Mẩu thuốc lá vạch mặt kẻ giết chủ quán cà phê

Dấu vết hiện trường bị xóa sạch nhưng các mẩu thuốc lá trên gạt tàn đã tố kẻ giết người.

“Vụ giết người xảy ra giữa ban ngày, trong khu dân cư. Nạn nhân nằm chết trên vũng máu, hiện trường bị hung thủ dội nước xóa sạch… Lãnh đạo Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP.HCM yêu cầu tổ khám nghiệm hiện trường phải thu cho được những dấu vết truy nguyên đồng nhất để xác định thủ phạm”, trung tá Hà Thanh Lâm, người được mệnh danh là cuốn từ điển sống của Phòng Kỹ thuật hình sự, nhớ lại vụ án cách đây hai năm.
Nạn nhân bị sát hại dã man
Hơn 26 năm gắn bó với việc khám nghiệm hiện trường nhưng án mạng ở quán cà phê ven quốc lộ 22 ở xã Tân An Hội, huyện Củ Chi ngày 4/11/2014 là một trong những vụ án giết người mà trung tá Lâm và đồng đội nhớ mãi.
Chiều tối hôm xảy ra án mạng, mọi người thấy chiếc xe máy của chị Ngô Thị Kiều O., chủ quán cà phê, dựng phía sau quán nhưng bên trong tối om. Nghi có chuyện chẳng lành, mọi người đến gõ cửa nhưng không thấy ai trả lời. Vào bên trong, họ phát hiện chị O. nằm chết trên nền nhà quán cà phê với nhiều vết đâm, cắt trên cổ…
Trung tá Lâm cùng tổ khám nghiệm hiện trường Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP.HCM nhanh chóng có mặt. Hung thủ ra tay tàn độc, táo tợn vì thời điểm gây án ban ngày, sát bên là cửa hàng xe máy đông đúc nhưng không ai hay.
Mau thuoc la vach mat ke giet chu quan ca phe
Công an khám nghiệm hiện trường vụ án. 
Theo quan sát, quán cà phê chỉ có vài ghế nhựa, lèo tèo mấy ly thủy tinh, hai gạt tàn thuốc trên bàn.
“Nạn nhân chỉ mặc chiếc quần lót, vết cắt ngang cổ làm chị O. không kịp kêu. Hiện trường không có dấu vết của chuyện lục soát và chúng tôi không tìm thấy điện thoại, ví tiền của nạn nhân. Sau khi gây án, hung thủ dội nước xóa dấu vết làm anh em như rơi vào ngõ cụt”, trung tá Lâm nhớ lại.
Tổ khám nghiệm nhận định đây là quán cà phê kích dục trá hình, quan hệ của nạn nhân rất phức tạp, dấu vết hiện trường không còn gì nên việc truy tìm hung thủ như mò kim đáy bể.
Chiếc gạt tàn thuốc tố hung thủ
Tuy nhiên, tổ khám nghiệm hiện trường chú ý đến chiếc gạt tàn thuốc để trên bàn, nhận định có khả năng hung thủ giết người để lại mẩu tàn thuốc trong đó.
“Có đến hàng chục mẩu tàn thuốc, mới cũ lẫn lộn nhưng bằng sự trải nghiệm của mình, anh em trong tổ chỉ chọn những mẫu tàn thuốc lá mới vừa sử dụng trong ngày và tiếp tục phân loại, tìm được mẩu gần với thời gian nạn nhân tử vong nhất”, ông Lâm kể.
Tổ khám nghiệm thận trọng lấy từng chiếc đầu lọc thuốc lá ra khỏi gạt tàn, đo đạc tỉ mỉ, xác định tên các mẩu thuốc lá để giám định. “Chi phí giám định ADN đầu lọc thuốc lá rất tốn kém, anh em phải phân tích, chọn chính xác ra hai mẩu đầu lọc mới nhất gửi đi giám định”, ông Lâm nói.
Cùng với đó, các trinh sát của Công an TP.HCM sàng lọc những người hay đến quán và xác định nghi can Nguyễn Hữu Hậu thường làm khách của quán này nên đưa vào vòng tình nghi. Tuy nhiên, công an chẳng có chứng cứ nào để quy buộc nghi phạm.
“Hai tháng sau khi gửi mẩu tàn thuốc đi giám định, trung tâm nhận kết quả là trong hai đầu lọc thuốc lá, mẩu tàn thuốc hiệu Hero dài 3,3 cm có sự hiện diện ADN của Nguyễn Hữu Hậu. Từ chứng cứ này, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ra lệnh bắt khẩn cấp nghi can”, vị trung tá kể.
Tại cơ quan công an, Hậu khai chiều tối 4/11 đến quán uống cà phê và gọi chủ quán vào kích dục. Vì chị này làm Hậu bị đau, Hậu đòi về thì bị yêu cầu trả… 25.000 đồng tiền công. Hậu cự cãi rồi chụp con dao sát hại nạn nhân, dội nước xóa dấu vết…
Đây là vụ án đầu tiên kỹ thuật hình sự Công an TP.HCM thực hiện việc giám định ADN từ mẩu đầu lọc thuốc lá truy tìm hung thủ thành công. Đây là kinh nghiệm quý, củng cố lòng tin cho lực lượng kỹ thuật hình sự TP.HCM về công tác phát hiện, thu giữ, bảo quản dấu vết sinh học để giám định ADN.
Trung tá Hà Thanh Lâm, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP.HCM
>>> Mời quý độc giả xem video Những vụ cướp táo tợn (nguồn Youtube):

Loại bỏ xe máy: Nghe rất đúng nhưng đố làm được

Để loại bỏ hoàn toàn xe máy, chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng, ô tô cá nhân, TP.HCM cần khoảng 470 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2025.

Tại hội thảo: "Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM - Thực trạng và giải pháp", PGS. TS Phạm Xuân Mai, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, đã đưa ra đề xuất thành phố nên "làm cuộc cách mạng" hạn chế, tiến tới cấm hẳn, loại bỏ xe máy như nhiều nước đã làm.

Góc nhìn thẳng về đề xuất cấm xe máy

(Kiến Thức) - Quan trọng nhất trước khi bàn đến việc cấm xe máy là phải trả lời được câu hỏi: “Cấm xe máy thì người dân đi lại bằng phương tiện gì?”.

Câu chuyện “cấm xe máy” tưởng như đã cũ bởi hàng chục năm qua, bao nhiêu cuộc hội thảo được tổ chức, bao nhiêu đề xuất về việc cấm xe máy tại Hà Nội và TP HCM đã được đưa ra. Sau mỗi đề xuất lại có nhiều ý kiến phản bác, ủng hộ tạo nên những làn sóng dư luận trái chiều. Tuy nhiên, đến nay, đề xuất cấm xe máy tại các đô thị lớn vẫn trong vòng luẩn quẩn.
Mới đây, trong cuộc hội thảo “Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP HCM - thực trạng và giải pháp”, đề xuất cấm xe máy lại được PGS.TS Phạm Xuân Mai – người đã nghiên cứu về đề tài xe máy từ năm 2004 đến nay - đưa ra, một lần nữa lại thu hút nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, tạo sự phản biện xã hội cao.