Ly kỳ bà bầu vác bụng đi đẻ nhưng... không có thai

Mặc dù rất nhiều bạn đọc cho rằng cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh làm rõ để có cơ sở xử lý thấy lang về tội lừa đảo nhưng lãnh đạo Công an huyện Thăng Bình cho rằng đó là chuyện bình thường...

Liên quan đến vụ việc người phụ nữ được "thầy" cho uống thuốc và phán có bầu nhưng đến bệnh viện để sinh thì mới biết mình không hề có thai, rất nhiều bạn đọc cho rằng do vợ chồng chị này thật thà nên bị thầy lang lừa gạt, tiền mất, tật mang, vì vậy cơ quan chức năng cần phải vào cuộc xử lý hình sự thầy lang này để nhiều người khỏi bị lừa, chiều 29-6, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động qua điện thoại, đại tá Trần Văn Xuân, Trưởng Công an huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) khẳng định sẽ không vào cuộc điều tra sự việc. "Vụ việc bình thường, do niềm tin mù quáng thôi, có chi đâu mà điều tra" – ông Xuân nói.

Trao đổi thêm với phóng viên Báo Người Lao Động về vấn đề mà nhiều bạn đọc thắc mắc là vì sao không có bầu nhưng bụng người phụ nữ lại to, bác sĩ Trần Công Ân, Giám đốc Bệnh viện (BV) Đa khoa Vĩnh Đức (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), cho rằng do mỡ bụng nhiều. "Khi siêu âm thì trong bụng không có gì bất thường. Do chị này ít vận động nên mỡ bụng nhiều, trong khi gia đình tưởng có thai, cho ăn uống nhiều" – bác sĩ Ân lý giải.

Ly ky ba bau vac bung di de nhung... khong co thai

Chị D. đến bệnh viện sinh nhưng khi siêu âm mới biết mình không có thai

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, tại BV Đa khoa Vĩnh Đức xảy ra một câu chuyện rất hy hữu khi một phụ nữ tìm đến để sinh nhưng khi siêu âm thì thực tế không hề có thai.

Cụ thể, theo chia sẻ trên Facebook của bác sĩ Nguyễn Bửu Thuyên, Trưởng Khoa Sản – BV Vĩnh Đức, khoảng 11 giờ ngày 26-6, BV tiếp nhận chị Nguyễn thị D. (SN 1988; ngụ huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đến nhập viện để sinh. Cùng đi với chị D. có khoảng 7 người trong nhà mang theo túi xách, đầy đủ áo, quần, khăn, tã....

Khi đến BV, bụng chị D. khá to, khệ nệ bước vào khám và xin được nhập viện để sinh. Các bác sĩ và nữ hộ sinh khẩn trương làm thủ tục cho chị D. nhập viện nhưng khi tiến hành khám xét chuyên khoa, xét nghiệm, siêu âm thì các bác sĩ phát hiện chị D. không hề có thai. Lúc này, gia đình mới "ngã ngửa" vì lâu nay thấy bụng to cứ ngỡ là chị D. có thai.

Theo bác sĩ Thuyên, chồng chị D. cho biết vợ chồng anh lấy nhau đã 7 năm nhưng chưa có con. Hai vợ chồng đã đi khám nhiều nơi nhưng chưa có kết quả, sau đó có người chỉ đến một "thầy" chuyên chữa bệnh có thai ở huyện Thăng Bình.

Khi đến chữa bệnh, "thầy" cho uống thuốc sau đó chị D. không có kinh và bụng cứ to dần. "Thầy" này quy định đã chữa "thầy" thì không được đi chỗ khác, không được siêu âm. Khi trễ kinh được 4 tháng, hai vợ chồng "lén" đi siêu âm. Bác sĩ trả lời không có thai, đem kết quả đến thì "thầy" thu giấy siêu âm và mắng một trận. Từ đó, hai vợ chồng không dám đi siêu âm nữa.

Qua bài viết chia sẻ trên Facebook, bác sĩ Thuyên lưu ý các cặp vợ chồng bị hiếm muộn nên đến các cơ sở y tế có khả năng điều trị vô sinh, hiếm muộn để được khám và tư vấn, không nên chữa bệnh theo kiểu "tâm linh" đã không có kết quả mà lại mất tiền.

Bún mắm cua thối Gia Lai, nghe tên “bốc mùi” nhưng ăn cực ngon

(Kiến Thức) - Mùi vị đặc trưng của món bún mắm cua “thối” tạo nên nét độc đáo khó quên trong lòng thực khách khi đến phố núi Pleiku, Gia Lai. Món ăn có hương vị đặc tbiệt mà nếu ai không quen khó mà chịu được.

Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon

Bún thối hay bún mắm cua thối được cho là món ăn nổi tiếng ở Pleiku bởi hương vị đặc biệt. Chính bởi mùi hương lạ này mà món ăn kén người hơn rất nhiều so với các loại bún cua khác ở Việt Nam.

Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-2
Với những ai không quen, chỉ cần đi ngang qua quán bún mắm cua “thối” cũng có thể ngửi thấy mùi thum thủm của cua đồng, ủ một đêm cho lên men.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-3
Bún mắm cua thối là sự pha trộn giữa mắm cua, thịt ba chỉ, măng, chả, nem chua, da heo chiên giòn, bánh phồng tôm, rau sống…
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-4
Nhiều thực khách cho rằng, nếu bỏ qua được cảm giác ban đầu, thì thưởng thức bún cua thối lại có vị ngon riêng, khác biệt, cảm nhận vị mằn mặn, cay cay, là lạ.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-5
Món bún làm từ gạo là nguyên liệu chính ăn cùng với nước lèo cua. Nước lèo cua tuy có mùi khó chịu nhưng lại đậm đà khó quên bởi vị ngọt từ cua đồng, thêm vào đó là vô số gia vị.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-6
Dùng cùng với bún là bánh phồng tôm, tóp mỡ cháy giòn, da heo chiên giòn, hành phi dầu đậu nành, bún mắm cua còn được ăn kèm chả, nem và rau sống các loại… Món ăn không thể thiếu mắm nêm và ớt bằm, do món ăn có vị tanh nên càng cay càng ngon.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-7
Trộn một ít rau sống, vắt chanh, thêm ớt... đấy là cách thưởng thức bún cua thối đúng chuẩn. Nhờ sự hòa quyện của cái chua chua, cay the nồng nàn này mà tôn lên "mùi thơm" đặc trưng của món ăn.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-8
Nếu can đảm bỏ qua những nỗi nghi ngại về hình thức lẫn mùi vị, bạn sẽ nhận được một trải nghiệm vô cùng mới lạ. Điểm nhấn của món ăn nằm ở cái mằn mặn của nước dùng hòa lẫn trong miếng thịt béo béo hay chả dai giòn.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-9
Vừa cho vào miệng, mùi "thơm" đã vội xộc lên nhưng từ từ dung hòa bằng chút cay the tinh tế.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-10
Tuy món ăn gây nhiều tranh cãi vì độ nặng mùi nhưng phải công nhận bún cua thối đã góp phần tạo nên sự đặc sắc cho nền ẩm thực của Pleiku.
Bun mam cua thoi Gia Lai, nghe ten “boc mui” nhung an cuc ngon-Hinh-11
Ở Pleiku, có nhiều hàng bán bún cua thối, nhưng có tiếng nhất phải kể đến quán bún Chi trên đường Phùng Hưng. Dù chỉ là một quán nhỏ trong hàng loạt quán xá trong chợ nhưng nhờ mùi vị đặc trưng nên rất dễ nhận ra. Ảnh: Internet. 

Mời độc giả theo dõi video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Những cái kết kinh hoàng của bệnh nhân ung thư chữa thầy lang

(Kiến Thức) - Từ chối cơ sở y tế, nhiều bệnh nhân ung thư tự tìm đến thầy lang chữa bệnh và hậu quả là khối u vỡ loét, hoại tử dẫn đến nhiễm độc, suy kiệt toàn thân.

Tìm thầy lang chữa ung thư, nữ bệnh nhân hoại tử vú

Bên trong khu cách ly ở “ổ dịch” bệnh bạch hầu tại tỉnh Đắk Nông

(Kiến Thức) - Liên quan đến việc phát hiện 2 ổ dịch bệnh bạch hầu tại tỉnh Đắk Nông làm 6 người nhiễm bệnh, 1 trường hợp tử vong, đến sáng 22/6, hàng trăm trường hợp tiếp xúc gần và có tiếp xúc gián tiếp người nhà bệnh nhân đã được cách ly.

Ben trong khu cach ly o “o dich” benh bach hau tai tinh Dak Nong

Ông Hà Văn Hùng, Phó giám đốc Sở Y tế Đắk Nông, cho biết thêm, ngay sau khi phát hiện ổ dịch bệnh bạch hầu tại xã Quảng Hoà, ngành y tế tỉnh đã tiến hành tổ chức các biện pháp để ngăn chặn, dập ổ dịch này. Qua công tác rà soát, khoanh vùng, ngành y tế Đắk Nông đã cách ly toàn bộ 2 cụm dân cư với khoảng 355 người. Ảnh: Người Lao động.

Ben trong khu cach ly o “o dich” benh bach hau tai tinh Dak Nong-Hinh-2
Khu cách ly ổ dịch bạch hầu tại xã Quảng Hòa, huyện Đăk Glong có hai chốt ở đầu khu dân cư 71 hộ, mỗi chốt có hai dân quân và một công an túc trực. Họ ăn uống và ngủ nghỉ ngay tại chốt, trong nhà văn hóa của thôn. Ảnh: CAND.
Ben trong khu cach ly o “o dich” benh bach hau tai tinh Dak Nong-Hinh-3
Tất cả đều phải tuân thủ “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, mọi giao dịch đều thông qua các chốt kiểm dịch để ngăn ngừa phát tán dịch bệnh ra ngoài. Ngoài việc cách ly, ngành y tế cũng đã tiến hành phun hoá chất khử trùng toàn bộ 2 cụm dân cư và một số địa điểm như trường học, Trạm y tế xã. Ảnh: Người Lao động.
Ben trong khu cach ly o “o dich” benh bach hau tai tinh Dak Nong-Hinh-4
Nhân viên y tế lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ tiếp xúc gần với các ca nhiễm. Ngành Y tế Đăk Nông đã lấy tổng cộng 572 mẫu xét nghiệm bạch hầu. Hơn 1.200 người đang được điều trị dự phòng. Ảnh: Người Lao động.
Ben trong khu cach ly o “o dich” benh bach hau tai tinh Dak Nong-Hinh-5
Cán bộ y tế đến từng nhà dân để phun thuốc khử trùng tiêu độc mỗi ngày hai lần, gồm sáng và chiều tối. Ảnh: Người Lao động.
Ben trong khu cach ly o “o dich” benh bach hau tai tinh Dak Nong-Hinh-6
Hiện tỉnh Đăk Nông ghi nhận 12 ca dương tính bạch hầu, một trong số đó đã tử vong. Ba điểm dịch ở xã Đăk R'măng, xã Quảng Hòa, cùng huyện Đăk Glong (cách nhau khoảng 40 km); xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô (cách hai điểm còn lại khoảng 70 km) cơ bản được khoanh vùng, khống chế. Ảnh: CAND.
Ben trong khu cach ly o “o dich” benh bach hau tai tinh Dak Nong-Hinh-7
Ông Đặng Thành, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa bệnh bạch hầu trên địa bàn khoảng 52-65%. Tỷ lệ thấp do nhóm người H'Mông bất hợp tác trong vấn đề tiêm chủng. Ảnh: CAND.
Ben trong khu cach ly o “o dich” benh bach hau tai tinh Dak Nong-Hinh-8
Ngày 28/6, tỉnh Đắk Nông đã tổ chức tiêm vaccine phòng chống bệnh bạch hầu, uốn ván cho 4.900 người dân ở xã Quảng Hòa, từ 7 đến 40 tuổi. Sau đó, ngành y tế sẽ tiếp tục tổ chức tiêm cho người dân xã Đăk R'măng. Ảnh: CAND.  
Ben trong khu cach ly o “o dich” benh bach hau tai tinh Dak Nong-Hinh-9
Giám đốc CDC Đắk Nông cho biết thêm, tại khu vực xuất hiện ổ dịch bệnh Bạch hầu ở xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’long phần lớn là người đồng bào Mông, có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp. Ảnh: VOH.
Ben trong khu cach ly o “o dich” benh bach hau tai tinh Dak Nong-Hinh-10
Ngành y tế tỉnh Đắk Nông tổ chức tuyên truyền nhưng nhiều bậc phụ huynh không đồng ý cho con em đến tiêm chủng. Đây là một trong những khó khăn trong quá trình phòng bệnh. Ảnh: Báo Đắk Nông.

Mời độc giả theo dõi Video "Xuất hiện dịch bạch hầu ở Gia Lai". Nguồn: VTC14.