẽ lấn tới, kỳ vậy đó, nói theo ông bà là được đằng chân lân đằng đầu. Nghiêm quá cũng hỏng mà bao dung quá cũng hỏng. Ở đây bạn là bao dung hay bao biện đấy?
Đúng, khi con của chúng nó còn đỏ hỏn thì “một mẹ già bằng ba con ở”. Khi ấy mẹ dù đi làm nhưng mẹ còn trẻ, còn nhanh, còn sức. Đến khi các cháu lớn lên cấp I cấp II thì bà đúng là làm cho rối, nó nghĩ vậy.
Con cái là của chúng nó, mình chỉ là kẻ gián tiếp, mình mà chỉ đạo như xưa thì chúng thấy bị mất quyền, rát mặt. Ấy là chưa nói đến văn hóa của cô dâu, tính khí của cô dâu và tổng hòa của các mối quan hệ của nhà bạn nữa.
Đúng, đáng lẽ phải cho con trai ra riêng, đó là công thức chung của ngày nay, bạn biết, đúng không? Đất mình, con xây thì nhà của nó chứ còn gì của mình, vì nó đứng ra xin phép xây kia mà. Thế là mất nhà, dù mình vẫn ở đó, vì đất mới nhiều tiền chứ nhà thì có tiền mới xây nhiều tầng, không thì nhà ống cũng có chết ai. Tôi quan sát thấy nhiều gia đình sa lầy như vậy đó. Mâu thuẫn mãi, nhất là khi con dâu muốn tiếm quyền.
Chắc phải chung sống với bi kịch chứ làm gì thoát được. Rất nhiều nhà sử dụng hai bếp một chỗ đó bạn ơi. Thôi, con cái là của chúng nó, mình đừng phủ bóng lên cách giáo dục của nó mà rối. Đừng khiến con trai mình đau khổ, mọi thứ nên vừa phải, đừng quá cầu toàn mà cực thân, cực cho chồng cái không khí chiến tranh.
Dân phố là công sở của bạn, lo cho địa phương cũng là công ích, nên tận tâm với việc đó cho khuây khỏa, có quan hệ vui và kéo xa khoảng cách với dâu ra, dễ an toàn.
Những lời đồn đãi đã thành sự thật: Vinh yêu người khác. Chỉ khi tận mắt chứng kiến tôi mới tin điều đó là sự thật. Vậy mà trước nay anh vẫn chối mỗi khi tôi đề cập chuyện này.
Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm nhận được nỗi đớn đau của sự phản bội. Những gì Vinh đang làm với cô gái kia, anh cũng đã từng làm với tôi: Kéo ghế ngồi, lau chén đũa, gắp thức ăn, âu yếm hỏi han xem thức ăn có ngon miệng không, nhìn đắm đuối như muốn nuốt chửng người con gái mình yêu… Chỉ khác là người thanh toán tiền chính là Vinh chứ không phải tôi.
Tất cả những điều đó đã khiến máu nóng trong người tôi bốc lên. Tôi đứng bật dậy bước nhanh ra cửa. Tôi chờ họ ở đó. Tất nhiên không phải để chúc mừng mà là để tát vào mặt kẻ đã giật người yêu của mình. Bị bất ngờ cô ta hứng trọn mấy cái tát tai và kêu ré lên.
Khi Vinh dắt xe ra tới thì tôi đã xử xong. Tôi nói với cô gái kia: “Đừng để tôi bắt gặp một lần nữa. Liệu hồn!”. Rồi tôi quay sang Vinh: “Anh giỏi lắm”. Tôi quay đi không chờ nghe anh trả lời.
Đến lúc đó tôi mới chảy nước mắt. Tôi nghĩ mình không đáng bị đối xử, bỏ rơi như thế sao khi đã toàn tâm, toàn ý yêu thương, chăm lo cho Vinh trong một thời gian dài. Chỉ vì quá yêu anh nên tôi không nhận ra sự thay đổi, mà tôi ra nông nỗi này…
Khi anh ở quê lên, dù lúc ấy chưa hẳn là yêu nhưng tôi đã lo lắng cho Vinh từng chút từ lọ mắm ruốc, bịch chà bông, chai nước tương, cái khăn tắm… Lúc ấy tôi nghĩ đó chỉ là sự chia sẻ của một người bạn có điều kiện hơn đối với bạn bè khó khăn hơn mình.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tôi chẳng lo gì cho bản thân mình mà lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Vinh. Đơn giản là chỉ vì tôi quá yêu anh, một tình yêu thật tội nghiệp. Đến năm thứ tư, tôi chính thức nói với ba mẹ về tình yêu của hai đứa. Ba tôi chỉ dặn dò: “Gì thì gì cũng phải thi tốt nghiệp cho tốt rồi mới tính chuyện khác nghe con. Hỏi nó coi có muốn ở lại thành phố làm việc không để ba tính…”.
Tất nhiên là Vinh rất phấn chấn khi nghe tôi kể lại điều này. Anh bảo: “Anh sẽ cố gắng để có kết quả thi thật tốt. Như vậy mới dễ xin việc…”. Kết quả là Vinh ra trường với tấm bằng loại giỏi. Ba tôi đã xin cho anh vào một công ty danh tiếng mà một người bạn của ba làm giám đốc. Mọi việc đối với Vinh sau đó rất thuận lợi. Chỉ mới 2 năm làm việc mà Vinh đã được đề bạt làm tổ trưởng tổ kỹ thuật của công ty. Anh nói với tôi: “Giám đốc hứa sẽ cho anh đi tập huấn ở nước ngoài một thời gian”. Tôi nghe vậy thì rất mừng, động viên anh cố gắng hơn nữa vì đối với đàn ông, sự nghiệp là quan trọng.
Vinh đi tu nghiệp ở nước ngoài 6 tháng. Trở về anh lại được nâng lương. Tôi nghĩ những điều đó không đơn thuần chỉ là quan hệ quen biết mà nó còn do tài năng đích thực của Vinh vì dẫu có quen biết mà làm việc không ra gì thì người ta cũng sẽ không hậu đãi như vậy. Có lẽ chỉ vì quá yêu nên tôi chỉ nhận ra những mặt tích cực nơi con người ấy.
Cho đến một ngày, ba tôi nhắc: “Con nói thằng Vinh đưa cha mẹ tới tính chuyện của hai đứa đi. Giờ cũng không còn sớm sủa gì nữa”. Đến lúc ấy tôi mới giật mình. Thời gian trôi qua nhanh quá. Mới đó mà chúng tôi ra trường đã 5 năm. Nếu tính cả thời gian quen nhau từ khi mới vào đại học thì chúng tôi cũng đã có gần 10 năm biết nhau. Tôi nghĩ, đúng là không còn sớm để tính chuyện hôn nhân.
Tôi nói với Vinh điều này. Anh thoáng chau mày: “Gì mà gấp vậy em? Anh còn một vài kế hoạch phải thực hiện…”. Tôi nói rằng cứ cưới đi, xong rồi anh muốn làm gì đó thì làm, chẳng có gì trở ngại. Nhưng Vinh vẫn chần chừ…
Và giờ thì tôi biết rõ nguyên nhân của sự chần chừ ấy. Vinh đã có người con gái khác trẻ, đẹp hơn tôi. Khi phát hiện điều này, tôi chết điếng. Thoạt đầu tôi không tin bởi tôi nghĩ với ân tình của tôi bao nhiêu năm qua thì không bao giờ Vinh có thể dứt bỏ tôi để chạy theo người khác. Vinh cũng không phải là người cạn nghĩ.
Vậy mà sự thật đúng như thế. Tôi đã thấy họ đi với nhau không chỉ một lần. Mỗi lần như vậy, trái tim tôi như bị cứa một nhát dao. Và rồi tôi quyết định cảnh cáo cô gái kia. Tôi còn nhờ người đón đường đe dọa để cô ta sợ mà rời xa người yêu tôi ra. Chưa hết, tôi còn định nói với ba tôi mọi chuyện để ông chặn mọi nẻo đường tiến thân của Vinh, may mà tôi chưa kịp nói, cũng chỉ vì quá yêu anh, nếu không chắc ba tôi sẽ tức giận và chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra…
Mọi biện pháp của tôi đã có hiệu quả. Vinh gọi điện hẹn gặp tôi để nói chuyện nghiêm túc. Khi gặp nhau, anh vẫn kéo ghế cho tôi ngồi, ân cần gọi cho tôi thứ nước ép cà rốt mà tôi ưa thích, hỏi tôi có khỏe không… Anh làm như chẳng có chuyện gì xảy ra…
“Anh muốn nói gì, nói đi” - tôi lại là người chủ động vì chờ mãi chẳng nghe Vinh nói gì. Đến lúc đó Vinh mới mở lời: “Trước tiên, anh xin lỗi và mong em bỏ qua chuyện vừa rồi. Anh bị say nắng thôi. Hãy cho anh cơ hội để chuộc lỗi với em…”.
Thoạt nghe Vinh nói vậy tôi rất cảm kích. Làm lỗi mà biết nhận lỗi thì đáng khen hơn đáng giận. Tuy vậy, tôi vẫn chưa hứa hẹn gì. Tôi bảo Vinh: “Để em còn coi mức độ hối cải của anh đến đâu…”.
Đêm đó về tôi lại thấy cuộc đời lại đáng yêu như trước. Tôi lại phấn chấn vẽ ra viễn cảnh tương lai của hai đứa. Chắc không lâu nữa, tôi sẽ được làm cô dâu… Nghĩ đến đó, tôi cứ trằn trọc không ngủ được. Mẹ tôi nói, con gái cỡ tuổi tôi làm cô dâu thì vẫn còn đẹp chứ thêm vài năm nữa thì không còn tươi tắn… Tất nhiên là sau đám cưới, chúng tôi sẽ hoàn toàn tự do thuộc về nhau. Dù đã không thể giữ gìn cho đến đêm động phòng nhưng tôi vẫn hạnh phúc bởi người đầu tiên tôi trao thân cũng chính là chồng mình.
Đêm đó tôi mang cả những ước mơ hạnh phúc vào trong giấc ngủ. Và vì là ước mơ nên nó cũng ngắn ngủi. Mấy hôm sau tôi nghe ba nói: “Thằng Vinh có khi lại sắp được lên chức. Nghe bên đó người ta khen nó lắm và hỏi ba xem có nên bố trí nó vào một chỗ quan trọng hơn không…”.
Tôi ngờ ngợ đoán ra sự xuống nước của Vinh. Có phải đây chính là nguyên nhân hay không? Nếu vậy thì tôi còn phải tiếp tục theo dõi xem thiện ý của anh đến đâu…
Đúng như tôi đoán. Ngay khi nhận quyết định thăng chức, Vinh đã quên ngay lời hứa. Anh không gọi điện, không nhắn tin, thậm chí còn tổ chức bạn bè đi chơi ở Vũng Tàu mà không hề nói cho tôi biết. Khi tôi gọi điện trách móc, anh gay gắt: “Anh đâu phải là nhân viên của em mà mỗi việc phải báo cáo? Chưa là gì mà đã muốn quản người ta như vậy sao?”.
Hóa ra trong suy nghĩ của anh, tôi chưa bao giờ là gì cả! Tôi đã mất gần 10 năm tuổi thanh xuân theo anh để giờ đây nhận được một câu nói phũ phàng như vậy. Bất giác tôi thấy một nỗi chán chường choáng ngợp trong lòng. Tôi thật sự không còn tha thiết gì đến mối tình cay đắng của mình…
Đã 2 tuần nay tôi không gọi điện cho Vinh. Anh cũng không gọi cho tôi. Điều đáng nói là tôi cũng không còn muốn theo dõi, tìm hiểu xem anh đi đâu, làm gì, với ai…
Không lẽ tình yêu đã chết trong tôi rồi sao? Không lẽ chỉ vì quá yêu anh mà giờ đây tình cảm của chúng tôi ra nông nỗi như vầy?
Tôi biết phải ăn nói thế nào với ba mẹ tôi đây nếu họ hỏi về chuyện của hai đứa? Chưa kể nếu ba tôi nổi giận thì với ảnh hưởng của mình, ông dư sức làm cho Vinh mất hết mọi thứ.
Tôi thấy mình quá mâu thuẫn khi vừa muốn dứt bỏ, lại vừa muốn níu kéo. Tôi phải làm sao đây?