Lý do người xưa thường ăn cỏ và vỏ cây khi nạn đói

Lũ lụt, bệnh dịch hoành hành và nạn đói đã cướp đi sinh mạng của vô số người. Để tồn tại, có rất nhiều người đã ăn đất chứ đừng nói đến cỏ dại.

Nhưng tại sao người ta "ăn đủ mọi thứ" khi gặp nạn đói mà lại làm ngơ trước tôm cá đầy trên sông?

Khi nói đến vấn đề nạn đói, tôi tin rằng chúng ta đều là những người "xa lạ" với điều đó và khó có thể tưởng tượng được thảm kịch đó xảy ra như thế nào. Xét cho cùng, chúng ta đang sống trong thời đại ngày nay, một đất nước hòa bình và ổn định, nên thật khó để hiểu hết nỗi thống khổ của những con người từng hứng chịu nạn đói.

Ly do nguoi xua thuong an co va vo cay khi nan doi

Tuy nhiên, nạn đói là điều không hề "hiếm" trong lịch sử phát triển của trái đất, theo sử sách ghi lại, những gì mà nạn đói mang lại cho người dân chắc chắn là một thảm họa, khiến nhiều người chết vì đói.

Tuy nhiên, đã có người nói rằng thời xa xưa ở Trung Quốc khi nạn đói ập đến, tại sao người dân không xuống sông bắt tôm cá về ăn?

Có nhiều lý do dẫn đến nạn đói thời đó, có thể là do hạn hán, lũ lụt hoặc mùa đông khắc nghiệt và nạn châu chấu phá hoại mùa màng. Khi những người dân thường không có thức ăn để ăn, họ phải gặm vỏ cây, ăn cỏ dại, tranh cướp lương thực của nhau một cách vô cùng khủng khiếp. Khi tìm hiểu những nạn đói đã xảy ra trước đây, chúng ta sẽ thấy rằng nạn đói thường xảy ra ở vùng đồng bằng, do vị trí địa lý, lượng mưa hàng năm ở vùng đồng bằng ít nên hạn hán rất dễ xảy ra.

Ly do nguoi xua thuong an co va vo cay khi nan doi-Hinh-2

Vùng đồng bằng chủ yếu làm nông nghiệp nên người dân không có kỹ năng đánh bắt cá, không có công cụ, mỗi khi gặp nạn đói, người ta thường đi nơi khác lánh nạn chứ không nghĩ tới việc xuống ao, hồ, sông suối để bắt cá.

Hơn nữa, khi xảy ra nạn đói thì rất nhiều người thiếu cái ăn, tôm cá trên sông cũng rất khó để đáp ứng đủ nhu cầu của tất cả mọi người. Hoặc là nếu có muốn đánh bắt cá thì cũng vì đói quá, không đủ sức khỏe để mà đánh bắt tôm cá.

Tôm cá là thực phẩm phổ biến, ưa chuộng của tất cả mọi người ngày nay, nhưng người xưa không coi tôm cá là lương thực chính, có thể do ảnh hưởng của tư duy thời bấy giờ nên không phải thứ gì cũng ăn được. So với việc đánh bắt tôm cá rắc rối, việc kiếm các loại thức ăn khác như đào rau rừng đơn giản hơn nhiều.

Ngoài ra, thời xa xưa nạn đói chủ yếu do hạn hán, mùa màng thất bát, sông hồ cũng không có nước nên tôm cá cũng khó phát triển.

Tất nhiên có người nói sông không có nước thì ra biển đánh bắt cá, biển không bao giờ cạn nước và thiếu cá. Nhưng mọi người nên biết rằng con người thời xưa rất đói khổ, vốn rất yếu đuối vì nạn đói cũng như không có công cụ, dụng cụ để đánh bắt cá, đối mặt với biển nước bao la quả thật là không thể.

Ly kỳ cuộc hành thích cuối cùng nhằm vào Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc, đã trải qua nhiều cuộc hành thích trong cuộc đời của mình.

Ly ky cuoc hanh thich cuoi cung nham vao Tan Thuy Hoang
Tần Thủy Hoàng nổi tiếng với sự tài trí và vũ dũng, nhưng cũng nổi tiếng với cách cai trị khắc nghiệt và độc đoán. Để đề phòng hành thích, vị hoàng đế này luôn sống trong sự cảnh giác và đưa ra nhiều biện pháp bảo vệ bản thân. 

Các phi tần nhà Thanh không được ngủ cùng hoàng đế sau thị tẩm

Sau khi được hoàng đế thị tẩm, phi tần buộc phải trở về cung của mình, không được phép ngủ lại.

Các vị hoàng đế ở thời phong kiến sở hữu vô số mỹ nhân trong hậu cung, song cũng vì số lượng phi tần quá nhiều mà chuyện thị tẩm mỗi đêm luôn được nghiên cứu và sắp xếp kĩ lưỡng, không được qua loa.

Thời xưa, phi tần rất trân trọng cơ hội được hầu hạ hoàng đế, dù sao trong hậu cung có nhiều mỹ nhân như vậy, chỉ cần hoàng đế mỗi tháng đến gặp nàng một hai lần cũng coi như là may mắn trời ban.

Từ một chi tiết trong điện thoại vạch mặt kẻ giết người dã man

Muốn lấy lại sợi dây chuyền đã cầm cố và cướp tiền, Đoàn đã lừa người đàn ông vào khu trang trại rồi ra tay sát hại. Đây cũng là bài học cảnh giác cho nhiều người.

Tu mot chi tiet trong dien thoai vach mat ke giet nguoi da man

Theo hồ sơ vụ án, tối 9/8/2021, thôn Dũng Cảm, xã Trung Tú, Ứng Hòa, Hà Nội vắng lặng như tờ. Những ngày dịch dã hoành hành, cả Hà Nội đang ở trong trạng thái giãn cách xã hội nên hầu như tất cả người dân đều ở nhà… Vừa ăn cơm tối xong, anh Nguyễn Trung Đ. (SN 1982), trú ở thôn Dũng Cảm, nhận được một cuộc điện thoại. Không nói với người nhà câu nào, anh Đ. lặng lẽ cầm theo một số tiền lớn rồi đi ra cổng. Dưới ánh đèn nhập nhoạng, không ai kịp thấy anh đi với ai, chỉ nghe thấy tiếng xe máy nổ xa dần trên đường vắng. (Ảnh minh họa, nguồn internet)

Tu mot chi tiet trong dien thoai vach mat ke giet nguoi da man-Hinh-2

Kể từ thời điểm nhận cú điện thoại bí ẩn và cầm tiền đi khỏi nhà ấy, anh Đ. không quay về nữa, mọi liên lạc bị cắt đứt. Gia đình đã tìm kiếm anh Đ. nhiều nơi, hỏi han các mối quan hệ, nhưng đều không có kết quả. Sau hai ngày tìm kiếm mà tin tức về chồng vẫn như “bóng chim, tăm cá”, ngày 11/8/2021, chị Vũ Thị H. (vợ anh Đ.) quyết định trình báo công an. Tiếp nhận thông tin, Công an xã Trung Tú nhận định có điều xấu xảy ra với anh Đ. nên báo về Công an huyện Ứng Hòa.  (Ảnh minh họa, nguồn internet)