Máy bay Trung Quốc liên tiếp thách thức ADIZ Hàn Quốc

Hành động thách thức của máy bay Trung Quốc tại vùng nhận diện phòng không phía đông và phía nam Hàn Quốc lập tức bị đáp trả khi Không quân Hàn Quốc điều động 10 máy bay cảnh cáo.
 

Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết máy bay quân sự Trung Quốc tiến vào Vùng Nhận diện Phòng không Hàn Quốc (KADIZ) vào 7h37 sáng 29/8.
Trong khoảng 4 giờ sau đó, máy bay Trung Quốc di chuyển dọc theo bờ biển phía nam và phía đông của Hàn Quốc mà không gửi thông báo chính thức cho cơ quan quốc phòng nước này.
Các đơn vị chuyên trách lập tức phát cảnh báo cho máy bay Trung Quốc.
"Chúng tôi đã tiến hành các biện pháp chiến thuật theo đúng quy trình", thông báo của JCS cho biết.
May bay Trung Quoc lien tiep thach thuc ADIZ Han Quoc
 Máy bay chiến đấu F-15K của Không quân Hàn Quốc. Ảnh: Getty.
Không quân Hàn Quốc còn điều động 10 máy bay chiến đấu, bao gồm một vài chiếc F-15K chủ lực, để theo dõi các hoạt động của máy bay Trung Quốc trong phạm vi KADIZ, theo Yonhap.
Đây là lần thứ 2 máy bay quân sự Trung Quốc tiến vào KADIZ trong hơn 1 tháng qua. Các chuyên gia quân sự đánh giá đây là các hoạt động do thám quân sự của không quân Trung Quốc.
Ngày 27/7, một máy bay vận tải chiến thuật Y-9 của Trung Quốc cũng xâm phạm KADIZ. Máy bay này vờn trên các vùng biển ở phía nam và phía đông Hàn Quốc gần 4 tiếng trước khi đổi hướng.
Không quân Hàn Quốc khi đó chỉ điều động một chiếc F-15K để ngăn chặn xâm phạm không phận.
Máy bay Trung Quốc cũng sử dụng lộ trình bay tương tự trong những lần xâm nhập KADIZ vào tháng 2 và tháng 4 năm nay.
Tháng 12/2017, 5 máy bay quân sự Trung Quốc đã đi vào ADIZ Hàn Quốc ở phía tây nam đảo Ieodo (Socotra Rock). Seoul buộc phải điều động các chiến đấu cơ F-15K và KF-16 xuất kích ngăn chặn như “một biện pháp chiến thuật thông thường” cho đến khi các máy bay Trung Quốc rời khỏi khu vực.
May bay Trung Quoc lien tiep thach thuc ADIZ Han Quoc-Hinh-2
ADIZ của Trung Quốc (màu hồng) thiết lập ở biển Hoa Đông chồng lấn lên ADIZ của Nhật Bản (màu xanh), Hàn Quốc (xanh lá cây). Đồ họa: Wikipedia . 
Khu vực gần đảo Ieo, phía nam bán đảo Triều Tiên, là vùng chồng lấn ADIZ giữa 3 nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Đây là một trong những điểm có nguy cơ gây leo thang căng thẳng khu vực.
Tháng 1/2017, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay 8 máy bay quân sự Trung Quốc đã bay qua eo biển Hàn Quốc, gần đảo Oki của Nhật Bản khiến Nhật và Hàn Quốc lập tức điều động máy bay chiến đấu ngăn chặn.
8 phi cơ của PLA, bao gồm 6 máy bay ném bom chiến lược H-6, một máy bay cảnh báo sớm Thiểm Tây Y-8 và một máy bay thu thập tin tức tình báo Thiểm Tây Y-9.
Sau khi vượt qua eo biển Hàn Quốc hướng về biển Nhật Bản, máy bay Trung Quốc vòng qua đảo Oki rồi bay ngược về phía biển Hoa Đông.

TT Putin bất ngờ miễn nhiệm 15 tướng lĩnh Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày hôm nay đã ký sắc lệnh miễn nhiệm 15 tướng lĩnh thuộc các cơ quan Bộ Nội vụ, Bộ Tình trạng khẩn cấp, Cơ quan Hành pháp và Ủy ban Điều tra Liên bang.

Sắc lệnh do Tổng thống Putin ký được công bố trên cổng thông tin pháp lý chính thức của nhà nước Liên bang Nga.

Góc khuất cuộc sống người nhập cư Pakistan tại Hy Lạp

(Kiến Thức) - 5 năm sau khi Shahzad Luqman, một người nhập cư đến từ Pakistan, bị đâm chết tại thủ đô Athens (Hy Lạp), những cuộc tấn công của các phần tử cực hữu nhằm vào di dân Pakistan vẫn tiếp diễn.

Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap
 Theo Al Jazeera, Javied Aslam, 50 tuổi, người đứng đầu tổ chức Cộng đồng Pakistan tại Hy Lạp, vẫn luôn nhớ về ngày Luqman bị sát hại tại thủ đô Athens. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)

Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-2
“Họ đã tấn công khoảng 1.000 công nhân. Và không có thành viên nào trong Đảng phát xít mới Golden Dawn ở Hy Lạp bị trừng phạt cho tới khi Luqman bị đâm chết. Hai kẻ giết người bị bắt giữ”, Aslam, người chuyển tới Hy Lạp sinh sống từ năm 1996, kể lại. 

Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-3
Các công nhân nhập cư đóng vai trò chủ đạo trong các cuộc tuần hành chống phát xít tại Hy Lạp trong những năm gần đây. Họ thường đổ xuống đường phố biểu tình sau khi các vụ tấn công nhằm vào những người dân nhập cư xảy ra.

Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-4
Các vụ đánh đập và đe dọa xảy ra tại Goritsa, ngôi làng nơi Mahmoud sinh sống và làm việc, trong suốt nhiều tháng qua. “Tại Gortisa, hầu hết các gia đình đều có nạn nhân. Trong hai năm qua, không chỉ tôi mà nhiều người khác đã bị tấn công”, Mahmoud chia sẻ. 

Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-5
Đa số các vụ bạo lực xảy ra nhằm vào người tị nạn và dân nhập cư. 

Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-6
Những công nhân nhập cư Pakistan, chiếm khoảng 90% số lao động được thuê làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hy Lạp, luôn bị gây khó dễ trong công việc.

Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-7
Không chỉ bị tấn công, người dân Pakistan tại Hy Lạp phải chật vật để tìm kiếm nơi ở. 

Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-8
 Số người Pakistan tại Goritsa bị tấn công gia tăng trong năm 2017. Nhiều dân nhập cư đã quyết định chuyển tới những địa điểm an toàn hơn. Tuy nhiên, Mahmoud vẫn quyết bám trụ tại nơi này.

Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-9
 Mahmoud chia sẻ: “Không có ông chủ nào giúp đỡ chúng tôi. Nếu tôi nói sẽ tham gia biểu tình, ông chủ tôi sẽ không để tôi đi”.

Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-10
Theo ước tính, cộng đồng dân nhập cư ở Hy Lạp, đặc biệt là di dân Pakistan, có tới 50.000 người và họ đổ về quốc gia Địa Trung Hải này kể từ những năm 1970. 

Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-11
Cả Ashfaq Mahmoud (trái) và Qamar Zaman (phải) đều là nạn nhân của các vụ bạo lực nhằm vào người nhập cư ở Hy Lạp năm 2017.