Mẹo hay cần làm ngay khi điện thoại rơi xuống nước

(Kiến Thức) - Những mẹo vặt dưới đây sẽ giúp bạn cứu điện thoại bị rơi vào nước cực kỳ hiệu quả.

Bạn có thể cứu điện thoại bị rơi vào nước nếu làm theo các chỉ dẫn dưới đây ngay lập tức.
Meo hay can lam ngay khi dien thoai roi xuong nuoc
Ảnh minh họa.  
Việc nên làm 
Rút ngay nguồn điện: Khi bị dính nước, nếu như di động đang xạc pin, phải rút ngay thiết bị xạc khỏi di động.
Tháo pin: nước là chất dẫn điện rất tốt. Vì vậy, việc nên làm khi di động dính nước là tháo pin càng nhanh càng tốt. Nếu không có pin hoặc không được gắn với thiết bị điện nào đó, các bảng mạch bên trong di động sẽ an toàn hơn.
Meo hay can lam ngay khi dien thoai roi xuong nuoc-Hinh-2
Lập tức tháo pin điện thoại khi bị dính nước.  
Sử dụng giấy lụa hoặc giấy báo: Nếu không có giấy lụa, có thể dùng giấy báo để thấm nước. Trong trường hợp không có cả hai loại giấy trên, có thể dùng khăn khô hoặc thậm chí cả áo lót.
Sử dụng bông ngoáy tai: có một số vùng bên trong di động không thể dùng ngón tay để lau nước, thay vào đó bạn có thể dùng bông ngoáy tai.
Đặt thiết bị vào một túi gạo: gạo có khả năng hút ẩm khá tốt, đây là một phương pháp phổ biến để làm khô thiết bị khi bị ngấm nước.
Meo hay can lam ngay khi dien thoai roi xuong nuoc-Hinh-3
Cho điện thoại bị ướt vào nước cũng là một cách sơ cứu hay.  
Để trên nóc tivi: Bạn có thể để di động ướt trên nóc tivi, vì tivi thường phát nhiệt qua các lỗ thoát trên nóc. Cách này có thể không có tác dụng với tivi LCD treo tường, thường phát sinh nhiệt rất thấp.
Dùng cồn: nếu di động rơi vào nước muối, dùng các biện pháp trên có thể hình thành các tinh thể (chất muối) đọng lại trên bảng mạch của di động. Để loại bỏ các tinh thể muối, có thể dùng vải thấm chút cồn lau nhẹ lên bo mạch. Không nên đổ cồn trực tiếp lên những khu vực này và cũng đừng lắp pin đến khi vẫn còn mùi cồn.
Những việc nên tránh khi di động rơi vào nước
Không được đặt di động vào tủ lạnh đông: Nhiều người nghĩ rằng đặt di động ướt vào tủ lạnh có thể làm khô hơi ẩm. Nhưng thực tế, cách này không có tác dụng bởi hầu hết các tủ lạnh là tự động và cách này có thể làm hại đến di động bị ướt.
Không dùng máy sấy tóc: Bạn có thể dùng máy sấy tóc để làm khô di động nhưng hơi thổi từ máy sấy có thể làm cho nước thâm nhập vào sâu bên trong di động. Như vậy, có thể làm hư thêm các thành phần và bảng mạch điện bên trong. Bạn cũng nên nhớ đừng hong khô pin bằng hơi nóng từ máy sấy tóc. Pin Lithium-ion rất nhạy cảm với nhiệt và có thể bị nổ.
Meo hay can lam ngay khi dien thoai roi xuong nuoc-Hinh-4
Không nên dùng máy sấy để hong khô điện thoại.  
Đừng cố gắng thổi vào điện thoại để mong bay bớt nước. Điều này chỉ khiến cho nước nhanh chóng xâm nhập vào các bộ phận khác bên trong điện thoại, gây thiệt hại nhiều hơn.
Mời bạn đọc xem video cách khắc phục điện thoại iphone khi bị dính nước. Nguồn: Youtube. 

Xem cảnh mổ bê ngay giữa chợ đông người

(Kiến Thức) - Tại lễ hội chợ Viềng nổi tiếng ở huyện Vụ Bản, Nam Định, người tiêu dùng được thoải mái xem cảnh mổ xẻ bê bán thịt.

Xem canh mo be ngay giua cho dong nguoi
Từ lâu, thịt bê, bò đã trở thành đặc sản không thể thiếu của lễ hội Chợ Viềng. Để phục vụ du khách năm nay, hàng trăm con bê hôm nay đã được người dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định làm thịt.

Chùm ảnh: 30 giờ băng rừng tìm máy bay trực thăng rơi ở BR-VT

Sau 30 giờ tìm kiếm, lực lượng chức năng phát hiện trực thăng EC-130 rơi tại khu vực núi Dinh ở huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thi thể ba phi công cũng được tìm thấy.

Vào 8h03 ngày 18/10, máy bay trực thăng của Trung tâm Huấn luyện Tổng Công ty trực thăng Việt Nam, số hiệu 8632EC130T2 cùng tổ phi công gồm đại úy Dương Lê Minh (giáo viên), trung úy Đặng Đình Duy (học viên) và trung úy Nguyễn Văn Tùng (học viên) mất liên lạc khi đang bay huấn luyện. Trong ảnh: Chiếc EC-130 trước khi gặp nạn. Ảnh: Mai Hoa Dương.
Vào 8h03 ngày 18/10, máy bay trực thăng của Trung tâm Huấn luyện Tổng Công ty trực thăng Việt Nam, số hiệu 8632EC130T2 cùng tổ phi công gồm đại úy Dương Lê Minh (giáo viên), trung úy Đặng Đình Duy (học viên) và trung úy Nguyễn Văn Tùng (học viên) mất liên lạc khi đang bay huấn luyện. Trong ảnh: Chiếc EC-130 trước khi gặp nạn. Ảnh: Mai Hoa Dương.