Lún nứt đất nguy hiểm ở Đà Lạt: Chuyên gia Nhật nhập cuộc

Chiều 27/4, đoàn chuyên gia của Công ty Cổ phần địa chất Kawasaki (Nhật Bản), Khoa địa chất (Đại học Bách khoa TPHCM) và các sở, ngành liên quan của tỉnh Lâm Đồng đã đi thực tế hiện trường để tìm nguyên nhân sự cố nứt đất đe dọa hàng chục căn nhà ở trung tâm thành phố Đà Lạt.

Lun nut dat nguy hiem o Da Lat: Chuyen gia Nhat nhap cuoc
Chuyên gia Nhật Bản Kanno Takami (bìa trái) tại hiện trường 
Đoàn đã tiến hành khảo sát 13 căn nhà bị lún, nứt đất trên các tuyến phố Nguyễn Văn Trỗi và Trương Công Định (phường 2, Đà Lạt), khoan thăm dò địa chất…
Ông Kanno Takami (Cty CP địa chất Kawasaki) cho rằng phải tiến hành khảo sát toàn bộ khu vực xảy ra sự cố và có thể mở rộng ra các khu vực phía trên và dưới mới có thể xác định chính xác nguyên nhân. Trước mắt, công ty sẽ lắp đặt máy quan trắc tự động để nắm bắt kịp thời các hiện tượng phát sinh.
Cũng theo ông Kanno Takami, khu vực xảy ra sự cố có hàng trăm người dân sinh sống nên phải có giải pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn.
Làm việc với đoàn chuyên gia, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S nói khu vực này không có công trình đang thi công, không có xe tải trọng lớn lưu thông, không nằm trong đới đứt gãy địa chất…
Lun nut dat nguy hiem o Da Lat: Chuyen gia Nhat nhap cuoc-Hinh-2
Sửa đường ống nước bị hỏng do sự cố lún nứt đất 
Tuy nhiên phần lớn các công trình xây dựng tại khu vực này có kết cấu móng đơn, có thể xảy ra tình trạng trượt đất do mưa lớn kéo dài và nếu một công trình kết cấu gặp sự cố có thể làm ảnh hưởng đến nhiều nhà khác. Ngoài ra, người dân cho biết 50 năm trước, khu vực này là bãi rác tự phát...
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt Võ Ngọc Trình, ngày 27/4 có hai căn nhà bị nứt thêm kèm hiện tượng nước xì lên từ nền. “Hôm qua chỉ có vết nứt nhỏ ở chân tường nhưng đến trưa nay xuất hiện vết nứt dài trên tường, hở khoảng 1cm. Chúng tôi phải đề nghị chính quyền cho gia đình tạm di dời”, bà Trương Thị Thu Thủy (nhà số 94/12 Trương Công Định) nói.
Căn nhà của bà Đồng Thị Bích Hằng, cách nhà bà Thủy khoảng 15m cũng bị nứt nhiều chỗ, cửa bị xê dịch không thể đóng, mở.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc đề nghị đoàn khảo sát sớm có thông tin ban đầu để thông báo cho người dân biết. Sau khi có kết luận chính thức nguyên nhân sự việc lún đất tại Đà Lạt, địa phương sẽ có phương án xử lý lâu dài.
Thành phố Đà Lạt đã lắp chuông báo động để kịp thời thông báo cho dân khi có tình huống khẩn cấp; bố trí lực lượng túc trực thường xuyên để hỗ trợ người dân.
Như báo Tiền Phong đã phản ánh, sự cố lún nứt đất bắt đầu xảy ra vào đêm 25/4. Đến nay có tới 47 hộ với 219 nhân khẩu nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng sụt lún, thuộc các tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi, Trương Công Định và Phan Đình Phùng.

Chùm ảnh: Xóm ngủ không dám chốt cửa vì sợ nhà sập

Khi ngủ, người dân ở những căn nhà ven sông Đồng Nai không dám chốt cửa vì sợ nhà đổ sập bất ngờ, không có lối thoát.

Tình trạng sụt lún gây sập nhà diễn ra tại khu dân cư ven sông Đồng Nai thuộc ấp 1, xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Theo thống kê của UBND xã, đến thời điểm hiện tại có miếu thờ, nhà văn hóa ấp và 6 căn nhà của người dân bị đổ sập hoàn toàn. Công trình nhà ở của 10 hộ khác bị nứt nẻ, đe dọa sập.
Tình trạng sụt lún gây sập nhà diễn ra tại khu dân cư ven sông Đồng Nai thuộc ấp 1, xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Theo thống kê của UBND xã, đến thời điểm hiện tại có miếu thờ, nhà văn hóa ấp và 6 căn nhà của người dân bị đổ sập hoàn toàn. Công trình nhà ở của 10 hộ khác bị nứt nẻ, đe dọa sập.

Hiện tượng sụt lún đất nền xảy ra vào rạng sáng 26/6. Bà Hồ Thị Minh Thiện cho biết: "Khi đó, mọi người đang ngủ nhưng bị tỉnh giấc bởi tiếng động lớn. Lúc bật đèn xem thì thấy mái tôn, xà gồ thép bị xê dịch khỏi vị trí nên mọi người chạy ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn". Trại nuôi heo của bà Thiện đổ sập hoàn toàn sau đó ít lâu.
Hiện tượng sụt lún đất nền xảy ra vào rạng sáng 26/6. Bà Hồ Thị Minh Thiện cho biết: "Khi đó, mọi người đang ngủ nhưng bị tỉnh giấc bởi tiếng động lớn. Lúc bật đèn xem thì thấy mái tôn, xà gồ thép bị xê dịch khỏi vị trí nên mọi người chạy ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn". Trại nuôi heo của bà Thiện đổ sập hoàn toàn sau đó ít lâu.

Theo người dân, sông qua khu vực từng diễn ra tình trạng khai thác cát trái phép khiến bờ bị xói lở nghiêm trọng. "Sự sạt lở vào ngày 26/6 có thể do hậu quả từ việc hút cát trong quá khứ", một người dân nhận định.
Theo người dân, sông qua khu vực từng diễn ra tình trạng khai thác cát trái phép khiến bờ bị xói lở nghiêm trọng. "Sự sạt lở vào ngày 26/6 có thể do hậu quả từ việc hút cát trong quá khứ", một người dân nhận định.

Nhà văn hóa ấp 1 (xã Tân An) được xây dựng cách sông 20 m nhưng không thoát khỏi đổ vỡ. Công trình được thiết kế theo kiểu nhà cấp 4 với tổng chiều dài gần 30 m. Khi phần đất phía bờ sông sụt lún đã khiến nhà này gãy đôi. Tường sau bị nứt toác trong khi nhà vệ sinh, mái tôn của công trình đổ sập.
Nhà văn hóa ấp 1 (xã Tân An) được xây dựng cách sông 20 m nhưng không thoát khỏi đổ vỡ. Công trình được thiết kế theo kiểu nhà cấp 4 với tổng chiều dài gần 30 m. Khi phần đất phía bờ sông sụt lún đã khiến nhà này gãy đôi. Tường sau bị nứt toác trong khi nhà vệ sinh, mái tôn của công trình đổ sập.

Các hạng mục không rơi xuống sông mà bị sụt so với mặt bằng nền ban đầu, dẫn đến sự nứt gãy.
Các hạng mục không rơi xuống sông mà bị sụt so với mặt bằng nền ban đầu, dẫn đến sự nứt gãy.

Gia đình anh Nguyễn Phú Cường là một trong những hộ chịu ảnh hưởng nặng nhất. Anh cho biết, hai vợ chồng tích góp nhiều năm liền được 200 triệu đồng để xây dựng căn nhà rộng 100 m2. Khi hoàn thành, gia đình chuyển đến ở được 2 tháng thì căn nhà bị sập.
Gia đình anh Nguyễn Phú Cường là một trong những hộ chịu ảnh hưởng nặng nhất. Anh cho biết, hai vợ chồng tích góp nhiều năm liền được 200 triệu đồng để xây dựng căn nhà rộng 100 m2. Khi hoàn thành, gia đình chuyển đến ở được 2 tháng thì căn nhà bị sập.

Anh Cường nói: "Rạng sáng 26/6, nhà rung lắc dữ dội rồi tuột về bờ sông. Khi đưa được vợ con thoát ra ngoài thì căn nhà gãy đôi. Bức tường phải nứt xé, mái tôn ở giữa bị sập trong khi nền gạch dưới chân cầu thang sụt sâu 1,5 m. Các khối bê tông ở phần móng nhà cũng bị nứt gãy trơ cốt thép". Người này cho biết thêm, xảy ra sự cố, 4 người trong gia đình phải chuyển lên gian còn lại ở phía trên để ở.
Anh Cường nói: "Rạng sáng 26/6, nhà rung lắc dữ dội rồi tuột về bờ sông. Khi đưa được vợ con thoát ra ngoài thì căn nhà gãy đôi. Bức tường phải nứt xé, mái tôn ở giữa bị sập trong khi nền gạch dưới chân cầu thang sụt sâu 1,5 m. Các khối bê tông ở phần móng nhà cũng bị nứt gãy trơ cốt thép". Người này cho biết thêm, xảy ra sự cố, 4 người trong gia đình phải chuyển lên gian còn lại ở phía trên để ở.

Phần gác ở buồng sau của nhà bà Nguyễn Thị Nương bị lìa khỏi gian trước của ngôi nhà. Theo chủ hộ, thời điểm xảy ra "động đất" không có ai ở gác sau nên tránh được thiệt hại về người.
Phần gác ở buồng sau của nhà bà Nguyễn Thị Nương bị lìa khỏi gian trước của ngôi nhà. Theo chủ hộ, thời điểm xảy ra "động đất" không có ai ở gác sau nên tránh được thiệt hại về người.

Một phần tường móng sau của nhà bà Nương bị sập tạo thành hàm ếch nguy hiểm.
Một phần tường móng sau của nhà bà Nương bị sập tạo thành hàm ếch nguy hiểm.
Phần chuồng nuôi gia cầm sau nhà của ông Huỳnh Văn Cu không bị đổ sập nhưng sụt lún so vị trí ban đầu hơn 1 m. Sau sự cố, nền nhà ở trên cao trong khi chuồng trại ở thấp nên người này phải dùng thang lên xuống.

Phần chuồng nuôi gia cầm sau nhà của ông Huỳnh Văn Cu không bị đổ sập nhưng sụt lún so vị trí ban đầu hơn 1 m. Sau sự cố, nền nhà ở trên cao trong khi chuồng trại ở thấp nên người này phải dùng thang lên xuống.


Bà Nguyễn Thị Dị (77 tuổi) cho biết ngày trước, bà cất nhà cách mép sông 40 m nhưng hiện nay khoảng cách đó chỉ còn 20 m. Phần đất còn lại xuất hiện nhiều vết nứt chạy song song sông có độ rộng 20 - 30 cm, sâu 1,5 m.

Bà Nguyễn Thị Dị (77 tuổi) cho biết ngày trước, bà cất nhà cách mép sông 40 m nhưng hiện nay khoảng cách đó chỉ còn 20 m. Phần đất còn lại xuất hiện nhiều vết nứt chạy song song sông có độ rộng 20 - 30 cm, sâu 1,5 m.


Nhà của ông Ngô Văn Cưng xuất hiện vết nứt kéo dài từ trên xuống dưới. Người đàn ông 64 tuổi nói: "Không chỉ gia đình tôi mà tường nhà nhiều hộ khác cũng bị nứt tương tự. Lo sợ sập nên ngủ đêm không ai dám chốt cửa. Những lúc trời đổ mưa thì đưa con cháu di tản đến nơi khác hoặc dồn lên cửa trước để tránh rủi ro".

Nhà của ông Ngô Văn Cưng xuất hiện vết nứt kéo dài từ trên xuống dưới. Người đàn ông 64 tuổi nói: "Không chỉ gia đình tôi mà tường nhà nhiều hộ khác cũng bị nứt tương tự. Lo sợ sập nên ngủ đêm không ai dám chốt cửa. Những lúc trời đổ mưa thì đưa con cháu di tản đến nơi khác hoặc dồn lên cửa trước để tránh rủi ro".


Theo ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Tân An, xảy ra tình trạng đổ sập, chính quyền đã ghi nhận sự việc và khuyến cáo người dân chuyển đến các địa điểm an toàn. Ông nói: "Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng khu tái định cư tại xã Tân An và đã di dời một số hộ. Các gia đình nằm trong diện ảnh hưởng còn lại đang được chính quyền định giá tài sản để chuẩn bị di dời".

Theo ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Tân An, xảy ra tình trạng đổ sập, chính quyền đã ghi nhận sự việc và khuyến cáo người dân chuyển đến các địa điểm an toàn. Ông nói: "Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng khu tái định cư tại xã Tân An và đã di dời một số hộ. Các gia đình nằm trong diện ảnh hưởng còn lại đang được chính quyền định giá tài sản để chuẩn bị di dời".


Tháo dỡ rạp xiếc Trung ương bị sập ở Hải Dương

(Kiến Thức) - Sau sự cố sập rạp làm nhiều người bị thương, rạp xiếc Trung ương biểu diễn tại Hải Dương đã chính thức tháo dỡ dù vẫn trong thời gian lưu diễn tại đây.

Thao do rap xiec Trung uong bi sap o Hai Duong

Đoàn xiếc của Liên đoàn Xiếc trung ương bắt đầu dựng rạp bạt từ ngày 17/7/2015 tại Khu đô thị phía Đông Nam Cường, đường Thanh niên kéo dài, phường Hải Tân thành phố Hải Dương. Lịch biểu diễn dự kiến từ ngày 5/8 đến 9/8/2015. Nhưng khoảng 20h10 ngày 5/8/2015, khi khán giả (khoảng 1.400 người) vào rạp và ổn định chỗ ngồi, chương trình biểu diễn bắt đầu. Sau màn chào đầu của toàn thể diễn viên thì khu ghế phía bên phải hậu đài, từ hàng ghế chỗ cao nhất là 1,7m có hiện tượng sụt, nghiêng dần, đổ xuống đất. 17 người bị thương được đưa đi cấp cứu.

Thao do rap xiec Trung uong bi sap o Hai Duong-Hinh-2
 Trong chiều 6/8, Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Công an TP Hải Dương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương đã có cuộc họp để đánh giá vụ việc, đưa ra kết luận về nguyên nhân sự cố. Theo đó, sự cố xảy ra do 3 nguyên nhân như do mưa kéo dài nhiều ngày khiến cho mặt đất khu vực đó bị ngấm nước, mềm ra, gây lún không đều. Hiện tượng lún đất đã khiến các ốc vít của giàn ghế khán giả phía tay phải của sân khấu bị lỏng ra. Một số ốc vít thiếu bị thay thế bằng dây thép nên khi bị lún không chịu được đã đứt. Việc phân bố khán giả không cân đối giữa hai phía cũng góp phần làm giàn ghế lún không đều.