"Mỏ vàng" trong rác điện tử

Công nghệ mới chiết xuất vàng từ rác điện tử bằng hợp chất thân thiện môi trường, hứa hẹn giải pháp tái chế hiệu quả và an toàn.

Nhóm nghiên cứu do Đại học Flinders (Australia) đứng đầu đã phát triển thành công quy trình thu hồi vàng từ các nguồn phức tạp như bảng mạch máy tính, thiết bị điện tử cũ, tinh quặng và chất thải kim loại hỗn hợp. Thay vì dùng cyanide hay thủy ngân độc hại, phương pháp mới sử dụng axit trichloroisocyanuric (TCCA) – một chất hóa học phổ biến trong xử lý nước hồ bơi – kết hợp cùng một loại polymer đặc biệt giàu lưu huỳnh để hấp thụ vàng chọn lọc.

Quá trình chiết xuất diễn ra trong điều kiện nước muối nhẹ, không sinh khí độc và có thể tái sử dụng polymer nhiều lần. Nhờ đó, phương pháp này không chỉ an toàn cho con người và môi trường mà còn có chi phí thấp hơn đáng kể so với kỹ thuật hiện hành.

1751166752-vne-gold-2068-3755-2136-width680height408.jpg
Linh kiện điện tử cũ là nguồn chứa vàng tiềm năng trong quá trình tái chế rác thải công nghệ. Ảnh: Earth.com

Đáng chú ý, kỹ thuật mới đã được thử nghiệm trên các bộ phận CPU và RAM từ rác điện tử thật. Nhóm nghiên cứu hiện đang hợp tác cùng các đối tác tại Mỹ và Peru để mở rộng ứng dụng công nghệ sang lĩnh vực khai thác vàng thủ công – nơi mà việc sử dụng thủy ngân đang gây ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt tại các mỏ quy mô nhỏ ở châu Á và Mỹ Latin.

Trong bối cảnh rác điện tử toàn cầu tiếp tục tăng nhanh, giải pháp tái chế sạch như trên được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực. Báo cáo Global E-waste Monitor 2024 do Liên Hợp Quốc công bố cho biết, chỉ trong năm 2022, thế giới tạo ra hơn 62 triệu tấn rác điện tử. Con số này có thể đạt 82 triệu tấn vào năm 2030 nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả. Chỉ chưa đến 25% số đó được tái chế đúng cách.

Riêng tại châu Á, nơi phát sinh gần một nửa lượng rác điện tử toàn cầu, phần lớn quy trình tái chế hiện vẫn dựa vào hệ thống phi chính thức, với nhiều nguy cơ về sức khỏe và ô nhiễm môi trường. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tại các khu vực như chợ Nhật Tảo (TP.HCM) hay các làng nghề ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, hoạt động thu gom, tháo dỡ và tái chế rác điện tử diễn ra hàng ngày nhưng thiếu thiết bị bảo hộ và công nghệ xử lý an toàn.

Theo các chuyên gia, việc chuyển giao công nghệ chiết xuất vàng an toàn như phương pháp nói trên sẽ giúp Việt Nam cải thiện năng lực tái chế, vừa giảm thiểu rủi ro ô nhiễm, vừa tạo thêm giá trị kinh tế từ các vật liệu quý trong thiết bị điện tử đã qua sử dụng.

Vàng không chỉ có giá trị cao mà còn là vật liệu không thể thiếu trong công nghiệp điện tử, y học, hàng không và năng lượng. Do tính dẫn điện ưu việt và không bị oxy hóa, vàng thường được dùng làm tiếp điểm, dây dẫn và mối hàn trong điện thoại, máy tính, thiết bị y tế… Tuy nhiên, tỷ lệ tái chế vàng từ thiết bị cũ vẫn còn rất thấp, trong khi nhu cầu ngày càng tăng.

Ngoài vàng, nhiều nguyên tố đất hiếm và kim loại có giá trị khác như bạc, palladium, đồng… cũng đang dần cạn kiệt. Việc ứng dụng công nghệ mới để thu hồi hiệu quả các vật liệu này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thô.

Giới chuyên môn nhận định rằng nếu được hỗ trợ và triển khai rộng rãi, phương pháp chiết xuất vàng mới có thể trở thành bước ngoặt trong ngành tái chế điện tử toàn cầu, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn – một trong những ưu tiên chiến lược của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Đột nhập nhà máy "phù phép" laptop cũ thành... trang sức vàng

Xưởng đúc tiền Hoàng gia Anh đầu tư hàng triệu Bảng để biến 4.500 tấn rác thải điện tử mỗi năm thành những trang sức vàng 99,9%.

Dot nhap nha may

Hơn 1.000 năm qua, sứ mệnh chính của Sở đúc tiền Hoàng gia Anh (Royal Mint) là sản xuất tiền xu. Đây là nơi đã khắc hình ảnh các vị vua và hoàng hậu Anh trên kim loại, từ Alfred Đại Đế, vị vua của người West Saxon thế kỷ thứ 9, cho đến Vua Charles III ngày nay. Ảnh: Royal Mint. 

Vi khuẩn 50 triệu năm tuổi tạo ra pin có thể tái chế

Startup Anh đang sử dụng vi khuẩn cổ xưa để phát triển công nghệ tái chế pin lithium xanh hơn, sạch hơn và phát thải carbon âm.

pin-1.png
Cell Cycle phát triển công nghệ LithiumCycle dùng vi khuẩn cổ để phân hủy pin và thu hồi khoáng chất quý. (Ảnh: Thanh niên Việt)
extymapxaaa1jl4.jpg
Không như phương pháp luyện kim, quy trình vi sinh này hoạt động ở nhiệt độ thấp và không thải khí độc.(Ảnh: MIT News)

Các nước phát triển khu công nghiệp tái chế tài nguyên thế nào?

Phát triển khu công nghiệp tái chế tài nguyên là một xu hướng quan trọng trong quá trình hướng đến nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam và Bộ Môi trường Hàn Quốc đang thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án thành lập khu công nghiệp tái chế tài nguyên. Thông tin này được đưa ra trong buổi tiếp và làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành với ông Kim Young Ki – Quyền Viện trưởng Viện Công nghệ và Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) ngày 5/3/2025.