Lý do gì khiến Trung Quốc phản đối gay gắt cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19?

(Kiến Thức) - Trong khi nhiều quốc gia và tổ chức kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của dịch COVID-19, Trung Quốc liên tục phản đối việc này.

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát đầu tiên ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) và sau đó lây lan ra toàn cầu. Tính đến ngày 7/5, thế giới ghi nhận hơn 3,8 triệu ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) với trên 265.350 người tử vong.
Trung Quốc khẳng định nước này hoàn toàn minh bạch và không có gì che giấu về dịch COVID-19. Vậy tại sao Bắc Kinh lại phản đối gay gắt một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc và sự lây lan của virus SARS-CoV-2?
Trong bài viết được đăng trên The Hill ngày 5/5, chuyên gia Brahma Chellaney cho rằng tìm hiểu nguồn gốc về sự bùng phát và lây lan của COVID-19 là việc làm cần thiết để đưa ra cách phản ứng nhanh nhằm ngăn chặn nguy cơ sự bùng phát của một dịch bệnh khác ở địa phương có thể trở thành đại dịch mới.
Chính vì vậy, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của dịch COVID-19. Thậm chí, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đồng tình với việc này. Đại diện của WHO ở Trung Quốc nói rằng "nguồn gốc của virus (SARS-CoV-2) đóng vai trò rất quan trọng" để ngăn chặn một kịch bản tương tự lặp lại. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã ngăn cản WHO thực hiện cuộc điều tra về COVID-19.
Ly do gi khien Trung Quoc phan doi gay gat cuoc dieu tra nguon goc COVID-19?
Trung Quốc liên tục phản đối cuộc điều tra về nguồn gốc COVID-19. Ảnh: Reuters.  
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị Trung Quốc hợp tác điều tra bằng cách so sánh sai lầm với hành động có chủ ý. "Nếu đó là sai lầm, sai lầm chỉ là sai lầm. Nhưng nếu họ (Trung Quốc) cố ý, chắc chắn họ sẽ gánh hậu quả", Tổng thống Trump nói.
Trong khi đó, Bắc Kinh luôn né tránh những câu hỏi cơ bản. Chẳng hạn như, tại sao Trung Quốc dừng các chuyến bay từ Vũ Hán đến các khu vực khác trong nước này sau khi dịch COVID-19 bùng phát, nhưng vẫn cho phép các chuyến bay quốc tế hoạt động từ Vũ Hán, tạo điều kiện cho virus lan truyền ra các nước khác?
Trên thực tế, các nhà chức trách Trung Quốc đã đóng cửa một phòng thí nghiệm ở Thượng Hải một ngày sau khi phòng thí nghiệm này công bố bộ gen coronavirus, mở đường cho thế giới tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo cho rằng, Trung Quốc đã không chia sẻ bất kỳ mẫu virus sống nào với thế giới bên ngoài nên việc theo dõi sự phát triển của bệnh gặp khó khăn.
Hơn nữa, Trung Quốc cũng không cho phép các chuyên gia nước ngoài tiếp cận bất cứ cơ sở hay địa điểm nào có thể là nguồn phát tán virus, bao gồm Viện Virus học Vũ Hán.
Tình báo Mỹ xác nhận rằng họ đang điều tra xem liệu đại dịch COVID-19 có phải là do tai nạn trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không.
Nếu Trung Quốc không có gì cần che giấu thì tại sao họ không hoan nghênh lời kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc COVID-19 và đề nghị hỗ trợ cuộc điều tra như vậy? Cuộc điều tra này có thể trao cho Trung Quốc cơ hội "thanh minh" trước thế giới.
Thay vào đó, Bắc Kinh lại thẳng thừng từ chối lời kêu gọi mở cuộc điều tra, trong đó có lời kêu gọi của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu. Trung Quốc nói rằng đây là một "trò chơi đổ lỗi" nhằm vào Bắc Kinh.
Thụy Điển, Australia cũng đã kêu gọi một cuộc điều tra về vai trò của Trung Quốc trong đại dịch. 
Trong khi đó, khi các quốc gia thuộc nhóm G7, Ấn Độ và các nước khác tìm cách xem xét và cải tổ WHO, Trung Quốc quyết định "rót" 30 triệu USD cho cơ quan này dường như là để "dập tắt" những lời kêu gọi trên.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Brahma Chellaney, tiền sẽ không thể hỗ trợ chiến lược của Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng chỉ trích dư luận về cuộc khủng hoảng hiện tại cũng như không giúp làm dịu phản ứng dữ dội của toàn cầu đối với Bắc Kinh. Ngược lại, cách tiếp cận "cây gậy và củ cà rốt", kết hợp giữa các yếu tố tài chính với lời đe dọa này có thể chỉ làm gia tăng ngờ vực đối với Trung Quốc.
Trung Quốc thực sự lo lắng rằng một khi cuộc khủng hoảng này qua đi, những quốc gia hoặc khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COVID-19 có thể tìm cách tính toán thiệt hại, bao gồm đệ đơn kiện Bắc Kinh. Trước đó, Tổng thống Trump đã tuyên bố xem xét việc yêu cầu Trung Quốc bồi thường.
Trong tình cảnh này, Trung Quốc đang tìm cách xây dựng hình ảnh là một nhà lãnh đạo toàn cầu trong cuộc chiến chống đại dịch, xóa đi những hình ảnh ban đầu là nơi khởi phát dịch bệnh và làm mầm bệnh lan rộng.

Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)

Nhưng khi ngày càng có nhiều lời kêu gọi công khai buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về thiệt hại kinh tế, con người do đại dịch gây ra, cách duy nhất Trung Quốc có thể dập tắt lời kêu gọi và cải thiện hình ảnh của quốc gia này là chấp thuận một cuộc điều tra quốc tế độc lập.
Chuyên gia Brahma Chellaney nhấn mạnh, nếu ngăn chặn một cuộc điều tra như vậy, Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá đắt.

Loạt hình ấn tượng về các hoạt động của nhà lãnh đạo Kim Jong-un

(Kiến Thức) - Những bức hình ấn tượng ghi lại nhiều hoạt động của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trước khi tin đồn về sức khỏe của ông xuất hiện gần đây.

Loat hinh an tuong ve cac hoat dong cua nha lanh dao Kim Jong-un
Việc nhà lãnh đạo Triều Tiên vắng mặt trong lễ kỷ niệm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Il-sung hôm 15/4 vừa qua là chưa từng có và đã dẫn đến những đồn đoán về sức khỏe của ông Kim Jong-un. Loạt hình mới được hãng thông tấn Reuters đăng tải ghi lại nhiều hoạt động trước đây của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Nguồn ảnh: KCNA/Reuters) 

Loat hinh an tuong ve cac hoat dong cua nha lanh dao Kim Jong-un-Hinh-2
 Ông Kim Jong-un cưỡi ngựa trên núi Paektu hồi tháng 10/2019.

Loat hinh an tuong ve cac hoat dong cua nha lanh dao Kim Jong-un-Hinh-3
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đứng quan sát trên một chiếc tàu ngầm trong chuyến thị sát đơn vị 167 của Hải quân Triều Tiên hồi tháng 6/2014.

Loat hinh an tuong ve cac hoat dong cua nha lanh dao Kim Jong-un-Hinh-4
 Ông Kim Jong-un ngắm bình minh từ đỉnh núi Paektu tháng 4/2015.

Loat hinh an tuong ve cac hoat dong cua nha lanh dao Kim Jong-un-Hinh-5
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un theo dõi vụ phóng thử tên lửa đạn đạo do Lực lượng chiến lược của Quân đội Triều Tiên thực hiện hồi tháng 3/2016.

Loat hinh an tuong ve cac hoat dong cua nha lanh dao Kim Jong-un-Hinh-6
Ông Kim Jong-un vẫy tay trước các thành viên của Quân đội Triều Tiên. Ảnh chụp hồi tháng 5/2017. 

Loat hinh an tuong ve cac hoat dong cua nha lanh dao Kim Jong-un-Hinh-7
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un chào đón đội bóng đá nữ của Triều Tiên tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng sau khi họ giành chiến thắng trong giải Cúp bóng đá nữ Đông Á 2015. 

Loat hinh an tuong ve cac hoat dong cua nha lanh dao Kim Jong-un-Hinh-8
 Ông Kim Jong-un chỉ đạo vụ phóng thử tên lửa của đơn vị 851 vào tháng 4/2014.

Loat hinh an tuong ve cac hoat dong cua nha lanh dao Kim Jong-un-Hinh-9
 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa Hwasong-12 hồi tháng 12/2017.

Loat hinh an tuong ve cac hoat dong cua nha lanh dao Kim Jong-un-Hinh-10
Ông Kim thị sát nhà máy máy kéo Kumsong ở thủ đô Bình Nhưỡng hồi tháng 11/2017.
Loat hinh an tuong ve cac hoat dong cua nha lanh dao Kim Jong-un-Hinh-11
Chủ tịch Kim Jong-un thăm cửa hàng bách hóa Taesong trước khi khai trương vào tháng 4/2019. 

Loat hinh an tuong ve cac hoat dong cua nha lanh dao Kim Jong-un-Hinh-12
 Nhà lãnh đạo Kim thăm trang trại cá da trơn 9/5 ở Bình Nhưỡng ngày 12/12.

Loat hinh an tuong ve cac hoat dong cua nha lanh dao Kim Jong-un-Hinh-13
 Ông Kim Jong-un có mặt tại trại hè Thiếu nhi Quốc tế Songdowon hồi tháng 7/2014.

Loat hinh an tuong ve cac hoat dong cua nha lanh dao Kim Jong-un-Hinh-14
 Bức ảnh này chụp nhà lãnh đạo Triều Tiên vui mừng sau vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 tại Bình Nhưỡng hồi tháng 7/2017.

Loat hinh an tuong ve cac hoat dong cua nha lanh dao Kim Jong-un-Hinh-15
 Ông Kim Jong-un đưa ra hướng dẫn tại công trường xây dựng phố Ryomyong ở thủ đô Bình Nhưỡng hồi tháng 3/2017.

'Bill Gates còn kịp lên tổng thống Mỹ'

Dù quỹ Gates đối mặt với chỉ trích liên quan đến các khoản đầu tư trái với sứ mệnh đặt ra, tỷ phú Mỹ vẫn còn kịp nhận Nobel hay làm tổng thống Mỹ, theo nhận định từ The Nation.

Zing.vn lược dịch bài phân tích theo quan điểm của Tim Schwab, từ The Nation.

“Không chỉ trực tiếp tạo ra lợi ích cho xã hội, từ thiện có chiến lược còn làm giảm mức độ giàu có của các nhà đại tư sản ở Mỹ”, Bill Gates viết trên trang blog GatesNote của mình.

Đại dịch COVID-19: Thế giới ra sao sau khi nới phong tỏa?

(Kiến Thức) - Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Thái Lan, Italy, Tây Ban Nha, và Nam Phi,...quyết định nới lỏng các biện pháp hạn chế sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 có chiều hướng "hạ nhiệt".

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?
Hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh ghi lại cuộc sống ở nhiều quốc gia trên thế giới sau khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng vì tình hình dịch bệnh COVID-19 có chiều hướng "hạ nhiệt". (Nguồn ảnh: Reuters) 

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-2
 Tuy nhiên, người dân vẫn phải tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống COVID-19 nhằm ngăn dịch tái bùng phát. Ảnh: Các vách ngăn nhựa được lắp trên bàn ăn của một nhà hàng ở Bangkok, Thái Lan, ngày 4/5.

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-3
 Người đàn ông chạy thể dục trên cánh đồng tại Larnaca, Síp, vào ngày đầu tiên các biện pháp phong tỏa được nới lỏng trên toàn quốc.

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-4
 Ông Domenico di Massa chơi đùa với cháu gái, Cecilia, lần đầu tiên trong hai tháng qua, sau khi Italy cho phép các gia đình được gặp nhau ở Rome ngày 4/5.

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-5
 Cảnh sát nhắc nhở một người phụ nữ đeo khẩu trang tại nhà ga Cais do Sodre ở Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 4/5. Bồ Đào Nha cũng quyết định nới lỏng phong tỏa khi tình hình dịch bệnh "hạ nhiệt".

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-6
 Những người tham gia cuộc tuần hành do các doanh nghiệp nhỏ tổ chức dừng lại ở cây cầu Rialto để tưởng niệm các nhân viên y tế đã tử vong vì COVID -19, tại Venice, Italy, ngày 4/5.

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-7
 Olga Prades giúp cô dâu Isabel Jimenez thử váy cưới tại cửa hàng Innovias hôm 4/5, ngày đầu tiên một số cửa hàng kinh doanh nhỏ được phép mở cửa trở lại ở Madrid, Tây Ban Nha. "Đám cưới của tôi dự kiến diễn ra vào tháng 7 và tôi hy vọng sẽ không bị hoãn lại. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, chúng tôi không chắc 100% về những gì sẽ xảy ra", cô dâu Jimenez chia sẻ.

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-8
 Cảnh sát phát biểu trước đám đông tại khu vực ngân hàng Guaranty Trust ở Abuja, Nigeria, ngày 4/5, khi chính quyền nước này quyết định nới lỏng các biện pháp hạn chế.

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-9
 Người dân đeo khẩu trang ở Catania, Italy, ngày 4/5.

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-10
Người bán kem đeo găng tay và đội mũ chống giọt bắn tại cửa hàng trong ngày đầu tiên nới lỏng phong tỏa toàn quốc ở Nicosia, Síp, hôm 4/5.

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-11
Những người cao tuổi ngồi đọc báo trong khoảng thời gian họ được phép ở ngoài trời, tại Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 4/5. 

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-12
 Em nhỏ bước vào một cửa hàng trên đảo La Graciosa, Tây Ban Nha.

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-13
 Người phụ nữ dọn dẹp cửa hàng trước khi mở cửa trở lại ở trung tâm Lisbol, Bồ Đào Nha, hôm 4/5.

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-14
 Một nhân viên nhà hàng ở Milan, Italy, đeo khẩu trang khi làm việc.

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-15
 Người dân địa phương đi bộ tại một trung tâm thương mại ở Soweto hôm 4/5 khi Nam Phi bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế.

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-16
 George Chrisohoidis chăm sóc tóc cho khách hàng tại tiệm làm tóc Hairplayers ở Thessaloniki, Hy Lạp, hôm 4/5.