![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Ai bảo tôi quê, tôi chịu, nhưng tôi vẫn khẳng định mình không thích bóng đá và thật sự bực bội với World Cup. Từ ngày thấy chồng tháo bức tranh yêu thích của tôi trên tường để dán lịch thi đấu World Cup lên, tôi bực và thấy... khó ở ghê gớm.
Tôi phải chịu đựng chồng ba mùa World Cup và tôi biết lần thứ tư này cũng chẳng có gì sáng sủa. Giải bóng đá này thường diễn ra vào giờ rất oái ăm là giữa đêm. Hơn một tháng diễn ra World Cup là hơn một tháng tôi “có chồng hờ hững cũng như không”. Đã thế, sinh hoạt của hai mẹ con tôi còn bị đảo lộn nghiêm trọng.
Căn nhà cấp 4 của tôi không tách biệt được âm thanh giữa phòng khách và phòng ngủ. Đến mùa World Cup, chồng biết thân biết phận, ôm gối ra phòng khách xem bóng đá và ngủ luôn. Tôi vốn khó ngủ, nên dù chồng có để âm thanh rất nhỏ, tôi vẫn nghe thấy. Cuối cùng, chồng cũng nhượng bộ tắt âm thanh, nhưng “khuyến mãi” thêm câu lầm bầm: “Coi đá banh mà không được nghe tiếng, cứ như ăn thịt chó mà không có mắm tôm”. Dù để ti vi "câm" nhưng mỗi khi gặp tình huống gay cấn chồng tôi lại nhảy cẫng lên, hét to. Dù chỉ hét một tiếng rồi im bặt, nhưng đủ làm cho tôi tỉnh giấc. Có lần, nửa đêm, mệt mỏi lại mất ngủ, “bản tính đàn bà” trong tôi nổi lên. Tôi cằn nhằn, giận dỗi, nhưng chồng tôi cứ như “giả điếc”, vẫn cắm mắt vô màn hình ti vi. Tôi không kiềm chế được, tắt phụp ti vi, ném remote vỡ tan. Rõ ràng là tôi đã quá đáng, vượt qua sức chịu đựng của chồng, nên anh nổi giận, lời qua tiếng lại. Sau trận cãi vã lúc nửa đêm, chồng tôi chốt lại: “Từ mai không coi bóng đá nữa”. Vậy mà, hôm sau anh đi làm về, tay cầm remote mới, đon đả lấy lòng vợ.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Cả nhà đi chung một chiếc xe nhưng vào mùa World Cup, con gái trễ giờ học, vợ trễ giờ làm vì chồng tôi dậy không nổi, ngáp lên ngáp xuống. Có hôm anh ấy còn đòi nghỉ làm để ở nhà… ngủ! Tôi chưa từng có ý nghĩ, một người vốn chăm chỉ, nghiêm túc trong công việc như chồng tôi lại có thể xin nghỉ phép để ngủ! Tôi nhất quyết không đồng ý, bắt chồng phải đi làm. Có hôm, anh ấy kể, vì quá buồn ngủ nên đã ngủ gục một giấc dài trong nhà vệ sinh cơ quan. Không thể tưởng được!
Tôi không hiểu về bóng đá, nên không biết bóng đá hấp dẫn đến mức nào, nhưng theo cách nghĩ kiểu “đàn bà bé mọn” như tôi, đó cũng chỉ là một môn giải trí, như tôi ghiền phim Hàn là cùng chứ gì! Tôi ghiền phim Hàn nhưng nếu phim chiếu quá trễ, tôi có thể bỏ phim để bảo đảm giấc ngủ; cớ sao chồng tôi bỏ một trận bóng đá mà vật vã như thế?
Tôi biết World Cup bốn năm mới có một lần, nhiều người mong chờ để được thưởng thức. Nhưng, tại sao chỉ vì môn giải trí, mà một người đàn ông vốn sống tình cảm, có trách nhiệm với vợ con lại trở thành một người hoàn toàn khác như vậy? Những giận hờn, khúc mắc thường ngày của hai vợ chồng, những căng thẳng trong công việc của vợ cứ chất chồng ngày nọ qua ngày kia, chẳng có dịp chia sẻ, tháo gỡ. Mỗi khi tôi tỏ ý khó chịu và muốn chồng dành thời gian để trò chuyện, anh ấy vẫn không rời mắt khỏi màn hình ti vi, còn tỏ vẻ khó chịu. Tôi phát hiện, World Cup còn khiến chồng tôi bẳn tính ra.
Chán nản, tôi chẳng buồn trò chuyện, hỏi han, chăm sóc bữa ăn giấc ngủ cho chồng nữa. Chồng tôi cũng vậy, chỉ quan tâm đến thông tin cầu thủ, kết quả trận đấu hơn là việc hôm nay vợ buồn hay vui. Hai vợ chồng chẳng khác nào đang ly thân.
Có lẽ, tôi sẽ không bao giờ hiểu được vì sao đàn ông mê xem bóng đá đến vậy. Tôi chịu đựng hết mùa World Cup này đến mùa World Cup khác, chỉ còn biết ngồi đếm cho một tháng World Cup trôi qua thật nhanh. Giờ thì nó chỉ mới bắt đầu. Có cách nào để giúp chồng tôi vừa xem bóng đá vừa để mắt đến vợ con không nhỉ?
Cuộc hôn nhân của anh chị hầu như không thể cứu vãn nổi. Mà cả hai vợ chồng cũng không có ý định cứu vãn nó. Từ lâu, mỗi người có cuộc sống riêng biệt, khép kín. Họ nghĩ sẽ có ngày ly hôn nhưng muốn chờ con cái trưởng thành, khôn lớn, nên trong mắt thiên hạ họ vẫn phải tỏ ra là một gia đình mẫu mực.
Điều này đảm bảo cho sự làm ăn ngoài xã hội cũng như sự thăng tiến của mỗi người, đặc biệt là tạo cho các con sự yên tâm về một mái ấm gia đình.
Thời điểm mà họ chính thức công khai với mọi người bằng một bản án ly hôn đã đến. Đó là lúc mà hai đứa con trưởng thành, bố mẹ đôi bên đều qua đời, địa vị xã hội cũng như kinh tế mỗi người đã ổn định. Họ chỉ chờ đứa con út du học trở về là chia tay. Bất ngờ, chị gặp rắc rối.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Không khó để anh biết chuyện gì xảy ra với chị, dẫu chị không hé răng nửa câu với anh về chuyện này. Là Giám đốc của một công ty luật nổi tiếng, anh tìm hiểu kỹ vấn đề của chị, tự mình đưa ra các giải pháp kịp thời để cứu vãn tình thế, trước hết là vấn đề pháp lý với các món nợ . Thay mặt chị, anh triệu tập một hội nghị đối tác – chủ nợ nhằm làm rõ việc đóng góp đầu tư như thế nào và trách nhiệm pháp lý của vợ đến đâu.
Thực tế, họ tin chị mới góp vốn làm ăn, mọi giấy tờ họ giao kết trực tiếp với ông chủ kia, rủi ro xảy ra thì họ phải chịu chứ không phải vì tin tưởng chị thì chị phải thay ông kia trả nợ. Tạm ổn với các đối tác, bằng mối quan hệ của mình, anh truy tìm lão chủ bỏ trốn. Vài lần ra nước ngoài, anh đã tìm được tung tích lão, bằng kiến thức pháp luật và bạn bè giúp đỡ, anh buộc lão hoặc trả nợ, hoặc đối diện với một vụ kiện trước tòa án. Tất nhiên là lão chọn phương án thứ nhất, lão có tài sản, vợ con, không dại gì mà trốn tránh pháp luật.
Mất hơn một năm trời cùng một khoản tiền lớn bỏ ra, anh đã cứu vãn được tình thế cho chị và quan trọng hơn là cứu chị ra khỏi tình trạng suy sụp tinh thần, giúp chị vững vàng trở lại. Về phần mình, chị cứ nghĩ anh làm mọi việc như vậy cũng chính là để cứu vãn cuộc hôn nhân với chị. Nhưng chị đã nhầm to, anh vẫn nhắc đến chuyện ly hôn như dự kiến.
Đây thực sự là điều bất ngờ với chị vì lúc này chị lại không muốn ly hôn nữa. Tại sao lại bỏ một người đàn ông lý tưởng đến thế?. Còn tiếp tục ư, chắc hẳn anh không đồng ý, vì anh có những nguyên tắc mà chị lại là người xâm phạm nguyên tắc đó, dễ gì anh đã tha thứ?. Làm thế nào để giữ được cuộc hôn nhân này – sáng mai ra tòa mà hôm nay chị vẫn nghĩ chưa ra…