![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Đang mơ màng ngủ, chuông điện thoại di động đổ dồn. Theo thói quen, em chụp lấy cái điện thoại, nhìn ngấu nghiến màn hình. Một số lạ tiếp thị chăm sóc da. Em trả lời ậm ừ, tắt máy, đặt điện thoại xuống mà lòng buồn tênh.
Em thèm lắm cảm giác mỗi sáng mai thức dậy, có ai đó nhắn một cái tin nhỏ chúc ngày mới tốt lành. Hay những đêm dài sâu hun hút, khi ngủ gà gật bên máy tính, có ai đó nhắc nhở: “Ngủ sớm đi em”. Dường như đã rất lâu, em không nhận được những lời hỏi han, quan tâm của anh. Người mà từng một thủa, em tưởng là mối tình đầu và cũng là tình cuối của em.
Ở tuổi 29, không còn trẻ để đón nhận những tình yêu vồ vập, vội vã, lãng mạn như ngày đôi mươi. Em chờ đợi một bờ vai vững chãi, một người đàn ông đủ điềm tĩnh để bên em những khi em cô đơn, trống vắng, khi em quay quắt trong những mớ bòng bong rắc rối của cuộc đời. Và em đã gặp anh vào một ngày em đang thấy trống trải, cô đơn và buồn nhất.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Nhưng chính em để sự tưởng tượng nhấn mình xuống tận cùng nỗi cô đơn. Em nghe lòng thổn thức khi những chiều thứ bảy trôi qua trong cô quạnh. Điện thoại chẳng mấy khi đổ chuông, trừ những cuộc gọi hỏi thăm của ba mẹ và chị gái. Em chờ…trong một niềm tin mơ hồ.
Vì sao anh không nhắn tin, không điện thoại cho em? Em tự hỏi và dằn vặt mình bằng những câu hỏi ngốc nghếch và chợt nhận ra trong lòng mình cũng đang nhạt dần gương mặt anh. Nụ hôn hững hờ ngày nào đã loãng dần trong trí nhớ của em. Vì sao em luôn tự hỏi, anh không đến gặp em? Nhưng em không nhận ra từ rất lâu, thẳm sâu trong trái tim mình, em cũng không hề mong muốn gặp anh. Cảm giác cô đơn, trống vắng khiến em nghĩ đến việc phải trò chuyện với một ai đó nhiều hơn là việc để trái tim kiểm chứng nỗi nhớ ai đó. Một người bạn thân từng nói với em: “Đừng nhận lời yêu ai đó chỉ vì mình đang cô đơn”. Có khi nào buổi chiều mưa, khi anh đặt lên môi em nụ hôn nhẹ nhàng, lòng anh cũng đang khóc trong cô đơn. Và chính bây giờ anh nhận ra mình không còn cô đơn nữa nên tình yêu cũng đã tan theo nỗi buồn và sự trống vắng của anh.
Chiều nay, trời nắng hầm hập. Chậu hồng tỉ muội vặn mình ngoài cửa sổ đón nắng. Những bông hoa đã rũ xuống, cánh mềm nhũn nhẵn. Đất trong chậu khô rang, nứt xé. Đã lâu rồi, em không tưới nước cho chậu hoa. Khi đã trồng cây thì phải chăm sóc cây mới phát triển được. Màn hình điện thoại sáng lên. Không còn cảnh vội vã vồ lấy điện thoại như người câu cá nhanh tay giật cần khi thấy chiếc phao chìm đáy, em lắng nghe tiếng chuông đổ thật dài cho đến khi tắt hẳn. “Em đang làm gì vậy?”. Hai tuần rồi, em mới nghe giọng nói từng làm em chộn rộn, khát khao. “Lâu rồi, em không chăm sóc chậu hoa hồng. Nó chết rồi anh à! Từ ngày em trồng chậu hoa ấy, nó không lớn được chút nào. Vậy mà nay lại chết”, em buông giọng buồn bã. Ở đầu dây bên kia là một chuỗi im lặng kéo dai. Và đó cũng là lần cuối cùng, em nói chuyện với anh.
Sáng cuối tuần, không ai hẹn hò cà phê, không một tin nhắn hỏi han, quan tâm. Em đến quán cà phê quen thuộc, cùng cô bạn thân nhấm nháp li cà phê. Chiều cuối tuần, em lang thang nhà sách, cặm cụi bên những cuốn tiểu thuyết trữ tình lãng mạn. Tối cuối tuần, em đạp xe loanh quanh thành phố. Một cảm giác nhẹ nhàng, ấm áp lan tỏa khắp tâm hồn. Em không còn thấy nặng nề, buồn tẻ khi phải ngồi hàng giờ trong căn phòng vắng chỉ để chờ nghe những tiếng chuông điện thoại tin nhắn khô khốc. Giờ đây, em mới cảm nhận được sâu sắc điều cô bạn gái từng khuyên: “Đừng nhận lời yêu ai đó chỉ vì mình cô đơn”.
Ai cũng bảo số anh sướng, lấy được cô vợ tháo vát, đảm đang. Bạn anh đến chơi, chị lúc nào cũng tươi cười đon đả: “Các anh cứ vui vẻ, em xuống bếp làm vài món”.
Thế rồi quay trước quay sau một lát đã thấy chị lễ mễ bưng lên mấy dĩa nhắm bốc khói, ngon chẳng kém gì nhà hàng. Ấy vậy mà sao anh vẫn cứ thở dài khi được khen. Hỏi thì anh chẳng nói. Bởi anh biết có nói ra chắc cũng không ai hiểu.
Vợ anh chắc hẳn có họ hàng gì đó với ông Tào Tháo ở bên Trung Quốc. Mà có lẽ đúng thật, đúng cả về sự “thông thái” lẫn sự đa nghi. Anh là giảng viên đại học, trí thức hẳn hoi, ra đường ai cũng nể trọng. Vậy mà về nhà anh chỉ là một ông chồng bù nhìn. Mọi việc gia đình một tay chị quyết tuốt. Kể ra thì đúng là chị thông minh, lanh lợi thật. Tiếng là giảng viên đại học nhưng đồng lương của anh chẳng được bao nhiêu. Kinh tế gia đình gần như một mình chị quán xuyến cả. Từ cái nhà ba tầng to vật vã cùng chiếc Mercedes láng o hàng ngày anh vẫn đánh đi dạy đều do một tay chị sắm.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tính chị đa nghi nên hay ghen bóng ghen gió. Chị bảo con gái thời nay ghê lắm. Nghe đâu có kẻ đã quyến rũ chồng người khác mà còn công khai tuyên chiến với vợ người ta. Đụng ai chứ đụng chị thể nào chị cũng cào mặt ra. Anh nghe mà ớn lạnh. Điện thoại anh chị kiểm tra liên tục, mà kiểm tra công khai chứ không phải lén lút gì hết. Email, Facebook của anh cũng không qua được mắt chị. Chỉ cần có tin nhắn nào đó hơi khác khác một chút là chị truy ra cho bằng được. Đàn ông thì thôi, phụ nữ, con gái thế nào chị cũng gọi điện “cảnh cáo”. Sinh viên muốn gặp thầy đều phải đến nhà. Sinh viên nữ thì anh phải báo trước cho chị biết, nếu không thể nào cũng có chuyện. Lần nọ có cô sinh viên đến sửa đồ án mà anh quên “báo cáo”. Rủi thay hôm đó chị lại về giữa chừng, bắt gặp hai thầy trò đang chúi mũi vào sửa bài. Thế là mọi chuyện um cả lên. Cô sinh viên được một phen hoảng hồn, còn anh thì suốt mấy hôm liền bị chị đay nghiến. Kể từ đó anh không dám quên nữa.
Trước khi cưới, cuối tuần anh thường cùng bạn đi lai rai vài ly. Cưới rồi, chị cấm tiệt. Chị bảo: “Hàng quán bây giờ mất vệ sinh lắm. Anh muốn nhậu, cứ rủ bạn về nhà, em sẽ lo”. Chị nói là làm thật. Bạn bè anh tới nhà bao giờ chị cũng xởi lởi, bia bọt, mồi mè chu đáo. Mọi người cứ việc thả ga. Bởi vậy nên ai cũng bảo anh sướng. Anh chỉ cười trừ. Vợ bắt anh phải nhậu ở nhà để luôn luôn ở trong tầm kiểm soát của cô ấy. Có lẽ phải ở trong chăn mới biết chăn có rận.
Anh là con trưởng, là cháu đích tôn của dòng họ. Việc họ hàng bên nội chị đều lo chu tất. Từ việc kị giỗ cho đến đóng tiền xây lăng mộ, xây nhà thờ, chị luôn “chi” trội hơn. Ba mẹ anh ốm, chị đánh xe thẳng về quê đưa ông bà lên phố chữa. Vậy nên họ hàng bên nội nể phục chị lắm. Kể ra mà nói, nhờ chị mà về quê anh cũng được mát mặt. Ai cũng khen anh tốt số. Anh cười mà trong lòng ngao ngán. Anh biết chỉ là kế sách của chị mà thôi. Trước đây anh cũng tự hào khi thấy chị xăng xái lo việc bên nội thật. Nhưng kể từ lần vô tình nghe được cuộc nói chuyện của vợ với chị bạn thì anh mất hết lòng tin: “Việc nhà chồng mình phải lo tươm tất, để chồng có trở mặt thì mình còn có chỗ mà kêu. Thể nào ổng cũng không yên với họ hàng”. Anh nghiệm lại quả đúng chị cao tay. Hèn gì có lần anh mới mở miệng than thở đã bị bố mẹ cảnh cáo. Kể từ đó anh không còn dám ho he.
Anh như một ông chồng được nuôi làm kiểng, được chăm chút, tỉa tót nên trông lúc nào cũng phong độ. Nhưng tất cả chỉ là lớp mã bên ngoài. Mỗi lần về nhà anh lại trằn trọc với câu hỏi: anh là gì trong cái gia đình này. Chị luôn tỏ ra đắc ý bởi sự cao tay của mình mà không hay biết những “giỏi giang” của chị làm anh càng lúc càng mệt mỏi. Nhiều lần góp ý chị đều để ngoài tai nên anh đành nhủ mình ráng chịu. Nhưng có lẽ ngay chính bản thân anh cũng không chắc mình sẽ chịu được tới lúc nào.