Miền trung đã sẵn sàng các biện pháp chống bão

(Kiến Thức) - Chiều 13/9, nhiều tỉnh miền Trung đã cấm tất cả các loại tàu thuyền ra khơi. Cùng lúc đó, Hà Nội yêu cầu mở hết cửa hồ điều hòa để chống ngập bão số 10.

Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của bão số 10 có tên quốc tế là Doksuri, từ gần sáng ngày 15/9 đến hết ngày 16/9 ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (100-300mm/đợt, riêng Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có nơi trên 400mm; các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và Sơn La (50-150mm/đợt, có nơi trên 200mm).
Từ ngày 15-17/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi sẽ xuất hiện 1 đợt lũ. Trong đợt lũ này, mực nước trên các sông ở Hà Tĩnh, Quảng Bình,Quảng Trị lên mức báo động (BĐ)2 - BĐ3; các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế lên mức BĐ1- BĐ2; các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi còn dưới mức BĐ1.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và vùng núi, vùng trũng thấp các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. Đặc biệt là các huyện Hương Sơn, Vụ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh); huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch (Quảng Bình);Hải Lăng (QuảngTrị).
Mien trung da san sang cac bien phap chong bao so 10
 Hà Nội yêu cầu mở hết cửa hồ điều hòa để chống ngập bão số 10.

Ngập úng tại các khu đô thị, các thành phố lớn có nguy cơ cao xuất hiện như: TP. Hà Nội, Vinh (Nghệ An), Hà Tĩnh (Hà Tĩnh), Ba Đồn, Đồng Hới (Quảng Bình), TP.Huế (Thừa Thiên Huế).
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1-2.
Từ chiều nay, 13/9, nhiều tỉnh miền Trung đã khẩn trương chuẩn bị chống bão số 10.
Hiện, tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung tất cả vào công tác phòng chống, ứng phó bão số 10, cấm tất cả các loại tàu thuyền ra khơi. Báo cáo của nhà chức trách cho biết, toàn tỉnh Hà Tĩnh có hơn 6.000 tàu thuyền với trên 17.000 lao động. Hiện có gần 3.000 tàu đánh bắt xa bờ và ven bờ đã được liên lạc và nắm bắt thông tin về cơn bão.
Song song với đó, Hà Tĩnh cũng yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương lập đoàn công tác, cử cán bộ xuống địa bàn chỉ đạo, giúp đỡ người dân chằng chống nhà cửa, tổ chức thu hoạch nhanh gọn hoa màu, các loại cây ăn quả...
Tại Nghệ An, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường yêu cầu lãnh đạo các huyện Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, thị xã Cửa Lò, Bộ đội biên phòng tỉnh sử dụng mọi phương tiện, bằng mọi biện pháp thông báo cho tàu thuyền trên biển biết diễn của bão; hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Tại Thanh Hoá, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho hay, đến cuối giờ ngày 13/9, toàn tỉnh có hơn 4.700 tàu thuyền với hơn 11.800 lao động đang hoạt động trên biển; hiện hơn 3.470 tàu thuyền đã vào các nơi tránh trú bão an toàn, song vẫn còn hơn 1.200 tàu, thuyền với trên 7.000 lao động hoạt động trên biển.
Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các địa phương thường xuyên cập nhật diễn biến cơn bão, thông báo kịp thời cho các thuyền trưởng để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Mặt khác, các cơ quan chức năng liên quan sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có sự cố xảy ra.
Tại Hà Nội, do diễn biến phức tạp của bão số 10, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở ngành liên quan chuẩn bị các phương án đối phó. Với Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội yêu cầu, các cửa đập điều tiết như Thanh Liệt, hồ Ba Mẫu, hồ Bảy Mẫu... được kiểm tra đảm bảo vận hành trơn tru, các cửa phai hồ điều hòa đã được mở 100% để đưa nước vào hồ khi có mưa lớn; Các kho vật tư dự phòng phòng chống thiên tai tại cụm công trình đầu mối Yên Sở và Bắc Thăng long Vân trì được  kiểm tra, sẵn sàng sử dụng khi cần huy động.

Đang truy bắt nghi phạm giết hại nữ chủ nhiệm HTX ở Bắc Ninh

(Kiến Thức) - Cơ quan cảnh sát điều tra đang tập trung thu thập chứng cứ, truy bắt nghi phạm gây vụ giết hại nữ chủ nhiệm HTX ở Bắc Ninh.

Thông tin mới nhất liên quan vụ án nữ chủ nhiệm HTX nghi bị sát hại rồi cướp tài sản, chiều ngày 13/9, trao đổi với PV Kiến Thức, Thượng tá Nguyễn Văn Long, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, cơ quan cảnh sát điều tra đang tập trung thu thập chứng cứ, điều tra làm rõ và truy bắt nghi phạm gây ra vụ án trên.

Ảnh: Chó nuôi chạy long nhong không rọ mõm trước giờ G

(Kiến Thức) - Chỉ còn 2 ngày nữa Nghị định 90/2017/NĐ-CP sẽ có hiệu lực, tuy nhiên tới hôm nay đa số các chó nuôi thả ngoài đường vẫn không mang rọ mõm.

Anh: Cho nuoi chay long nhong khong ro mom truoc gio G
Từ ngày 15/9, Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y chính thức có hiệu lực. Theo đó, với hành vi không đeo rọ mõm cho chó, không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600 – 800 nghìn đồng. Nghị định 90 cũng nêu rõ, trường hợp chủ nuôi chó không tiêm phòng bệnh dại cũng chịu mức phạt tương tự từ 600 – 800 nghìn đồng. Ảnh chụp tại khu vực Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội).