Mang quốc tịch Síp, ông Phạm Phú Quốc còn xứng đáng đại diện cử tri?

“Là đại biểu Quốc hội lại có thêm quốc tịch khác thì ông đại diện cho ai? Chẳng lẽ ông lại đại diện cho nước vừa nhập quốc tịch à?”, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho biết khi trao đổi với phóng viên Tiền Phong.

Có quốc tịch nước ngoài thì đại diện cho ai?

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong về vụ việc đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc “có quốc tịch Síp”, ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho biết: Luật Tổ chức Quốc hội đã ghi rõ: Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri nơi ứng cử, đồng thời cũng đại diện cho quyền lợi của cử tri trên cả nước. Luật cũng ghi rõ, đại biểu Quốc hội là công dân của nước Việt Nam.

“Là đại biểu Quốc hội lại có thêm quốc tịch khác thì ông đại diện cho ai? Chẳng lẽ ông lại đại diện cho nước vừa nhập quốc tịch à? Là đại biểu Quốc hội Việt Nam, ông phải đại diện cho cử tri và nhân dân Việt Nam chứ không thể đại diện cho cử tri và nhân dân ở một nước khác được”, ông Tiến nói.

Mang quoc tich Sip, ong Pham Phu Quoc con xung dang dai dien cu tri?

Ông Lê Như Tiến

Ông Lê Như Tiến cũng nói rõ: ông Phạm Phú Quốc đã vi phạm khi nhập quốc tịch Síp từ năm 2018, nhưng lại không báo cáo trung thực với cơ quan có thẩm quyền. Ngay từ đầu nhiệm kỳ vừa qua cũng có một nữ đại biểu là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã bị xóa tư cách đại biểu Quốc hội vì có thêm quốc tịch Malta nhưng không kê khai. Thực tiễn đã xảy ra và đã bị xử lý, không cớ gì trường hợp này lại không?

“Vì lý do nào đó, nếu muốn có quốc tịch khác, lẽ thường ông ấy phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Lúc đó với tư cách một công dân bình thường, ông có thể có thêm quốc tịch khác. Nếu không là đại biểu Quốc hội thì không sao cả, đó là quyền công dân. Nhưng đã là đại biểu Quốc hội thì có nên có hai quốc tịch?”, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh.

Ông Tiến cho rằng Ủy ban thường vụ Quốc hội cần sớm xác minh, làm rõ và nếu rõ rồi phải xử lý kịp thời. Trong trường hợp này, không cần phải chờ đến kỳ họp Quốc hội tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể thực hiện ngay trong phiên họp gần nhất, thậm chí họp bất thường, xem xét tư cách đại biểu của ông Phạm Phú Quốc trên cơ sở kiến nghị của Ban Công tác đại biểu và Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM.

Phải bổ sung hồ sơ

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong về vụ việc này, lãnh đạo cấp vụ thuộc Bộ Nội vụ cho biết, đối với cán bộ, công chức, ngay khi tuyển dụng đầu vào đã quy định “có một quốc tịch Việt Nam”. “Hằng năm anh phải có trách nhiệm thông báo tất cả những gì liên quan đến nhân thân của mình. Ngay cả khi vợ chồng ly hôn cũng phải báo cáo tổ chức. Thậm chí liên quan đến người thân trong gia đình, như vợ, chồng, con cái, bố mẹ… cũng đều phải thông báo hàng năm với tổ chức”, vị này cho hay.

Cũng có ý kiến nêu, vậy có quy định nào bắt buộc ông ấy phải khai báo khi có thêm quốc tịch không? “Không phải tất cả mọi thứ đều phải quy định trong pháp luật. Nhưng trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, đương nhiên phải khai báo, chứ không phải vì không quy định thì không khai.

Mặt khác đã là đảng viên, hàng năm phải bổ sung lý lịch hồ sơ. Với tư cách một đại biểu Quốc hội, ông Phạm Phú Quốc phải báo cáo với cơ quan quản lý, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM và Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, chuyên gia Bộ Nội vụ khẳng định.

“Là đại biểu Quốc hội Việt Nam, ông phải đại diện cho cử tri và nhân dân Việt Nam chứ không thể đại diện cho cử tri và nhân dân ở một nước khác được”.
Ông Lê Như Tiến

Triệt phá sòng bạc khủng do người Hàn Quốc điều hành ở căn biệt thự tại Sài Gòn

(Vietnamdaily) - Một sòng bạc Poker “khủng” do 1 người Hàn Quốc điều hành quy tụ hàng chục con bạc mang quốc tịch nước ngoài ở phường Thảo Điền, quận 2 vừa bị Công an TP HCM triệt phá. 

Qua công tác điều tra nắm địa bàn, trinh sát công an phát hiện một tụ điểm cờ ở căn biệt thự nằm trên đường 42, phường Thảo Điền, quận 2, TPHCM.

Sòng bạc này do Park Han Seol (quốc tịch Hàn Quốc) và thường có nhiều người (chủ yếu là người ngoại quốc) ra vào.

Thêm 21 người nhiễm COVID-19 ở Đà Nẵng và Quảng Nam

(Vietnamdaily) - Lúc 18h ngày 3/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 21 ca dương tính với COVID-19, trong số này có 15 ca tại Đà Nẵng, 6 ca tại Quảng Nam.

CA BỆNH 622-627: tại Quảng Nam, độ tuổi từ 38-83, liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng, trong đó: 3 ca là người thăm tại Khoa Thận - Nội tiết, 1 ca là người chăm sóc BN524, 1 ca tiếp xúc BN524,  1 ca là bệnh nhân Khoa Thận - Nội tiết.

Thêm 10 ca nhiễm COVID-19, Việt Nam cách ly hơn 133 nghìn người

Sáng 4/8, Bộ Y tế cho biết có thêm 10 ca mắc mới COVID-19. Trong đó có 7 ca tại Đà Nẵng, 3 ca tại Quảng Nam có liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng.

Trước việc phát hiện nhiều ca lây nhiễm trong bệnh viện, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có công điện khẩn yêu cầu các địa phương tăng cường quyết liệt phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt cho các đối tượng có nguy cơ cao. Cụ thể:

Bệnh nhân 643-645 (BN643-645) tại Quảng Nam, độ tuổi từ 35-67, liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng gồm: 1 bệnh nhân tại Khoa Nội - Thần kinh - Huyết học, Bệnh viện Đà Nẵng; 2 bệnh nhân là F1 của BN555 (Bệnh nhân tại Khoa Ngoại - Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng).

Bệnh nhân 646-652 (BN646-652) độ tuổi từ 30-68, trong đó:1 bệnh nhân là nhân viên y tế tại Bệnh viện Đà Nẵng; 5 bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng; 1 bệnh nhân là F1, đang cách ly tập trung tại Khu ký túc xá phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Hiện Việt Nam có tổng cộng 652 ca mắc COVID-19, trong đó 307 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Số lượng ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng từ ngày 25/7 đến nay: 205 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 133.279.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị -Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: Đến thời điểm này đã có 374/652 ca bệnh COVID-19 của nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 58,3% tổng số ca bệnh.

Riêng đối với bệnh nhân người nước ngoài, đến nay có 50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi.

Tính đến sáng ngày 4/8, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 21 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 251 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19. Số trường hợp tử vong: 6 ca.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường quyết liệt phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Công điện của Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực phòng chống dịch COVID-19. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng tình hình bệnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp; đã có trường hợp lây nhiễm từ người bệnh sang người bệnh, nhân viên y tế, người nhà, người chăm sóc người bệnh.

Bệnh dịch COVID-19 càng trở nên nguy hiểm khi lây sang những người bệnh cao tuổi, có nhiều bệnh kèm theo, đang điều trị tại khoa hồi sức tích cực, thận nhân tạo...

Để hạn chế tối đa các hậu quả của dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng, Bộ Y tế - Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương thực hiện các nội dung sau:

Với các cơ sở y tế: thực hiện triệt để Công điện số 1158/CĐ-BCĐQG ngày 27/7/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia và các quy định về các biện pháp phòng, và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh đã ban hành.

Khẩn trương rà soát, chủ động, tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh tại cơ sở y tế theo các kịch bản phòng chống dịch ở mức cao nhất.

Thực hiện giãn cách tại các khu vực tập trung đông người trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hạn chế tối đa người nhà chăm sóc người bệnh. Thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện tại các đơn vị cấp cứu và hồi sức tích cực.

Đồng thời tổ chức rà soát, có biện pháp bảo đảm an toàn tối đa, phòng chống lây nhiễm cho toàn bộ những người bệnh có nguy cơ cao, đặc biệt là người cao tuổi và người có bệnh lý nền. Sàng lọc kỹ lưỡng toàn bộ người bệnh đang điều trị tại các khoa lâm sàng, thực hiện cách ly tại khu vực riêng và chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2.

Thực hiện việc cấp phát thuốc điều trị các bệnh mạn tính với thời gian dài hơn, tối đa không quá 3 tháng cho tất cả các đối tượng. Đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hướng dẫn chi tiết cho các địa phương và điều chỉnh trên phần mềm thanh toán bảo hiểm y tế.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan khuyến cáo và thông báo cụ thể tới các gia đình có người cao tuổi, người có các bệnh lý nền và các trường hợp có nguy cơ cao khác hạn chế tối đa việc ra ngoài, khi có vấn đề về sức khỏe phải liên hệ ngay với y tế xã, phường, bác sỹ gia đình; trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp cứu mới đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh...

Thực hiện khai báo y tế điện tử hoặc hồ sơ điện tử đầy đủ, trước hết ưu tiên kê khai cho người từ 60 tuổi trở lên và người có các bệnh lý nền, bệnh không lây nhiễm hoặc các bệnh lý khác.