Lựa chọn thêm một ngày nghỉ lễ: 5/9 hay 28/6?

Đa số đại biểu đồng tình bổ sung một ngày nghỉ trong năm nhưng các ý kiến vẫn chưa thống nhất nên chọn ngày nào.

Góp ý vào dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) trong phiên thảo luận ngày 23/10, đa số đại biểu đồng tình về việc tăng thêm một ngày nghỉ có hưởng lương nhưng không tán thành lựa chọn ngày 27/7 mà đề xuất chọn ngày Gia đình Việt Nam (28/6) hoặc một ngày khác.
Đại biểu Mai Sỹ Diến, tỉnh Thanh Hoá đồng tình nghỉ tăng thêm một ngày và nên nghỉ vào dịp Tết dương lịch để kỳ nghỉ này có 2 ngày, thay vì 1 ngày như hiện nay.
Lua chon them mot ngay nghi le: 5/9 hay 28/6?
 Đa số đại biểu đồng tình bổ sung một ngày nghỉ trong năm nhưng các ý kiến vẫn chưa thống nhất nên chọn ngày nào. (Ảnh minh họa: KT).
Lý giải lựa chọn của mình, đại biểu Mai Sỹ Diến cho rằng: “Tết dương lịch là thời gian kết thúc một năm làm việc mệt nhọc. Tăng thêm một ngày là hợp xu thế và là điểm ưu việt để người lao động có thể thăm hỏi người thân, đi du lịch”.
Ngoài ra, ông Diến cũng kiến nghị có thể để hai phương án là nghỉ vào dịp Tết dương lịch hoặc ngày Gia đình Việt Nam để Quốc hội lựa chọn.
Chọn ngày 5/9 hay 28/6 làm ngày nghỉ tăng thêm
Đại biểu Nguyễn Anh Trí, đoàn thành phố Hà Nội cũng đồng ý bổ sung thêm một ngày nghỉ, và đề xuất nên nghỉ ngày 28/6, ngày Gia đình Việt Nam để người lao động có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, con cái.
Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình hạnh phúc là quốc gia hạnh phúc. Có thêm một ngày nghỉ để gia đình được nghỉ ngơi, gắn kết, sum họp là rất cần thiết.
Ngoài ra, xã hội hiện đại hiện nay mang đến cho con người đời sống đầy đủ tiện nghi hơn nhưng cũng đầy cạm bẫy. Tổ ấm đang bị tác động trực tiếp, gián tiếp, có lý, vô lý làm lung lay sự bền vững, gắn kết nội tại. Gia đình bền vững thì quốc gia bền vững.
“Việt Nam đã có ngày nghỉ 10/3 âm lịch để giỗ Tổ các vua Hùng, ngày nghỉ 2/9 là ngày dành cho đất nước. Nếu được Quốc hội thông qua, từ nay chúng ta sẽ có thêm ngày nghỉ 28/6 – ngày gia đình Việt Nam – sẽ là ngày dành cho tổ ấm, hạnh phúc, cho sự bền vững của gia đình thì đó là điều hợp lý và rất tiến bộ”, đại biểu đoàn Hà Nội nhấn mạnh.
Còn theo đại biểu Trần Văn Tiến, đoàn Vĩnh Phúc, cần có thêm hai ngày nghỉ cho người lao động, gồm ngày toàn dân đưa trẻ đến trường 5/9 và ngày 28/6.
Theo đại biểu Tiến, ngày 5/9 có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh. “Nhiều cháu thiệt thòi và bố mẹ cũng tủi thân vì không được đưa con em mình đi khai giảng. Nếu không được nghỉ hai ngày mà phải lựa chọn một thì tôi chọn nghỉ ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, ông Tiến nêu ý kiến.
Dự thảo Bộ Luật Lao động trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 đề xuất có thêm một ngày nghỉ có hưởng lương là ngày 27/7 hằng năm. Tuy nhiên, đề xuất này không được đại biểu đồng tình khi thảo luận tại Hội trường. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung, Trưởng Ban Soạn thảo dự án Bộ luật đã xin rút đề xuất tăng thêm một ngày nghỉ và đề nghị “Giữ nguyên số ngày nghỉ lễ như hiện nay, không đề xuất thêm ngày nghỉ”.
Mặc dù vậy, quá trình lấy ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội về dự thảo Bộ luật và kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị bổ sung quy định về việc tăng thêm ngày nghỉ hưởng nguyên lương đối với người lao động và chọn ngày Gia đình Việt Nam (28/6)./.

Gian lận thi cử ở Hà Giang: “Ông Triệu Tài Vinh do ban Bí thư xem xét“

(Kiến Thức) - Phó chủ nhiệm UBKT tỉnh Hà Giang cho biết, liên quan đến vụ gian lận thi cử, vợ Chủ tịch tỉnh Hà Giang sẽ bị xem xét xử lý trong đợt 2, còn nguyên Bí thư Triệu Tài Vinh do Ban Bí thư quản lý nên tỉnh không có thẩm quyền xem xét.

Liên quan đến vụ gian lận thi cử tại Hà Giang năm 2018 vừa được xét xử, bà Nguyễn Thị Tố Oanh - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang cho biết, cơ quan này đã đề nghị xem xét xử lý vi phạm của bà Nguyễn Thị Nga (chuyên viên Sở Tài chính, vợ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn) do liên quan vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang cũng nhắc đến trường hợp của nguyên Bí thư tỉnh ủy ông Triệu Tài Vinh, người có con gái được nâng điểm trong kỳ thi.
Bà Oanh cho biết, trường hợp ông Triệu Tài Vinh thuộc diện quản lý của Ban Bí thư nên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy không có thẩm quyền xem xét xử lý.
Phiên tòa xét xử 5 bị cáo trong vụ gian lận thi ở Hà Giang diễn ra từ ngày 14/10, và đang trong thời gian nghị án. Tại phần tranh tụng, bị cáo Triệu Thị Chính (cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT) khai đã đưa danh sách 13 thí sinh cho bị cáo Nguyễn Thanh Hoài để nhờ xem điểm.
Trong số này, ngoài con ông Triệu Tài Vinh, còn có các thí sinh do ông Vũ Văn Sử (cựu Giám đốc Sở GD&ĐT), bà Chúng Thị Chiêng (Phó chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang) và bà Nguyễn Thị Nga nhờ giúp đỡ thí sinh.

Gốm sứ Thanh Hà bán "chui" dầu thải: Chủ tịch Nguyễn Đức Truyền bị “xử” thế nào?

(Kiến Thức) - Dư luận quan tâm, với việc chuyển giao chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có chức năng xử lý chất thải nguy hại dẫn đến các đối tượng đổ thải gây ô nhiễm môi trường, Công ty CP gốm sứ Thanh Hà của ông Nguyễn Đức Truyền sẽ bị xử như thế nào?

Công ty CP gốm sứ Thanh Hà có nhiều vi phạm
Liên quan vụ xả thải đầu độc nước sông Đà, biên bản kiểm tra ngày 19/10, của đoàn công tác gồm đại diện Cục Cảnh sát môi trường Bộ Công an, Công an tỉnh Hòa Bình, Công an tỉnh Phú Thọ… về vấn đề chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại Công ty CP gốm sứ Thanh Hà cho thấy, nhiều vi phạm trong quản lý, chuyển giao chất thải nguy hại tại công ty này.

Chở "máy bay bà già" đi tâm sự, "phi công trẻ" bị đâm chết giữa đường

(Kiến Thức) - Thấy người tình trẻ của vợ đi trên đường nên Thảo xông vào đánh rồi dùng dao đâm tử vong.
 

Ngày 23/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và ra lệnh bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp Chu Văn Thảo (SN 1981, ngụ tỉnh Bình Dương).

Theo điều tra, Thảo và chị Đặng Thị Thanh Nguyên (SN 1982, ngụ tỉnh Bình Dương) có quan hệ vợ chồng cùng sinh sống ở đường Mỹ Phước - Tân Vạn, phường Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một. Thảo làm nghề vá vỏ xe.