Mẹ “chết đứng” biết sự thật về bức tranh dưới gầm giường

Chị T. vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại thời điểm chị phát hiện bức tranh dưới gầm giường của người đàn ông mà chị coi trọng, tin tưởng.

Chị N.T.T (ngụ TP.Biên Hòa, Đồng Nai) kết hôn từ năm 2002. Đến năm 2005, vợ chồng chị sinh được 2 cháu gái là bé K.Mi và K.Minh. Cả 2 vợ chồng chị T. có công việc ổn định, có của ăn của để nên khá dư giả.
Nhưng tai họa bất ngờ ập đến, chồng chị T. mắc bệnh nặng, bao nhiêu tiền của từ đó dồn vào để lo thuốc thang cho chồng chị. Bỗng dưng, từ cuộc sống dư dật, vợ chồng chị T. bắt đầu lâm vào cảnh túng thiếu, mọi của nải đều đổ vào lo thuốc thang cho chồng chị.
Cuối cùng chị T. đành đưa chồng về quê nội ở miền Bắc nhờ chăm sóc, chữa bệnh rồi chị tiếp tục vào lại Đồng Nai sinh sống và nuôi 2 con ăn học. 2 con gái của chị thấy cha mang bệnh, mẹ vất vả nên chuyên tâm học hành, năm nào cả 2 bé cũng nhận được phần thưởng, giấy khen và học bổng của trường.
Tai họa từ niềm tin của người mẹ?
Vì muốn có thể vừa chăm con vừa lo kinh tế để có tiền nuôi con, chữa bệnh cho chồng nên vào khoảng tháng 11/2015 chị T. đưa con đến thuê ki ốt của ông H.D.K (ngụ TP.Biên Hòa, Đồng Nai, là Việt kiều Mỹ) để mở tiệm phở. Tiệm phở trở thành nơi buôn bán cũng như là chỗ chui ra chui vào của ba mẹ con chị T.
“Theo giao kèo miệng, ông K. cho tôi thuê ki ốt với giá 3 triệu đồng, tuy nhiên ông K. đề nghị tôi và 2 cháu mỗi tuần 2 lần qua nhà ông K. phụ dọn dẹp nhà cửa sẽ trừ tiền thuê ki ốt. Vì vậy sau khi đến ở tôi cùng 2 cháu thường xuyên tranh thủ qua dọn dẹp nhà cho ông K., đồng thời khi nhà ông K. có công việc quan trọng sẽ qua phụ nấu ăn,… để được trừ tiền thuê ki ốt”, chị T. kể.
Me “chet dung” biet su that ve buc tranh duoi gam giuong
Người mẹ đau đớn kể lại chuyện phát hiện con bị làm hại nhờ cuốn tập vẽ dưới gầm giường. 
Trong thời gian ở và buôn bán tại ki ốt thì giữa 3 mẹ con chị T. và ông K. (chủ nhà) trở nên thân thiết hơn. Vì vậy chị T. dần mất đi sự cảnh giác đối với ông K. mà bắt đầu xem ông K. như người trong nhà.
Ông K. nhiều lần đến nhà chị T. ăn cơm và 3 mẹ con chị T. mỗi lần qua nhà ông K. dọn dẹp cũng thường được mời ở lại ăn chung “cho có không khí gia đình”.
Từ những bữa cơm, những câu chuyện, dần dần 3 mẹ con chị T. và ông K. trở nên thân thiết hơn. 2 cháu bé cũng không ngần ngại, cảnh giác mà bắt đầu coi ông K. như người thân trong nhà.
“Đợt gần Tết Nguyên đán Bính Thân, ông K. qua nhà tôi khoảng 4 lần và nhờ tôi nấu cơm cho ông ấy ăn với lý do sống một mình nên muốn được ăn cơm nhà. 4 lần ăn cơm đó, ông K. thường đề nghị tôi cho bé Mi và Minh qua nhà chơi và ngủ lại cho vui.
Tôi cứ nghĩ con tôi là con gái nhưng đang còn bé, nhà ông ấy có 2 phòng, con tôi qua chơi, coi tivi sau đó ông ấy ngủ 1 phòng, 2 con tôi ngủ một phòng. Lúc 2 cháu đi tôi cũng có dặn qua đó nhớ ngủ phòng riêng. Tôi thấy 2 con tôi còn bé, ông K. lại đã ngoài 50 tuổi nên không lo ngại gì.
Minh tới nhà ông K. chơi và ngủ lại được 2 lần thì bắt đầu xa lánh ông K., và những lần sau đó, ông K. có năn nỉ Minh vẫn không chịu qua. Còn Mi, thấy mẹ nói thôi qua chơi với chú cho chú đỡ buồn nên cũng nghe lời mẹ mà qua nhà ông K. chơi, ngủ lại, dù Minh không đi cùng. Tuy nhiên lần thứ 4. ông K. cũng đến ăn cơm rồi tiếp tục rủ 2 bé qua chơi, ngủ lại cho vui thì Mi thẳng thừng từ chối.
Thấy thái độ Mi lạnh nhạt, ông K. liền dụ con gái tôi bằng cách qua chơi rồi chú mua tập vẽ cho, là con nít nên khi nghe mua tập vẽ Mi đã đồng ý đi. Tuy nhiên sau lần đó Mi xa lánh ông K. hẳn và không đồng ý qua nhà ông K. ngủ”, chị T. nhớ lại.
Dù 2 con gái có biểu hiện xa lánh, sợ hãi ông K. nhưng do bận công việc quán xá nên chị T. cũng quên để ý thái độ của 2 cháu. Chị T. chỉ nghĩ qua bên nhà ông K. buồn nên 2 cháu từ chối qua và không hề mảy may nghi ngờ gì đối với người đàn ông này.
Nhưng đến khoảng tháng 3/2015 trong một lần chị T. đến nhà ông K. để dọn dẹp thì chị T. thấy cuốn tập vẽ của bé N. dưới gầm giường của ông K. Lật từng trang giấy, chị T. phát hiện trong tập vẽ của bé N. có hình ảnh một đôi nam nữ đang nằm lên nhau.
“Hình vẽ nam được ghi tên K., hình vẽ nữ ghi tên Mi, khiến tôi như người mất hồn nên không dọn dẹp gì nữa mà bỏ chạy về nhà nằm khóc.
Đến chiều tối, tôi mới tĩnh tâm lại và gọi điện hẹn gặp ông K. Lúc đến ông K. vẫn giữ thái độ như người tốt, nói đạo lý,… nhưng sau khi tôi đưa bức hình vẽ kia ra thì ông K. thay đổi thái độ hẳn. Ông ấy nói, ở nước ngoài họ dạy cho mấy đứa nhỏ làm mấy chuyện này từ bé, ông đang giúp tôi dạy cho bọn nhỏ để mai mốt ra đời khỏi bỡ ngỡ”, chị cho hay.
Khoảng nửa tháng sau, Mi tĩnh tâm lại, chị T. gặng hỏi nên Mi kể bức tranh là do ông K. ép Mi vẽ. Sau đó ông K. viết thêm chữ vào bức tranh.
“1 – 2 hôm đầu ngủ không sao nhưng hôm thứ 3 trở đi, con đang ngủ thì ông K. giở trò với con nhưng do con quay người đi nên ông K. mới ngưng lại rồi đi ngủ”, chị T. tường thuật lại lời Mi.
Từ chuyện Mi, chị T. lại nghi ngờ ông K. dở hành vi với bé Minh nên tiếp tục hỏi Minh. Lúc đầu Minh sợ hãi không dám kể, nhưng sau đó Minh mạnh dạn kể rõ mọi chuyện cho chị T.
Chị T. cho biết lúc đầu chị không tính làm lớn chuyện, tuy nhiên chị thấy ông K. hành xử rất quá đáng với mẹ con chị.
“Biết tôi sẽ tố cáo, ông K. cũng qua làm phiền mẹ con tôi, còn kêu tôi ký giấy tờ, sau đó ông ấy gọi điện thoại còn dọa tôi cứ kiện, ông không sợ. Nên tôi không thể nhẫn nhịn nữa, tôi phải làm rõ mọi chuyện để đòi lại công bằng cho 2 con gái của tôi. Chỉ vì tôi đặt niềm tin sai chỗ mà 2 con gái tôi chịu tổn thương khi còn quá nhỏ" - chị T. nói trong nước mắt.

Mẹ chồng nàng dâu “song kiếm hợp bích” đốt chỗ kín hàng xóm

Kết thúc phiên phúc thẩm, tòa vẫn y án phạt đối với các bị cáo về tội làm nhục người khác.

Kết thúc phiên phúc thẩm, tòa vẫn y án phạt đối với các bị cáo về tội làm nhục người khác.

Kết án oan, tòa phải xử chính mình

Người bị kết án oan đòi bồi thường gần 836 triệu đồng, tòa chỉ chấp nhận 44 triệu đồng nên người bị oan khởi kiện yêu cầu tòa phải xử chính mình.

Ngày 7/6 tới, TAND huyện Ea Kar (Đắk Lắk) sẽ mở phiên xử sơ thẩm vụ ông Nguyễn Đình Sơn khởi kiện yêu cầu chính tòa này phải bồi thường thiệt hại vì đã kết án oan ông.

Báo Lào vạch trần âm mưu chống phá Việt Nam

Báo “An ninh” của Bộ An ninh Lào đã đăng tải loạt bài về âm mưu, thủ đoạn hoạt động của bọn phản động trong và ngoài nước nhằm chống phá Việt Nam.

Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước, trong và sau cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 của Việt Nam, báo “An ninh” của Bộ An ninh Lào, đã đăng tải loạt bài về âm mưu, phương thức và thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, bọn phản động trong và ngoài nước lợi dụng tự do dân chủ, nhân quyền cũng như các sự kiện thời sự diễn ra trong nước để tuyên truyền, xuyên tạc cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV của Việt Nam nói riêng và chống phá Việt Nam nói chung, qua đó, giáo dục ý thức giác ngộ cách mạng, tinh thần cảnh giác của người dân và lực lượng an ninh Lào trong cuộc đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch”.
Bao Lao vach tran am muu chong pha Viet Nam
Ngay tại TP Hồ Chí Minh, tổ chức phản động Việt Tân mở khóa huấn luyện cho hàng chục tri thức, sinh viên, nhằm lôi kéo những người khiếu kiện, phát triển lực lượng ở các khu công nghiệp lớn. 
Theo báo trên, để thực hiện toan tính, bọn phản động đã chủ động, thậm chí rất táo tợn, công khai lôi kéo các phần tử cơ hội chính trị, bất mãn có tư tưởng chống đối cách mạng đang sống trong nước và lưu vong ở nước ngoài để kết hợp tán phát tài liệu, thông tin tuyên truyền, xuyên tạc mọi đường lối, quan điểm, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Chúng sử dụng mạng xã hội hô hào, cổ vũ phong trào “ứng cử tự do”. Khi các ứng cử viên tự do không hội tụ đủ yếu tố, tiêu chí cần thiết để tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội thì chúng lại hô hào “tẩy chay bầu cử’’. Chúng coi thời gian trước cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp của Việt Nam lần này là cơ hội để chúng tạo sự hoài nghi, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhân dân.

Đáng chú ý là tổ chức phản động Việt Tân và các tổ chức phản động khác từng đưa lực lượng từ Việt Nam sang Thái Lan, Malaysia huấn luyện về phương thức lật đổ theo kiểu “cách mạng màu”, “đấu tranh bất bạo động”. Một trong những thủ đoạn của chúng là ra sức xuyên tạc cho nhiều người hiểu sai lệch về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngay tại TP Hồ Chí Minh, chúng từng mở 4 khóa huấn luyện cho hàng chục tri thức, sinh viên, hình thành các nhóm chi bộ “Việt Tân” nhằm lôi kéo những người khiếu kiện, phát triển lực lượng ở các khu công nghiệp lớn. Các thế lực phản động cũng đã tổ chức nhiều đợt thu thập chữ ký vào thỉnh nguyện thư với quy mô lớn gửi chính quyền Mỹ. Từ sau Đại hội Đảng XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan công an đã thu được nhiều bằng chứng về âm mưu của Việt Tân và các tổ chức phản động lợi dụng các cuộc biểu tình “phản đối Trung Quốc” để tập dượt “cách mạng màu” ở Việt Nam. Thực chất âm mưu chống phá của các thế lực phản cách mạng trước bầu cử là nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược “Diễn biến hòa bình” mà chúng đã xác định bấy lâu nay.

Báo trên kết luận: "Thực tiễn cho thấy hoạt động chống phá của các thế lực thù địch chống cách mạng Việt Nam đang diễn ra ngày càng quyết liệt cả về cường độ, tính chất, nội dung cũng như phương thức thủ đoạn. Chúng ta cũng cần nhận thức rõ ràng rằng việc phủ nhận, xuyên tạc nhằm chuyển hóa chế độ XHCN Việt Nam là mục tiêu không hề thay đổi của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản cách mạng mà họ đã thể hiện từ hàng chục năm nay. Vì vậy, cần nâng cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch”.