Mất 300 triệu vì sập bẫy lời mời nâng cấp mạng 5G

Ngoài sử dụng thông tin của bị hại để rút tiền, các đối tượng còn sử dụng thông tin cá nhân này để thực hiện hành vi vay tiền qua app online.

Thời gian gần đây, phóng viên VTV đã liên tiếp nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình trạng giả danh các nhà mạng gọi điện đến khách hàng để nâng cấp dịch vụ sim điện thoại, sau đó chiếm quyền kiểm soát sim để thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền, hay bị làm giả các loại giấy tờ để mở tài khoản ngân hàng thực hiện hành vi lừa đảo.
Bộ Công an cho biết, một trong những nguyên nhân là do các nạn nhân đã bị lộ, lọt thông tin cá nhân và bị kẻ xấu lợi dụng.
Gửi một vài tin nhắn theo cú pháp được hướng dẫn, một người phụ nữ đã mất gần 300 triệu đồng bởi tin vào kịch bản các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng.
"Có một người gọi bảo chị có đổi sim 5G không. Sau đó tôi thấy tài khoản tự dưng mất tiền", nạn nhân chia sẻ.
Mat 300 trieu vi sap bay loi moi nang cap mang 5G
(Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí).
Theo công an, nhóm lừa đảo đã lợi dụng vào chính sách nâng cấp dịch vụ sim điện thoại của các nhà mạng để yêu cầu nạn nhân gửi tin nhắn theo cú pháp mà đối tượng chỉ định. Từ đây sim điện thoại của nạn nhân sẽ mất quyền kiểm soát, các thông tin cá nhân, tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng, ví điện tử và mã OTP đã bị nhóm lừa đảo chiếm đoạt để rút tiền.
Ngoài sử dụng thông tin của bị hại để rút tiền, các đối tượng còn sử dụng thông tin cá nhân này để thực hiện hành vi vay tiền qua các app online, làm giấy tờ giả để thực hiện các vụ lừa đảo. Mới đây, tại tỉnh Hà Tĩnh, một người phụ nữ đã bị các đối tượng làm giả chứng minh nhân dân, mở tài khoản ngân hàng để phục vụ lừa đảo mua bán thiết bị điện dân dụng. Vụ việc hiện đang được công an điều tra xử lý.
Theo các chuyên gia công nghệ, trong các vụ việc trên, các đối tượng đã chiếm đoạt thông tin cá nhân của người dùng bằng cách thả vào các đường link chứa mã độc. Từ đó, các đối tượng sẽ kích hoạt dịch vụ Internet Banking, Smart Banking để chiếm đoạt tiền.
"Trang web này có thể gắn những mã độc, những mã này được tải xuống và gắn vào thiết bị điện thoại hoặc máy tính của người sử dụng, từ đó chiếm quyền kiểm soát của người dùng và lấy những thông tin nhạy cảm, dữ liệu quan trọng của người đó", ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Công ty cổ phần an toàn thông tin CyRadar, cho biết.
"Các dịch vụ như ví điện tử, ngân hàng số, giao dịch online đều dựa trên việc xác thực, một cách xác thực đơn giản là dùng xác thực qua SMS, số điện thoại. Cách xác thực này không hoàn toàn an toàn nếu chúng ta để điện thoại không an toàn", Tiến sĩ Vũ Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam, nhận định.
Số liệu từ cơ quan giảm sát an ninh mạng cho biết, từ đầu năm đến nay, các vụ lừa đảo trên không gian mạng tại Việt Nam liên tiếp gia tăng. Cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 5,4 triệu tên miền độc hại và các web lừa đảo đang tìm cách xâm nhập vào không gian mạng để lừa đảo, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm gia tăng nhiều nhất vẫn là các chiêu trò giả danh ngân hàng điện tử, ví điện tử, bán hàng online và các dịch vụ mạng xã hội…

Những chiêu trò giả danh cơ quan chức năng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thời gian qua, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn, nhất là sử dụng công nghệ cao để gây án.

Mời độc giả xem video: Những chiêu trò giả danh cơ quan chức năng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Nguồn video: ANTĐ)

5 mẫu nhà cấp 4 ba phòng ngủ giá chỉ từ 300 triệu

Với số tiền đầu tư khiếm tốn chỉ khoảng 300 triệu bạn vẫn có thể sở hữu căn nhà cấp 4 có 3 phòng ngủ đẹp không kém gì biệt thự.

Nhà cấp 4 mái Thái

5 mau nha cap 4 ba phong ngu gia chi tu 300 trieu

Giả danh công an gọi điện cho con mồi để chiếm đoạt 47.000 USD

Đối tượng lừa đảo ở Trung Quốc gọi điện cho con mồi để lấy thông tin cá nhân sau đó chiếm đoạt 47.000 USD.

Cảnh sát Trung Quốc đã tiến hành bắt giữ một nghi phạm bị tình nghi lừa đảo và chiếm đoạt số tiền hơn 300.000 nhân dân tệ (47.000 USD) của một người phụ nữ. Đối tượng đã lợi dụng hình thức giao dịch mới bằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) để thực hiện hành vi lừa đảo.

Theo Thepaper.cn, nghi phạm đã gọi cho người phụ nữ vào đầu tháng này và giả danh là cảnh sát để thu thập thông tin cá nhân bao gồm số căn cước công dân, chi tiết tài khoản ngân hàng và hình ảnh khuôn mặt của nạn nhân.

Gia danh cong an goi dien cho con moi de chiem doat 47.000 USD
Một trung tâm thương mại chấp nhận hình thức thanh toán bằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số ở Thượng Hải. (Ảnh: Reuters)

Sau đó, nghi phạm dùng thông tin của nạn nhân để mở ví điện tử dùng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Nghi phạm thực hiện giao dịch chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của người phụ nữ sang tài khoản chính chủ của hắn.

Cảnh sát đã truy tìm manh mối theo lịch sử giao dịch và xác nhận nghi phạm chính là chủ nhân của số tài khoản nhận tiền từ tài khoản của nạn nhân.

Nghi phạm họ Li nhanh chóng bị bắt giữ. Tại cơ quan điều tra, tên này thừa nhận tham gia đường dây rửa tiền nhân dân tệ kỹ thuật số cho những kẻ lừa đảo tài chính ở nước ngoài.

Dù vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc đã có hơn 140 triệu cá nhân sử dụng. Ngoài ra, các ngân hàng Trung Quốc còn tung ra nhiều chương trình khuyến mãi và quảng cáo nhằm thu hút thêm người dùng.

Các quan chức thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhấn mạnh sẽ có các biện pháp tăng cường bảo mật thông tin của người dùng, đồng thời trấn áp các hành vi phạm tội liên quan tới đồng nhân dân tệ kỹ thuật số.

Hiện có 4 loại ví điện tử dùng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số được ban hành và mỗi loại yêu cầu mức độ cung cấp thông tin cá nhân khác nhau. Trong đó, một loại ví chỉ yêu cầu người dùng cung cấp số điện thoại.

Trong một vụ án khác, hôm 5/11, cảnh sát ở tỉnh Hà Nam đã bắt giam 11 người trước nghi vấn dùng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số để rửa tiền cho những đối tượng lừa đảo tài chính hoạt động ở Campuchia.

Trong tháng này, một số người dân sinh sống ở thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông cũng đã báo cáo với lực lượng chức năng về việc bị lừa đảo khi giao dịch bằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số.

Những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng tốc thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số trên diện rộng tại một số thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Tô Châu. Giới phân tích nhận định Trung Quốc muốn tạo ra một hệ thống tài chính mới nhằm thách thức quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ.

Hiện đồng nhân dân tệ kỹ thuật số có thể được sử dụng để mua vé tàu điện ngầm, mua sắm trực tuyến và các mặt hàng của nhiều nhà cung cấp ở Trung Quốc. Đáng nói, đồng tiền này được dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 nhằm cho phép người nước ngoài mở ví kỹ thuật số và tham gia trải nghiệm.