Máy thở đầu tiên do Vingroup sản xuất đã được chuyển đến Bộ Y tế

Tập đoàn Vingroup đã sản xuất được máy thở không xâm nhập đầu tiên và đã chuyển đến Bộ Y tế trong sáng 13/4.

Báo cáo về các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra vào chiều 13/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Tập đoàn Vingroup báo cáo đã sản xuất được máy thở không xâm nhập đầu tiên và đã chuyển đến Bộ Y tế trong sáng nay. Bộ Y tế đang phối hợp kiểm định máy thở để sản xuất và sử dụng trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.
Trước đó, tại phiên họp Thường trực Chính phủ chiều 3/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Tập đoàn Vingroup đã đăng ký sản xuất máy thở xâm nhập và không xâm nhập, dự kiến nửa cuối tháng 4 sẽ có sản phẩm cung ứng cho thị trường Việt Nam. Tập đoàn này đang chuẩn bị tích cực, phối hợp với công ty của Mỹ để triển khai thực hiện.
Theo Vingroup, các máy đo thân nhiệt đã được sản xuất thử nghiệm thành công với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu đồng, thấp hơn hàng chục lần so với các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Giá linh kiện dự kiến của các máy thở không xâm nhập khoảng 22 triệu đồng, với máy xâm nhập là 160 triệu đồng.
May tho dau tien do Vingroup san xuat da duoc chuyen den Bo Y te
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. (ảnh: KT)
Trước mắt, Vingroup sẽ tặng Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch.
Báo cáo về vấn đề hậu cần chống dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã ký hợp đồng mua 46,15 triệu chiếc khẩu trang y tế; 268.500 khẩu trang N95 (đã cấp cho các đơn vị 25.800 cái), 174.300 bộ trang phục phòng chống dịch cấp độ 1-2, 90.000 bộ trang phục chống dịch cấp độ 3-4 (đã cấp cho các đơn vị 2.200 bộ).
Ban chỉ đạo khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất khẩu trang kháng nước, kháng khuẩn 870 phục vụ xuất khẩu và nhu cầu trong nước. Đối với khẩu trang y tế, giao Bộ Y tế rà soát, thống kê năng lực sản xuất và nhu cầu xuất khẩu theo hướng khuyến khích xuất khẩu khẩu trang y tế sau khi đảm bảo mua đủ số lượng cho tình huống dịch đã được phê duyệt, trên cơ sở đó đề xuất với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Nghị quyết số 20. Bộ Công an và Bộ Y tế làm rõ việc găm hàng khẩu trang y tế để xuất khẩu.
"Bộ Y tế đề nghị Chính phủ sửa đổi nghị quyết 20/NQ-CP cho phép xuất khẩu khẩu trang cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề của dịch, xuất khẩu cho các nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phải đảm bảo nhu cầu trong nước trước khi xuất khẩu" - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết thêm.

“Học viện Tiểu thương VPBank” giúp đỡ 50.000 tiểu thương vượt khó mùa dịch

(Kiến Thức) - Bắt đầu từ 14/4, VPBank triển khai chương trình “Học viện Tiểu thương” trên toàn quốc, gồm những khóa đào tạo online và nhân sự hỗ trợ trực tiếp tại địa điểm kinh doanh, nhằm giúp tiểu thương duy trì kinh doanh trong mùa dịch.  

“Hoc vien Tieu thuong VPBank” giup do 50.000 tieu thuong vuot kho mua dich
 
Nội dung giảng dạy của các khóa học sẽ cung cấp cho nhiều đối tượng tiểu thương (cá nhân kinh doanh, nhà sản xuất nhỏ, hộ kinh doanh gia đình,...) những kỹ năng về kinh doanh online và kỹ năng quản lý kinh doanh…giúp các tiểu thương thích nghi với thói quen mua sắm thay đổi của người tiêu dùng, đặc biệt trong thời điểm cách ly xã hội hiện nay. Đối với người học đã có kinh nghiệm hoạt động trên môi trường online, “Học viện Tiểu thương” cung cấp các khóa học nâng cao với sự hỗ trợ của chuyên gia giúp nâng cấp khả năng vận hành chuyên nghiệp hơn.

HAGL Agrico nói gì về nguyên nhân thua lỗ nghìn tỷ?

(Kiến Thức) - Năm 2020, HAGL Agrico dự kiến đặt kế hoạch doanh thu đạt 4.307 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đưa ra 566 tỷ đồng, tập trung vào mảng cây ăn trái.
 

Mới đây, CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HoSE: HNG) vừa có văn bản giải trình về nguyên nhân thua lỗ trong năm 2019 và phương án khắc phục tình hình kinh doanh trong năm 2020.

Theo Báo cáo tài chính kiểm toán 2019, lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ HAGL Agrico ghi nhận gần 2.426 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập chỉ dừng tại mức lỗ 2.308 tỷ đồng.

Bia Sài Gòn - Miền Trung báo lãi giảm 54% do COVID-19 và Nghị định 100

(Kiến Thức) - Theo Báo cáo tài chính quý 1/2020 của CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung (HoSE: SMB), doanh thu và lợi nhuận cùng sụt giảm so với cùng kỳ.
 

Doanh thu thuần trong quý 1 của SMB đạt 237 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ. Sau khi trừ giá vốn lãi gộp đạt 41,3 tỷ đồng, giảm 47% so với quý 1/2019.

Trong kỳ các chi phí phát sinh đều được SMB cắt giảm trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh 26%. Mặc dù có hơn 4 tỷ đồng lãi từ hoạt động khác nhưng lãi ròng của SMB trong quý 1/2020 vẫn chỉ đạt hơn 19 tỷ đồng, giảm sâu 54%.