Lý giải cách Mỹ xác định tên lửa bắn hạ MH17

(Kiến Thức) - Các vệ tinh tiên tiến của Mỹ giúp các quan chức tình báo xác định loại hệ thống tên lửa phòng không bắn hạ máy bay Malaysia MH17 ngày 17/7.

Việc xác định này dựa gần như chắc chắn vào chương trình Tình báo tín hiệu và đo đạc (MASINT), các nhà phân tích cho biết. Phương pháp này phát hiện, theo dấu và xác định một loạt các chữ ký số, bao gồm cả hệ thống radar.
Xác máy bay Malaysia MH17 bị bắn hạ ở vùng Hrabove, tỉnh Donetsk.
Xác máy bay Malaysia MH17 bị bắn hạ ở vùng Hrabove, tỉnh Donetsk.
Mỹ sở hữu các đội vệ tinh có thể cảm nhận nhiệt hay các vệ tinh cảnh báo sớm mà có thể phát hiện vị trí của các vụ phóng tên lửa và cả quỹ đạo bay của nó. Các vệ tinh Mỹ này còn có khả năng truy vết hệ thống phòng không đã bắn hạ máy bay Malaysia MH17 ở độ cao 10.000 mét ở lãnh thổ Ukraine ngày 17/7.
Nhà sáng lập và là Chủ tịch Liên minh ủng hộ phòng thủ tên lửa, ông Riki Ellison tiết lộ, Lầu Năm Góc có thể phát hiện ra vụ phóng tên lửa nào đó thông qua tín hiệu nhiệt.
Trong khi đó, Không quân Mỹ có các vệ tinh đặt trong Quỹ đạo vệ tinh tầm cao, sử dụng các cảm biến hồng ngoại để phát hiện nhiệt từ tên lửa. Được gọi là Chương trình Hỗ trợ Quốc phòng, hệ thống đưa ra cảnh báo sớm về các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Thậm chí, các vệ tinh này còn có thể cảm nhận các điểm nóng trong những vụ cháy rừng.
Việc lắp đặt hệ thống radar và các cơ sở khác ở trong khu vực có thể hỗ trợ việc theo dõi bất kì tên lửa đất đối không mà Ukraine cáo buộc rằng, vụ bắn rơi đó là do hệ thống phòng không Buk do Nga sản xuất. Các thông tin sẽ được chuyển tới Bộ Chỉ huy ở châu Âu của Mỹ, trụ sở ở Stuttgart, Đức.
“Chúng có thể biết chính xác nơi chúng được phóng, tốc độ bay của các quả tên lửa đó”, ông Ellison nói.
Thêm vào đó, Mỹ còn cho hoạt động các vệ tinh có độ nhạy cảm cao, có thể nắm bắt một loạt các tín hiệu nhiệt từ hệ thống phòng thủ của các nước khác, cho phép chuyên gia xác định nguồn gốc các tín hiệu và loại vũ khí đã được sử dụng.
Sự kết hợp các tín hiệu phát ra trong khoảng một vài giây hay vài phút sẽ cho phép các vệ tinh kiểm tra chéo nhau về điểm xuất phát của tên lửa và theo dõi quỹ đạo của nó.

2 tiêm kích Ukraine áp sát MH17 trước khi bị rơi

Theo nhân viên điều hành bay, trước thời điểm chiếc máy bay MH17 gặp nạn, 2 máy bay tiêm kích Ukraine đã bay bên cạnh trong vòng 3 phút.

Nhân viên điều hành bay người Tây Ban Nha, người thực hiện dẫn đường cho chiếc máy bay Boeing-777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia, nói trước thời điểm chiếc máy bay này gặp nạn có hai chiếc máy bay tiêm kích Ukraine bay bên cạnh.

“Hai chiếc máy bay quân sự đã bay cạnh chiếc Boeing-777 trong vòng ba phút trước khi nó (MH17) biến mất khỏi màn hình radar, tất cả chỉ diễn ra trong ba phút,” Kênh truyền hình Nga RT dẫn lời Karlos, nhân viên điều hành bay người Tây Ban Nha, viết trên tài khoản Twitter.

MH17 bị bắn rơi ngoài tầm bắn của tên lửa Nga

Nga phủ nhận liên quan đến vụ MH17 bị bắn rơi,  và nhấn mạnh tại khu vực Donetsk có sự hiện diện của Sư đoàn Tên lửa phòng không 156 của Ukraine.

Rạng sáng 18-7, Bộ Quốc phòng Nga đã ra tuyên bố phủ nhận mọi nghi ngờ có liên quan tới vụ tai nạn máy bay Boeing-777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia. Đặc biệt, giới chức quân sự Nga khẳng định, tại khu vực Donetsk đang có sự hiện diện của các đơn vị tên lửa phòng không Ukraine.
"Chúng tôi khẳng định, trong ngày 17-7, các đơn vị phòng không của Quân đội Nga trong khu vực không đặt trong tình trạng chiến đấu. Không quân Nga trong cùng ngày cũng không thực hiện bất kỳ chuyến bay nào tại khu vực biên giới giáp vùng Donetsk, Ukraine. Thông tin trên đã được Bộ Quốc phòng Nga kiểm chứng thông qua các thiết bị viễn thám, trinh sát", Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố. Cùng với đó, giới chức quốc phòng Nga khẳng định ở vị trí bị trúng đạn tên lửa, máy bay của Malaysia đã ra khỏi tầm kiểm soát của tên lửa phòng không Nga.

Thảm họa MH17: Nga khó thoát khỏi liên can?

(Kiến Thức) - Dù MH17 rơi trên lãnh thổ Ukraine nhưng Nga mới là nước có nhiều liên can nhất tới thảm họa.

Như tin đang được đăng tải rầm rộ trên các phương tiện truyền thông, thảm họa hàng không với máy bay chở khách Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines xảy ra vào hôm qua, 17/7 đã khiến toàn bộ 295 hàng khách và phi hành đoàn tử nạn. Máy bay rơi xuống thị trấn Shakhtyorsk thuộc khu vực thành phố Donetsk, đông nam Ukraine. 
Theo Telegraph cũng như nhiều trang báo uy tín khác, vũ khí nghi bắn hạ MH17 được cho là Buk - hệ thống phòng không đa kênh tầm trung lừng danh được phát triển bởi Liên Xô cũ. Tuy nhiên, câu hỏi về thủ phạm đã điều khiển tên lửa bắn vào máy bay Malaysia thì vẫn chưa có lời giải.