Máy bay chiến đấu F/A-18 của Mỹ rơi xuống biển Philippines

Máy bay chiến đấu F/A-18 của Hải quân Mỹ ngày 12/11 bị rơi xuống vùng biển Philippines, gần tỉnh Okinawa (Nhật Bản). Hai phi công đều được cứu thoát.

RT ngày 12/11 đưa tin máy bay chiến đấu F/A-18 hoạt động trên tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ đã rơi xuống vùng biển Philippines gần tỉnh Okinawa, Nhật Bản.
May bay chien dau F/A-18 cua My roi xuong bien Philippines
Một máy bay chiến đấu F/A-18 trên boong tàu sân bay USS Ronald Reagan. Ảnh: REUTERS. 
Hải quân Mỹ trong một thông cáo cho biết máy bay rơi do “vấn đề kỹ thuật” trong lúc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên ở vùng biển Philippines. Thông cáo thêm rằng cả hai viên phi công đều nhảy dù thành công và nhanh chóng được tàu sân bay USS Ronald Reagan giải cứu.
Hải quân Mỹ thông báo tàu USS Ronald Reagan đã trở lại hoạt động bình thường, nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra.
Máy bay chiến đấu F/A-18 thuộc biên chế của Hạm đội số 7, có trụ sở tại Yokosuka, Nhật Bản. Đây không phải là lần đầu tiên có tai nạn liên quan tới tàu sân bay USS Ronald Reagan. Hồi tháng 10 vừa qua, gần như ngay sau khi cất cánh, một chiếc trực thăng MH-60 Seahawk của Hải quân Mỹ đã rơi xuống sàn tàu khiến một số binh sĩ Mỹ bị thương.

Những cuộc chiến “biểu tượng” của nước Mỹ suốt 100 năm qua

(Kiến Thức) - Trong 100 năm qua, nước Mỹ đã vượt mặt mọi quốc gia trên thế giới để trở thành cường quốc tham dự và khơi mào nhiều cuộc chiến tranh nhất và cái giá mà họ phải trả cho hành động này cũng không hề rẻ chút nào.

Nhung cuoc chien “bieu tuong” cua nuoc My suot 100 nam qua
 Cuộc chiến mở màn cho thế kỷ 20 của Mỹ chính là Chiến tranh Thế giới thứ nhất hay còn gọi là Đại chiến. Đây là cuộc chiến đầu tiên ở châu Âu mà Mỹ tham gia với quy mô lớn tổng lực. Nguồn ảnh: BI.

Khám phá chiến đấu cơ kỳ lạ nhất Hải quân Mỹ

(Kiến Thức) - Sự kỳ lạ ở đây là mẫu máy bay chiến đấu này không được thiết kế và sản xuất tại Mỹ, nó đã gây ra những tranh cãi nảy lửa trong chính giới Mỹ.

Kham pha chien dau co ky la nhat Hai quan My
 Sau tiện dụng nhờ khả năng cất/ hạ cánh thẳng đứng đặc biệt của Harrier G.R.1 trong Không quân Hoàng gia Anh đã “hút hồn” Thủy quân Lục chiến Mỹ (US Marine Corp). TQLC Mỹ luôn muốn một máy bay chiến đấu cánh cố định có thể hỗ trợ cho lực lượng mặt đất nhanh chóng và tức thời, có thể cất cánh từ tàu sân bay đổ bộ ngoài khơi cách xa bờ biển, không cần tàu sân bay đổ bộ phải tiến đến gần bờ biển.   

Đột nhập bệnh viện máy bay chiến đấu Nga ở Vladivostok

(Kiến Thức) - Nhà máy 322 được coi là cơ sở bảo dưỡng máy bay chiến đấu số 1 của Không quân Nga đặt tại Vladivostok - thủ phủ vùng Viễn Đông. 

Dot nhap benh vien may bay chien dau Nga o Vladivostok
Nhà máy sửa chữa 322 được coi là cơ sở bảo dưỡng, đại tu hàng không quân sự lớn nhất khu vực Viễn Đông. Việc nó nằm rất xa phần lãnh thổ châu Âu của nước Nga là một lợi thế của 322. Bởi khi có chiến sự xảy ra, các nhà máy ở phần phía Tây có thể hứng chịu các cuộc tấn công thì 322 vẫn sẽ an toàn. Nguồn ảnh: Sina.
Dot nhap benh vien may bay chien dau Nga o Vladivostok-Hinh-2
Bảo dưỡng, sửa chữa máy bay chiến đấu gồm máy bay tiêm kích, máy bay ném bom và máy bay cường kích là yếu tố quan trọng trong việc duy trì khả năng phòng thủ của Nga. Việc bảo vệ được các nhà máy này mang tính "sống còn" với cả lực lượng Không quân Nga. Nguồn ảnh: Sina.