![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Giữa đêm, tôi giật thót, bàng hoàng. Tôi mơ thấy mình còn nghiện ngập hoặc đang đi cai. Nếu không có vòng tay gia đình, có người vợ chặt dạ thủy chung, chắc giờ này tôi vẫn còn ngập trong cơn ác mộng đó.
Vướng vào ma túy từ năm 1996, khi đang học trung cấp kỹ thuật, tôi được ba mẹ cho cai ở nhà hơn mười lần. Nghe đồn ở đâu có thầy thuốc giỏi về cai nghiện ma túy, dù xa xôi, tốn kém thế nào, ba mẹ tôi cũng tìm đến. Ngày ấy, biết tôi vướng vào ma túy, cô hàng xóm vẫn yêu - một tình yêu vô điều kiện. Cô giấu gia đình chuyện tôi nghiện và một đám cưới rỡ ràng được tổ chức vào năm 2001. Có vợ, tôi có thêm một người để gây tổn thương. Tôi trở thành người gian dối, vô cảm. Tranh thủ lúc vợ sơ hở, tôi lấy tiền dành dụm để mua ma túy. Tôi luôn kiếm cớ để vợ đưa tiền, lúc báo bệnh, lúc khai bị cảnh sát giao thông phạt…
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tôi đi cai nghiện tại Trung tâm Phú Đức (Bình Phước) năm 2004. Vợ tôi ở nhà một mình mang thai không có chồng chăm sóc, rồi vượt cạn mồ côi. Ở trường cai nghiện, tôi may mắn được học ngành công tác xã hội của trường ĐH Mở TP.HCM. Đèn sách đến khuya, tôi quay quắt nhớ nhà, nhớ vợ, thương đứa con trai đầu lòng chưa một lần thấy mặt cha. Do sinh nở, nuôi con nhỏ và bận mưu sinh, vợ tôi ít lên thăm nhưng luôn gửi đến tôi những lời động viên. Nghe tin có chuyến xe của thân nhân từ TP.HCM lên trường thăm học viên không may bị lật trên đường, tôi thót tim, nghĩ: “Nếu ba, mẹ, vợ, con… của mình ngồi trên chiếc xe đó thì sao?". Nỗi lo trở thành động lực. Hằng ngày, tôi dồn sức vào việc học tập, giúp đỡ các học viên khác.
Năm 2008, được trả về, tôi đứng lặng hồi lâu trước cổng trường, thầm dặn lòng đừng sa ngã. Gia đình đối xử tế nhị để tôi không mặc cảm “con nợ, sống bám”, nhưng vẫn kiểm soát bằng sự quan tâm để tôi không tiếp xúc trở lại với môi trường xấu.
“Chuyến xe” tình thương của bao người đã đưa tôi về ngôi nhà hạnh phúc. Sợi dây xích cai nghiện tại nhà ngày nào giờ trở thành dây treo bao cát để tôi tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe. Đôi mắt từng đẫm lệ của vợ tôi giờ đã biết cười…
Mặc dù các cuộc hôn nhân không tình yêu không thể hiện các dấu hiệu tiêu cực hay mâu thuẫn quá rõ ràng, nhưng sống chung với người mà mình không yêu thương thì liệu điều đó là giải pháp thông minh hay tai hại?
Cuộc sống luôn luôn thay đổi và đôi khi con người cũng vậy, khi yêu người ta có thể "chết" vì nhau hi sinh tất cả cho nhau tất cả nhưng cái thứ gọi là tình yêu nồng cháy đó không còn hiện hữa nữa thì người ta lại có thể sẵn sàng hành hạ nhau, làm khổ nhau bằng trăm nghìn cách trên đời. Và có người còn thẳng thừng tuyên bố "không ly hôn để hành hạ đối phương của mình".
Chị Nhung một người nhan sắc thuộc hạng mặn mà, chị làm nhân viên văn phòng cho một công ty ở Hà Nội. Vợ chồng chị sống với nhau cả chục năm trong cảnh cả hai đều đã "ngán" nhau như nước với lửa. Chồng chị Nhung vốn là một ông sếp lớn trong một công ty tư nhân, từ ngày lên sếp anh bắt đầu bỏ bê vợ con nhà cửa, cặp kè với những em chân dài, trẻ đẹp ngang nhiên trước mặt chị. Thậm chí, anh ta còn ngang nhiên dẫn bồ đi dự các cuộc họp, dịp vui chơi với đối tác.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Và cũng đã ngót chục năm sống trong cảnh chứng kiến chồng cặp bồ ngang nhiên, nhưng chị Nhung vẫn không có ý định kết thúc cuộc hôn nhân vốn dĩ đã rất ngột ngạt của mình.
Biết chồng ngoại tình mà vẫn “ngậm bồ hòn làm ngọt” cũng là tình trạng mà chị Lan, Đông Anh, Hà Nội đang vướng vào. Tuy nhiên, hoàn cảnh của chị Lan lại khác.
22 tuổi, Lan chưa một ngày đi làm thì đã lấy chồng. Chồng Lan làm sếp trong một doanh nghiệp lớn, anh kiếm được rất nhiều tiền, lo cho mẹ con Lan đủ thứ. Kiếm được nhiều tiền, anh cũng tự cho mình cái quyền điều khiển mọi thành viên trong gia đình theo ý mình, anh bắt Lan nghỉ việc ở nhà chăm sóc con để anh yên tâm công tác.
Từ đó, anh ta đi tối ngày, và cặp kè với hết người này đến người khác. Ban đầu chồng Lan còn giấu giếm, sau đó anh công khai cặp kè với người này người kia trước mặt Lan. Lan chán chồng lắm nhưng lại không thể nhờ sự giúp đỡ từ hai bên gia đình. Bố mẹ chồng Lan thì bênh con trai cho rằng tại Lan đẻ con gái nên chồng mới ngoại tình. Cuộc sống của Lan có tất cả nhưng không có hạnh phúc.
Được thể, chồng Lan mang tiền đi mua cho gái, cô ta chỉ bằng tuổi con Lan. Không thể chịu đựng được, Lan đã từng tìm đến nhà tình địch định cho cô ta một trận, nhưng chưa kịp đánh cô ta thì Lan đã bị chồng đánh. Anh ta bảo tiền do anh ta làm ra, anh ta muốn cho ai thì cho, mẹ con Lan không có quyền gì cả.
Lan muốn một ngàn lần kí vào đơn ly hôn, nhổ toẹt vào bộ mặt hám gái đó trước khi ôm con ra khỏi nhà. Lan muốn chửi một lần cho đã kẻ đã làm cuộc đời cô nên nông nỗi này. Nhưng Lan chưa một lần đi làm, ly hôn rồi ai sẽ nuôi con của Lan? Thêm nữa, có chồng giàu nên cuộc sống sung sướng quen rồi, giờ muốn có tiền cũng ngại làm việc.
Lan tâm sự: "Hiện tại cuộc sống vợ chồng tôi vô cùng nhạt nhẽo, ai làm việc người nấy. Sống cùng một mái nhà nhưng chúng tôi không ăn cùng mâm, không ngủ cùng giường, không chuyện trò hay chia sẻ với nhau bất cứ chuyện gì. Bù lại, chồng tôi vẫn đưa tiền đầy đủ để tôi chi tiêu trong gia đình, thi thoảng đón con, hai bên nội ngoại có việc gì cũng góp mặt, nhưng cũng thường xuyên vắng nhà, qua lại với người tình. Tôi chẳng buồn gào khóc hay lồng lộn đòi gặp mặt tình địch hoặc một mực bắt anh ta chọn tôi hoặc cô ta nữa. Tôi thấy lòng tê dại và không còn yêu chồng. Một tuần chồng về nhà ngủ được 2, 3 đêm là nhiều. Còn lại anh ngủ ở đâu thì không đến phần tôi được tra hỏi. Nhận lương về chồng cho cả chục triệu, ngay cả lúc đưa tiền cũng không nhìn mặt nhau. Tôi tự soi gương thấy mình đâu đến nỗi, điều gì làm chồng ghẻ lạnh đến thế?"
Không giống như Lan, Hoa không chịu ly hôn chồng dù biết chồng mình đang ngang nhiên cặp bồ với cô đồng nghiệp cùng cơ quan. Lí do Hoa đưa ra là cô sợ dư luận đánh giá, sợ người khác nói này nói nọ. Nên đã gần ba năm, Hoa cứ nhắm mắt mặc chồng công khai đi lại với tình địch. Nếu ai đó có mách Hoa về chuyện chồng cô có dấu hiệu "ăn chả" thì Hoa lại tìm cách bao biện. Hoa tâm sự: "Cả nhà em chưa có trường hợp nào vợ chồng phải ly hôn cả. Em mà ly hôn, bố mẹ em chắc sẽ sốc lắm. Hơn nữa, em cũng sợ người khác nói ra nói vào vì bao năm nay trong mắt mọi người chồng em vẫn là người tử tế, đàng hoàng, tự dưng ly hôn người ta sẽ đánh giá em thế này, thế nọ, nhất là con cái em sợ chúng không chịu nổi áp lực...".
Cố duy trì cuộc hôn nhân đến hơi thở cuối cùng, những người phụ nữ này sẽ mất đi cơ hội để nhận được hạnh phúc. Tồi tệ hơn, khi trái tim và tinh thần của bạn không thoải mái, hài lòng, nó sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về thể chất khác. Bạn sẽ chẳng thể khỏe mạnh và đem lại niềm hạnh phúc cho con cái mình khi cuộc sống vợ chồng không mang lại cho bạn niềm vui, cảm giác trao yêu thương và nhận được thương yêu.
Đang đi ngoài đường, tôi phải dừng lại vì tiếng điện thoại reo liên tục. Giọng Hằng, em họ tôi, hét toáng lên trong điện thoại: “Em vừa thấy ông Thanh, chồng chị Loan, vào khách sạn với cô nào đó. Nhìn ông ấy hiền lành thế mà...”. Hằng định nói thêm nữa nhưng tôi tắt máy và gọi ngay cho chị Loan. Tưởng đâu Loan sẽ gào khóc, hỏi ngay địa chỉ khách sạn để đến bắt tận tay, day tận mặt nhưng giọng chị yếu xìu: “Chị biết rồi”.
Vì con?
Chị Loan làm phó giám đốc chi nhánh ngân hàng tại quận 1, TP HCM; còn anh Thanh, chồng chị, làm trưởng phòng của một công ty chứng khoán. Họ có nhà lầu, xe hơi và 2 cô con gái đang du học ở Singapore. Nhìn họ, ai cũng ngưỡng mộ vì sự thành đạt, hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn, học giỏi. Khi biết anh Thanh có người khác, không chỉ Hằng mà tôi cũng sốc nặng. Chị Loan xinh đẹp, giỏi giang thế kia thì anh Thanh còn đòi hỏi gì nữa?
![]() |
Ảnh minh họa. |
Vậy mà mới hôm qua, tôi lại thấy vợ chồng chị tay trong tay đến tham dự đám cưới của một người bà con. Trong mắt mọi người, họ vẫn là cặp đôi rất hạnh phúc.
Sợ bị cười chê
Nhiều cặp vợ chồng cố gắng diễn cảnh hạnh phúc dù gia đình họ đã đứng bên bờ vực tan vỡ. Chỉ có người trong cuộc mới biết mình “gồng” được bao lâu nữa, như trường hợp của Hoa - ngụ đường Dương Bá Trạc, quận 8, TP HCM.
Ngày Hoa lên xe hoa, bà con và bạn bè ai cũng mừng vì cô lấy được chồng giàu có. Nhưng về nhà chồng, Hoa mới té ngửa khi tất cả những gì cô và mọi người nghĩ đều không thật. Ngay trong đêm tân hôn, mẹ chồng Hoa ngọt nhạt: “Bên ngoài bây giờ đầy cướp giật, đeo trang sức nguy hiểm lắm, con đưa đây mẹ giữ cho”.
Điều đó không làm Hoa buồn bằng việc chồng cô hằng ngày phát tiền đi chợ và bắt kê khai mua món gì, bao nhiêu tiền và còn dư bao nhiêu phải trả lại. Thuộc loại người “đo lọ muối, đếm củ hành” nhưng chồng Hoa ra ngoài lại khoe khoang tặng vợ quần áo đẹp, xe xịn, son phấn đắt tiền... “Sao em không vạch mặt anh ta cho mọi người biết?” - tôi thắc mắc. Hoa giải thích: “Xấu chàng hổ thiếp chị ạ. Quan trọng hơn, em sợ ba má ở quê biết được, lo nghĩ thì tội lắm. Cứ để mọi người nghĩ em đang rất hạnh phúc”.
Cũng như Hoa, Bích - bạn tôi - cố gắng tạo một vỏ bọc hạnh phúc hoàn hảo cho mình dù cuộc hôn nhân của cô chỉ tồn tại trên giấy tờ. Mỗi khi có ai hỏi đến Bích, bà Năm - mẹ cô- lại khoe: “Vợ chồng nó hạnh phúc lắm. Mới tháng trước, vợ chồng nó còn gửi tiền về cho thím sửa lại nhà”.
Bà Năm hay khoe con gái lấy chồng giàu, đi xuất ngoại, thường xuyên gửi tiền về... Song, chỉ ai thân thiết mới biết được Bích đang phải cày ngày cày đêm ở xứ người để trả nợ cho hợp đồng kết hôn giả, thỏa mãn ước mơ được ra nước ngoài của cô và gia đình.