Mất 10 năm để tung sản phẩm, Viễn thông Đông Dương làm ăn ra sao?

(VietnamDaily) - Phải mất tới 10 năm, Công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom mới bắt đầu tung sản phẩm dịch vụ viễn thông di động thương mại ra thị trường.

Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom (Indochina Telecom) chính thức ra mắt dịch vụ viễn thông di động đầu số 087 (mạng di động ITelecom).
Đông Dương Telecom là doanh nghiệp tiên phong triển khai mô hình mạng di động ảo MVNO (Mobile Virtual Network Operator) tại Việt Nam bằng việc ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn VNPT để sử dụng cơ sở hạ tầng của mạng di động VinaPhone với đầu số di động 087.
Mat 10 nam de tung san pham, Vien thong Dong Duong lam an ra sao?
Đông Dương Telecom là doanh nghiệp tiên phong triển khai mô hình mạng di động ảo tại Việt Nam. Ảnh: Vietnamnet.
Với đầu số 087, Indochina Telecom chính thức trở thành doanh nghiệp thứ 6 trên thị trường viễn thông Việt Nam tại thời điểm đó, sau Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile và G-tel.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên cái tên Đông Dương Telecom xuất hiện ở thị trường viễn thông trong nước. Công ty này đã từng ấp ủ dự định cung cấp dịch vụ di động ảo tại Việt Nam trước đó 10 năm.

Mời độc giả xem video: Sức mạnh của mạng 5G. Nguồn: Youtube.

Ngày 19/8/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động cho Công ty Đông Dương Telecom. Nếu thành công, đây sẽ là mô hình bán lại dịch vụ đầu tiên trong lĩnh vực di động của Việt Nam.
Tại thời điểm nhận giấy phép cung cấp dịch vụ, Đông Dương Telecom cho biết sẽ sử dụng hạ tầng của Viettel để cung cấp dịch vụ di động cho khách hàng. Khác với những mạng di động được cấp phép trước đó, Đông Dương Telecom không được cấp tần số mà được chia sẻ hạ tầng vô tuyến 3G với Viettel và được roaming với các mạng GSM (2G và 2,5G) khác.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, đây là loại hình dịch vụ mới, nên muốn thành công, chắc chắn các doanh nghiệp như Đông Dương Telecom phải có sự phối hợp, trợ giúp của các mạng di động khác, cũng như các cơ quan quản lý nhà nước. Việc hợp tác bán lại dịch vụ này phải dựa trên cơ sở đàm phán và đảm bảo lợi ích giữa các bên để tạo thành công cho các doanh nghiệp.
Đáng tiếc, thời điểm đó, Đông Dương Telecom đã lỡ hẹn với thị trường viễn thông Việt Nam khi sau 3 năm được cấp phép vẫn chưa thể cung cấp mạng di động ảo trên thị trường, Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2012 cũng đã thu hồi giấy phép của công ty này.
Sau 7 năm, Đông Dương Telecom đã trở lại với người "bạn đồng hành" mới - VinaPhone. Đông Dương Telecom sẽ là nhà mạng đầu tiên triển khai mô hình mạng di động ảo.
Đông Dương Telecom đã tung ra thị trường sản phẩm, dịch vụ dành cho công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp ở 9 tỉnh, thành bao gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Long An và Đồng Nai.
Theo lãnh đạo Đông Dương Telecom, mục tiêu của công ty là hướng tới 15 triệu công nhân tại các khu công nghiệp trên cả nước.

Cảnh giác với chiêu trò vay tiền qua App

(VietnamDaily) - Lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra bên trong tòa nhà số 17-19 Tôn Thất Tùng (TP HCM), nơi có trụ sở của Công ty TNHH Cashwagon bị nhiều người tố cáo có hành vi cho hay tiền qua App.

Ngày 2/6, các đơn vị nghiệp vụ liên quan Công an TP HCM đã phối hợp với Công an quận 1 phong tỏa, kiểm tra bên trong tòa nhà số 17 -19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1. Đây là nơi Công ty TNHH Cashwagon đặt trụ sở và bị nhiều người dân tố cáo có hành vi cho vay tiền qua App.
Hầu hết, các App cho vay tiền của Cashwagon đều dẫn dụ khách vay bằng những chiêu trò như: Dễ duyệt đăng ký thông tin online, hoàn toàn bảo mật, và lãi suất thấp. Thế nhưng, khi đã giao dịch thành công, những người vay sẽ phải chịu lãi mẹ đẻ lãi con, với lãi suất thực cho các khoản vay rất cao.

Khách hàng bỗng dưng bị ‘gán’ khoản nợ 50 triệu đồng, TimoBank nói gì?

TimoBank vừa có phản hồi về vụ việc một khách hàng phản ánh bị 'trộm' thông tin cá nhân và bị ‘gán’ khoản nợ 50 triệu đồng.

Liên quan tới vụ việc nữ khách hàng tại Thanh Hóa phản ánh việc bị “trộm” thông tin cá nhân để đăng ký khoản vay, TimoBank vừa có phản hồi tới khách hàng.

Bộ Văn hóa yêu cầu thu hồi văn bản ‘xin’ 400 vé máy bay, kiểm điểm trách nhiệm

Sáng 4/6 tại trụ sở Bộ VHTTDL, ông Nguyễn Thái Bình, Người phát ngôn Bộ VHTTDL chủ trì cuộc họp xung quanh văn bản của Tổng cục Du lịch gửi các hãng hàng không “xin” 400 vé máy bay miễn phí để kích cầu du lịch.

Chủ trì cuộc họp gồm ông Nguyễn Thái Bình, Chánh Văn phòng Bộ, ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch. Cuộc họp còn có sự có mặt của đại diện truyền thông Vietnam Airlines, đại diện khu vực phía Bắc Vietjet Air.

Ông Phúc giải thích, nhiều năm qua Tổng cục Du lịch hợp tác chặt chẽ với các hãng hàng không nội địa để quảng bá du lịch trong và ngoài nước. Tùy nội dung hai bên ký kết các biên bản thỏa thuận và kế hoạch làm việc cụ thể. Hai bên có thỏa thuận hợp tác chiến lược trong hợp tác xúc tiến du lịch.

Năm 2020 do tác động của COVID-19, sự hợp tác giữa Tổng cục và các hãng hàng không tập trung trung xúc tiến du lịch nội địa. Hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam du lịch Việt Nam”, 6 tháng cuối năm Tổng cục phối hợp với các hãng hàng không thực hiện nhiều chương trình tại nhiều địa phương.

“Xuất phát từ áp lực sớm phục hồi nhanh phục hồi du lịch nội địa, tuy nhiên Tổng cục nhận thức nội dung chưa phù hợp, nên chúng tôi sẽ thu hồi văn bản. Chúng tôi mong ba hãng hàng không cảm thông với chúng tôi”, ông Phúc nói.

Ông Nguyễn Thái Bình thông tin, chiều tối 3/6 Bộ có văn bản yêu cầu Tổng cục giải trình. Sáng 4/6, lãnh đạo Tổng cục Du lịch có báo cáo giải trình lên Bộ trưởng. Thứ trưởng Lê Quang Tùng sáng 4/6 ký văn bản yêu cầu Tổng cục Du lịch thu hồi văn bản 167, giao Tổng cục Du lịch kiểm điểm trách nhiệm cá nhân và tổ chức liên quan trước 6/6.

Bo Van hoa yeu cau thu hoi van ban ‘xin’ 400 ve may bay, kiem diem trach nhiem

Dồn lực cho xúc tiến du lịch nội địa. Ảnh: HOÀNG MẠNH THẮNG