Lừa đảo hàng chục tỷ đồng qua e-mail

Liên tiếp trong tháng 6 và tháng 7, một loạt doanh nghiệp Việt Nam làm ăn với đối tác Nam Phi đều “dính” phải chiêu lừa đảo qua e-mail. 

Tình trạng tội phạm công nghệ thông tin (CNTT) đột nhập hộp thư điện tử (email) của doanh nghiệp để lừa đảo vẫn diễn ra ngày càng trầm trọng.
Liên tiếp trong tháng 6 và tháng 7, một loạt doanh nghiệp Việt Nam làm ăn với đối tác Nam Phi đều “dính” phải chiêu lừa đảo qua e-mail. Điển hình gần đây nhất là sự việc diễn ra tháng 7/2014, khi một doanh nghiệp tại Hà Nội ký hợp đồng xuất khẩu thảm cói cho một doanh nghiệp của Nam Phi. 
Doanh nghiệp Nam Phi bỗng nhiên nhận được email của doanh nghiệp Việt Nam đòi thanh toán tiền nhập khẩu qua Western Union, tên người nhận là Xiang Yuang, địa chỉ tại Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không theo thông tin người nhận trong hợp đồng ký kết quan đầu.
Lua dao qua mail cac hacker kiem hang chuc ty dong
 Tội phạm CNTT đã "hack" e-mail của doanh nghiệp và tống tiền đối tác.
Nhận thấy sự việc bất thường, họ từ chối thanh toán và tuyên bố chỉ chuyển tiền sang một ngân hàng ở Việt Nam. Ngay lập tức, doanh nghiệp Nam Phi nhận được email từ hộp thư của doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu thanh toán theo thông tin: Chủ tài khoản là Pyo Keun Sung; số tài khoản 700-003-005873 tại Ngân hàng Shinhan Bank Vietnam; địa chỉ Tầng 2, Tòa nhà Daeha, 360 Kim mã, Ba Đình, Hà Nội.
Ngoài ra, trong email này, phía Việt Nam cũng yêu cầu đối tác Nam Phi phải thanh toán thêm số tiền hàng sẽ giao trong tháng sau, kèm theo lời đe dọa nếu không thanh toán sẽ nhờ các cơ quan pháp luật can thiệp.
Cảm thấy bị xúc phạm, doanh nghiệp Nam Phi quyết định tố cáo sự việc đến Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi trước khi cắt đứt quan hệ với doanh nghiệp Việt Nam vì mất lòng tin.
Chỉ đến lúc đó, với sự hỗ trợ tích cực của Đại sứ quán Việt nam tại Nam Phi, sự việc mới được làm sáng tỏ. Hộp thư điện tử của doanh nghiệp Việt Nam đã bị tội phạm công nghệ đột nhập và khống chế. Hai doanh nghiệp chuyển sang sử dụng hộp thư điện tử dự phòng. Phía doanh nghiệp Việt Nam cam kết khắc phục hậu quả, tăng cường công tác an ninh mạng để ngăn chặn thiệt hại, phiền hà đến khách hàng, cộng thêm sự vận động, thuyết phục, đảm bảo của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, doanh nghiệp Nam Phi mới đồng ý nối lại việc nhập khẩu thảm cói từ Việt Nam.
Khi sự việc được sáng tỏ, doanh nghiệp Việt Nam cũng may mắn thoát khỏi cảnh “mất trắng” hàng chục tỷ đồng mà không rõ nguyên nhân với đối tác do “dính” chiêu lừa qua e-mail mà không hề hay biết.
Qua một số vụ việc đã xảy ra gây thiệt hại tới kinh tế và uy tín của doanh nghiệp Việt Nam, Thương vụ Nam Phi cảnh báo các doanh nghiệp Việt Nam, cần hết sức cảnh giác với tình trạng tội phạm CNTT đột nhập vào hộp thư điện tử của các doanh nghiệp để lừa đảo.
Các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp an ninh bảo vệ hộp thư điện tử, thường xuyên thay đổi mật khẩu. Đồng thời, lựa chọn hình thức văn bản giao dịch có độ an toàn cao, khó tẩy xóa, sửa chữa. Nếu thấy có sự thay đổi trong ngôn ngữ giao dịch, trong thời gian thực hiện nghĩa vụ thanh toán, cần nghĩ ngay đến khả năng hộp thư điện tử mất an toàn.

Chân dung Hoa hậu bị bắt vì nghi lừa đảo 16 tỷ

(Kiến Thức) - Hoa hậu bị bắt khẩn cấp để điều tra hành vi lừa đảo 16 tỷ là Trương Hồ Phương Nga, đăng quang Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007.

Ngày 19/3, Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga bị bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 16 tỷ đồng. Thông tin này khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. 

Những trò lừa đảo bệnh viện nhiều người sập bẫy nhất

(Kiến Thức) - Nhiều người mất tiền xong tự hỏi không hiểu sao mình lại ngớ ngẩn vậy, cứ như bị bỏ bùa bởi những trò lừa đảo bệnh viện không mấy tinh vi.

Với những người nằm viện hoặc chăm người nhà nằm viện, bị lừa tiền là chất thêm gánh nặng cả về vật chất lẫn tinh thần, thậm chí có thể bị đẩy vào tình trạng bi đát, cùng đường. Bệnh viện càng lớn, bệnh nhân nặng đổ về càng nhiều thì càng có nhiều kẻ gian trà trộn kiếm ăn. 
Cho dù ngày thường, bạn không phải người ngốc nghếch thì khi vào viện, nỗi khổ bệnh tật và sự lo lắng, hoang mang chi phối khiến mức độ tỉnh táo, cảnh giác của bạn không được như ngày thường. Đó là lý do bọn lừa đảo vẫn có đất sống. Dưới đây là những chiêu lừa đảo ở bệnh viện khá phổ biến mà bạn nên cảnh giác.
Giả là người nhà bệnh nhân lừa bán thuốc
Những kẻ này thường lân la cạnh những người chăm bệnh, đóng vai người nhà bệnh nhân. Xuất hiện nhiều nhất ở những khoa điều trị bệnh nan y, ung thư, bệnh khó chữa, chúng làm quen với "con mồi", giả trò chuyện về tình trạng bệnh của người nhà mình, sau đó tìm hiểu bệnh tình của "đối tượng". 
Đánh vào tâm lý lo lắng của những người có thân nhân mắc bệnh nan y chỉ mong tìm thấy gặp thuốc, chúng gạ họ mua các loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ, thuốc lá đã được thổi phồng công dụng là quý hiếm, chữa bách bệnh. Nhẹ dạ, cả tin, tinh thần mệt mỏi lo lắng nên nhiều người mắc lừa, mua phải thuốc giả với giá trên trời
Giả nhân viên bệnh viện lừa tiền
Nhiều kẻ lừa đảo ở bệnh viện mặc đồ có màu sắc, kiểu dáng gần giống với trang phục của nhân viên bệnh viện, ra vào phòng bệnh để gây sự nhầm tưởng. Nhữngngười ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện giao tiếp rất dễ bị mắc lừa.
Nắm thời cơ, kẻ gian sẽ đến gạ gẫm, tự giới thiệu mình có thể tiếp xúc với những bác sỹ giỏi, nhờ ưu tiên điều trị sớm, với điều kiện phải chi trước một khoản tiền. Như chết đuối gặp cọc, người bệnh hoặc người nhà rất dễ tin, thường giao tiền bồi dưỡng bác sĩ cho chúng. Hoặc, chúng nhân cơ hội để bán thuốc giả.