Mỗi lít xăng ở Anh đang phải “cõng” bao nhiêu thuế?

Nước Anh đang rơi vào cuộc khủng hoảng giá xăng dầu tồi tệ. ​Nước này áp thuế xăng chiếm 46% giá bán lẻ, đạt mức cao nhất trong 17 năm qua.

Theo phân tích của Telegraph về dữ liệu giá nhiên liệu hàng tuần của EU công bố hôm 13/6, giá xăng trung bình ở Anh cao hơn so với 19 quốc gia EU. Nhiên liệu mua ở Anh trung bình rẻ hơn chỉ 8 quốc gia trong khối EU, bao gồm Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Thụy Điển.
Giá xăng trung bình ở Anh đạt 1,78 bảng/lít so với 1,75 bảng ở EU ngày 13/6. Tại Đức, nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, giá xăng đạt mức 1,70 bảng Anh/lít.
Chi phí nhiên liệu tăng cao là một vấn đề toàn cầu, sau khi giá dầu thô tăng vọt giữa lúc đại dịch phục hồi kích thích nhu cầu và cuộc chiến của Nga với Ukraine làm gián đoạn nguồn cung. Công suất lọc dầu toàn cầu hạn chế cũng làm tăng giá máy bơm, với tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu ở mức kỷ lục.
Moi lit xang o Anh dang phai “cong” bao nhieu thue?
Nước Anh áp thuế xăng chiếm 46% giá bán lẻ, đạt mức cao nhất trong 17 năm qua. 
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, thuế, trợ cấp, tỷ giá hối đoái, vì nhiên liệu tinh chế được giao dịch bằng USD và công suất lọc dầu địa phương đều dẫn đến sự khác biệt đáng kể về giá nhiên liệu giữa các quốc gia.
Sự suy yếu tương đối của đồng bảng Anh so với đồng USD cũng là một yếu tố chính khiến giá nhiên liệu tăng cao ở nước Anh.
Việc áp thuế của Anh cũng là một phần nguyên nhân khiến giá nhiên liệu tăng cao. C Chính phủ Anh áp thuế với xăng chiếm trung bình 46% giá bán lẻ và áp 45% đối với dầu diesel, so với mức trung bình tương ứng là 45% và 39% ở EU. Đây là mức áp thuế với xăng cao nhất trong 17 năm qua ở Anh. 
Chi phí trung bình để đổ đầy bình xăng một chiếc xe gia đình 55 lít ở Anh vượt mốc 125 USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các lái xe ở Anh phải trả số tiền lên tới ba chữ số để đổ đầy bình xăng.
Chính phủ Anh đã cắt giảm thuế nhiên liệu tương đương 0,062 USD/lít vào tháng 3, nhưng chi phí xăng bán buôn đã tăng gấp 5 lần con số này kể từ đó.
Trước khi xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Anh thường sử dụng gần 1/5 lượng dầu diesel nhập từ Nga. Tuy nhiên, các tàu của Nga hiện bị cấm đến các cảng của Anh, dầu diesel cũng đang bị hạn chế dần.
Vào tháng 3, Anh cho biết sẽ cấm nhập khẩu dầu diesel của Nga vào cuối năm nay, làm tăng thêm áp lực về nguồn cung. EU đã đồng ý về lệnh cấm một phần vào cuối tháng 5. 
Stuart Adam, làm việc tại Viện Nghiên cứu Tài chính Anh, cho biết: “Giá xăng tăng rõ ràng là nguyên nhân khiến ví tiền của các hộ gia đình bị thắt chặt, và đây cũng là những chi phí gia tăng cho hoạt động kinh doanh và điều đó gây ra sức ép đối với các doanh nghiệp”.

Haiti chìm trong bạo lực vì giá xăng tăng gần 40%

(Kiến Thức) - Biểu tình bạo lực vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố ở Haiti mặc dù chính phủ nước này đã thông báo tạm ngừng kế hoạch tăng giá xăng dầu gây tranh cãi vừa được công bố vào tuần trước.

Theo hãng thông tấn Reuters, người biểu tình đã phong tỏa nhiều đường phố ở Haiti hôm 8/7 và nhiều cửa hàng bị đập phá, cướp bóc trong ngày thứ ba cuộc biểu tình bạo lực bùng phát nhằm phản đối kế hoạch tăng giá xăng dầu của Chính phủ nước này. (Nguồn ảnh: Reuters)
Theo hãng thông tấn Reuters, người biểu tình đã phong tỏa nhiều đường phố ở Haiti hôm 8/7 và nhiều cửa hàng bị đập phá, cướp bóc trong ngày thứ ba cuộc biểu tình bạo lực bùng phát nhằm phản đối kế hoạch tăng giá xăng dầu của Chính phủ nước này. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Các cuộc biểu tình bạo động vẫn tiếp diễn ở thủ đô Port-au-Prince mặc dù Chính phủ nước này đã thông báo ngừng kế hoạch tăng giá xăng dầu được công bố hồi tuần trước.
Các cuộc biểu tình bạo động vẫn tiếp diễn ở thủ đô Port-au-Prince mặc dù Chính phủ nước này đã thông báo ngừng kế hoạch tăng giá xăng dầu được công bố hồi tuần trước. 

Trước đó, ngày 6/7, Chính phủ Haiti công bố biểu giá các loại nhiên liệu mới. Cụ thể, giá xăng sẽ tăng 38%, dầu diesel tăng 47% và kerosene tăng 51%. Ngay lập tức, kế hoạch này đã làm thổi bùng cuộc biểu tình dữ dội tại nhiều thành phố.
Trước đó, ngày 6/7, Chính phủ Haiti công bố biểu giá các loại nhiên liệu mới. Cụ thể, giá xăng sẽ tăng 38%, dầu diesel tăng 47% và kerosene tăng 51%. Ngay lập tức, kế hoạch này đã làm thổi bùng cuộc biểu tình dữ dội tại nhiều thành phố. 

Người biểu tình ném đá, đập phá nhiều cơ quan nhà nước, cơ sở kinh doanh, chặn đường phố và đốt lốp xe. Cảnh sát Haiti đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình tại một số địa điểm.
 Người biểu tình ném đá, đập phá nhiều cơ quan nhà nước, cơ sở kinh doanh, chặn đường phố và đốt lốp xe. Cảnh sát Haiti đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình tại một số địa điểm.

Bên trong một siêu thị bị cướp phá trong cuộc biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu ở thủ đô Port-au-Prince.
 Bên trong một siêu thị bị cướp phá trong cuộc biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu ở thủ đô Port-au-Prince.

Cảnh sát Haiti áp giải một phụ nữ được tìm thấy trong một ngân hàng bị cướp phá ở Port-au-Prince.
 Cảnh sát Haiti áp giải một phụ nữ được tìm thấy trong một ngân hàng bị cướp phá ở Port-au-Prince.

Hai chiếc xe buýt bị thiêu rụi tại cơ sở thuế quan ở Malpasse.
 Hai chiếc xe buýt bị thiêu rụi tại cơ sở thuế quan ở Malpasse.

Một cảnh sát Haiti mang theo vũ khí trên đường phố Port-au-Prince.
 Một cảnh sát Haiti mang theo vũ khí trên đường phố Port-au-Prince.

Thêm một chiếc ô tô bị phá hủy trong cuộc biểu tình ở thủ đô Haiti.
 Thêm một chiếc ô tô bị phá hủy trong cuộc biểu tình ở thủ đô Haiti.

Người biểu tình lập “rào chắn” trên đường phố thủ đô Haiti.
 Người biểu tình lập “rào chắn” trên đường phố thủ đô Haiti.

Một số người nằm chờ khi nhiều chuyến bay bị trì hoãn tại sân bay quốc tế Tossaint Louverture, thủ đô Port-au-Prince.
 Một số người nằm chờ khi nhiều chuyến bay bị trì hoãn tại sân bay quốc tế Tossaint Louverture, thủ đô Port-au-Prince.

Người đàn ông “đấu khẩu” với cảnh sát Haiti trên đường phố Port-au-Prince.
 Người đàn ông “đấu khẩu” với cảnh sát Haiti trên đường phố Port-au-Prince.

Một chiếc ô tô bị thiêu rụi nằm chắn ngang đường ở vùng ngoại ô Croix-des-Bouquets.
 Một chiếc ô tô bị thiêu rụi nằm chắn ngang đường ở vùng ngoại ô Croix-des-Bouquets.

Cảnh tượng ngổn ngang sau một vụ cướp phá xảy ra tại khu thương mại ở Port-au-Prince.
 Cảnh tượng ngổn ngang sau một vụ cướp phá xảy ra tại khu thương mại ở Port-au-Prince.

Khói đen mù mịt do người biểu tình đốt lốp xe trên đường phố Port-au-Prince.
Khói đen mù mịt do người biểu tình đốt lốp xe trên đường phố Port-au-Prince. 

Mời độc giả xem video: Biểu tình dữ dội phản đối kế hoạch tăng giá nhiên liệu của Chính phủ Haiti (Nguồn: Euro News)

Công chúa Na Uy bị đe dọa vì kết hôn pháp sư da màu

Công chúa Na Uy Martha Louise và hôn phu Durek Verrett cho biết họ nhận được "những lời dọa giết và sự căm ghét" sau tuyên bố đính hôn hôm 7/6.

Công chúa Martha Louise không ít lần bị đe dọa kể từ khi yêu người da màu. Mới đây, công chúa Na Uy tiết lộ cô nhận ra cách xử sự của mọi người dành cho mình đã thay đổi ra sao kể từ khi cô yêu bạn trai người da đen là pháp sư lưỡng tính Durek Verrett, 44 tuổi.
Cong chua Na Uy bi de doa vi ket hon phap su da mau
Công chúa Martha và bạn trai pháp sư Durek Verrett. Ảnh: Instagram. 

"Chúng tôi nhiều lần bị dọa giết vì yêu nhau và tuần nào cũng phải nghe người ta nói rằng chúng tôi đã làm xấu mặt gia đình, người dân vì lựa chọn đến với nhau. Sự thật là tôi thích việc anh ấy luôn dành cho tôi một khoảng trong tim, việc anh lắng nghe tôi và luôn sẵn sàng vì tôi và các con gái", Công chúa Martha Louise chia sẻ trên tài khoản Instagram.

Trong bài đăng khá dài, Công chúa 48 tuổi cũng tiết lộ trước khi quen bạn trai Verrett, cô không biết về một số hình thức phân biệt chủng tộc.

Ngày 7/6, Hoàng gia Na Uy cho biết Công chúa Martha Louise đã đính hôn với bạn trai pháp sư Durek Verrett - người được biết đến với pháp danh Shaman Durek. Công chúa Martha thừa nhận cô đã bị "sốc" trước màn cầu hôn ở California của bạn trai. Cả hai đều hạnh phúc đến rơi nước mắt trong khoảng khắc thiêng liêng đó.

Cong chua Na Uy bi de doa vi ket hon phap su da mau-Hinh-2
Công chúa Martha Louise và hôn phu Durek Verrett trong lễ đính hôn ở California, Mỹ, hôm 7/6. Ảnh: Babak Golkar. 
Durek tiết lộ ba viên kim cương ở hai bên của chiếc nhẫn đính hôn anh trao cho Martha tượng trưng cho ba cô con gái từ cuộc hôn nhân đầu tiên của bạn gái. Mặt chiếc nhẫn là viên ngọc lục bảo Brazlian 3,5 carat. Durek cho biết mất nửa năm để đặt chiếc nhẫn đính hôn đặc biệt này.

Đăng tìm bạn trai mất tích, cô gái phát hiện anh ta có vợ con

Người phụ nữ ở Trung Quốc đăng tin tìm người bạn trai mất tích thì phát hiện anh ta đang sống ở Anh cùng với vợ và ba đứa con của anh ta.

Cô gái gốc Mỹ Rachel Waters trở nên lo lắng khi bạn trai mất tích từ lúc rời nhà của họ ở Trung Quốc để về thăm nhà ở Anh. Thế nhưng khi đăng tin tìm kiếm bạn trai trên Facebook, cô phát hiện ra sự thật động trời.
Rachel và bạn trai đã có một cuộc tình lãng mạn ở Thâm Quyến trong thời điểm Trung Quốc đóng cửa các dịch vụ trong một thời gian dài vì Covid-19.