Lý do gì khiến Lưu Thiện không lấy con gái của Quan Vũ?

Xét về địa vị và danh tiếng ở nước Thục, Quan Vũ chắc chắn là hơn Trương Phi, vậy tại sao Lưu Thiện không cưới con gái của Quan Vũ.

Lý do từ phía Quan Vũ

Lưu Thiện có hai vị Hoàng Hậu đều là con gái của Trương Phi, nhưng nếu xét về chức quan cùng địa vị danh tiếng ở nước Thục, Quan Vũ chắc chắn là có địa vị cao hơn Trương Phi, vậy tại sao Lưu Thiện không cưới con gái của Quan Vũ?

Việc này phải nói đến chuyện Quan Vũ đánh mất Kinh Châu khiến Lưu Bị buộc phải dẫn quân thảo phạt nhà Ngô để báo thù, kết quả là trong trận Di Lăng, quân Thục thảm bại từ đó rơi vào con đường suy tàn.

Lưu Thiện cho rằng tất cả mọi chuyện đều là do Quan Vũ, cho nên trong tâm lý ít nhiều cũng mang lòng oán hận. Sau khi Lưu Bị chết, người thay thế nắm quyền là Gia Cát Lượng, tuy thế Lưu Thiện vẫn có tiếng nói trong việc quyết định chuyện hậu cung.

Việc Lưu Thiện không lấy con gái của Quan Vũ có liên quan nhiều đến việc Quan Vũ vì quá đắc ý nên đánh mất Kinh Châu, phá hỏng bố trí chiến lược của Lưu Bị và Gia Cát Lượng trong liên minh với nhà Ngô cùng chống lại Tào Tháo, khiến hai bên giao chiến, kết quả là đánh mất khu vực chiến lược là Kinh Châu, lại khiến chính bản thân Quan Vũ cũng mất mạng.

Vì báo thù cho Quan Vũ, Trương Phi say rượu cầm roi đánh binh sĩ, bị binh sĩ giết chết; Lưu Bị phát động trận chiến Di Lăng, bại trận mất ở Bạch Đế Thành, từ đó về sau nhà Thục rơi vào con đường suy tàn. Tất cả những chuyện này đều bắt nguồn từ Quan Vũ.

Ly do gi khien Luu Thien khong lay con gai cua Quan Vu?

Ảnh minh họa.

Để làm dịu lòng Trương Phi

Khi Lưu Bị bảo Lưu Thiện tuyển phi, Quan Vũ vẫn đang cai quản Kinh Châu, nắm đại quyền trong tay. Khi ấy Lưu Bị toàn tâm lo việc tấn công Lưu Chương, cải tổ Ích Châu, cho nên Kinh Châu bấy giờ được coi như là địa bàn của Quan gia.

Mà Quan Vũ lại là người cậy có tài năng mà khinh người, trong những quyết sách quan trọng ông đều độc đoán, tự chủ trương. Ví dụ như trong chuyện từ chối yêu cầu thông gia của Tôn Quyền, dẫn quân tấn công Tào Ngụy… đều là do Quan Vũ một mình quyết định.

Sau khi Lưu Bị đoạt được Ích Châu, lập tức phát binh tiến đánh Hán Trung. Dưới sự mưu trợ của Pháp Chính, lão tướng Hoàng Trung bộc lộ thần uy, chém đầu danh tướng của Tào Ngụy là Hạ Hầu Uyên, chiếm được Hán Trung.

Sau khi có được Hán Trung, nhiều người đều cho rằng Lưu Bị sẽ giao cho Trương Phi cai quản. Vì suy cho cùng ba người Lưu, Quan, Trương cũng được coi như tình cảm thân thiết như một. Nhưng Lưu Bị lại đưa ra quyết định khiến tất cả đều bất ngờ đến á khẩu, Lưu Bị để cho Ngụy Diên - một vị tướng trẻ tiếp quản vị trí Thái Thú Ích Châu.

Vì sao Lưu Bị lại đưa ra quyết định như vậy?

Một mặt chính là bởi Ngụy Diên có tài, mặt khác là vì Ngụy Diên dễ khống chế. Lưu Bị rất lo lắng, nếu như đem Ích Châu giao cho người chiến công lừng lẫy, danh tiếng vang xa như Trương Phi, Hán Trung có lẽ cũng sẽ giống như Kinh Châu, vượt ra khỏi tầm khống chế của Lưu Bị.

Ly do gi khien Luu Thien khong lay con gai cua Quan Vu?-Hinh-2

Hình ảnh nhân vật Ngụy Diên trên phim.

Nhưng, việc ấy khiến Trương Phi không hài lòng, khó tránh sẽ sinh lòng oán hận. Cho nên, kết thông gia với Trương Phi, chính là cách tốt nhất để Lưu Bị có thể ổn định cục diện bấy giờ. Làm như vậy, vừa có thể tránh được quân quyền tuột khỏi tay, lại lôi kéo được Trương Phi, có thể coi như nhất cử lưỡng tiện.

Tháng 10 năm Kiến An thứ 24, Lỗ Manh giả dân thường vượt sông, chiến tranh bắt đầu xuất hiện thay đổi, lúc ấy vẫn còn cách thời điểm Quan Vũ bại trận chạy đến Mạch Thành hai tháng.

Lưu Bị thống lĩnh quân đội, thiết lập các trạm "trinh sát" (chuyên phụ trách tình báo) trên các trục đường, để một khi Kinh Châu có biến cố, Lưu Bị hoàn toàn có đủ khả năng và cơ hội đến cứu viện ngay trong đêm, nhưng Lưu Bị đến cuối cùng vẫn không xuất quân.

Đối với việc này, Chương Thái Viêm - Đại sư Quốc học cuối thời nhà Thanh đã sắc bén chỉ ra Lưu Bị chính là muốn "mượn tay người Ngô để lấy mạng Quan Vũ", cũng tức là Lưu Bị muốn mượn dao của Tôn Quyền để giết Quan Vũ.

Việc này là nguyên nhân dẫn đến Lưu Thiện sau này chọn con gái Trương Phi làm Hoàng Hậu. Còn con gái của Quan Vũ, tuy rằng nàng không được gả vào danh môn vọng tộc, nhưng nàng lại có một kết cục có hậu. Chuyện này được kết luận khi sau này, người ta phát hiện phần mộ hợp táng của con gái Quan Vũ cùng chồng nàng tại Vân Nam.  

Luận Tam Quốc: Thành tại Khổng Minh, bại tại Quan Vũ?

Sai lầm nghiêm trọng của một trong “ngũ hổ thượng tướng” Thục Hán được cho là nhân tố quyết định “đạp đổ” chiến lược Tam Quốc mà Khổng Minh dày công xây dựng.

Chiến công “vượt năm ải trảm sáu tướng” của Quan Vũ luôn khiến những người hâm mộ vị danh tướng này cảm thấy sảng khoái. Song những chiến tích lẫy lừng của Quan Vân Trường cũng không bù lại được sai lầm chí mạng “phá vỡ đại cục” Thục Hán của ông.

3 võ tướng được Tào Tháo thực sự ưu ái: Không có Quan Vũ

Quan Vũ từng được Tào Tháo khoản đãi rất hậu hĩnh nhưng điều đó không có nghĩa là trong lòng vị quân chủ này, Quan Vũ được coi trọng nhất.

Cái gọi là thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa, muốn hoàn thành bá nghiệp của bậc vương giả, nhân tài là yếu tố không thể thiếu. Tần Thủy Hoàng có Mông Điềm, Vương Tiễn; Hán Cao Tổ có Tiêu Hà, Hàn Tín; tới thời kỳ Tam Quốc hết sức rực rỡ, các anh hào võ tướng càng xuất hiện nhiều vô kể.