Lời kể du khách ngã từ mỏm đá chụp ảnh "sống ảo" xuống vách núi

Anh Mai Thế Hải ở (Sông Mã, Sơn La) cho biết, anh và một người bạn đã quyết định ghé qua Hà Giang lên mỏm đá “tử thần" ở Mèo Vạc chụp ảnh thì xảy ra sự việc trượt chân rơi xuống dưới vách đá.

Sáng 13/1, Anh Mai Thế Hải ở (Sông Mã, Sơn La), du khách bị trượt chân rơi xuống khe đá khi leo lên mỏm đá “sống ảo” ở xã Pải Lủng (Mèo Vạc, Hà Giang) chụp ảnh cho biết, hiện tại anh đang điều trị tại Bện viện Đa khoa huyện Quản Bạ (Hà Giang), sức khoẻ đã ổn định hơn nhưng cơ thể vẫn còn rất đau.
Anh Hải nói: “Tôi bị đa chấn thương, xương chậu bị vỡ, đùi rách dài khoảng 20cm và sâu, tay chân không thể cử động được. Hiện tại, vết thương vẫn đang chảy dịch nên phải mất khá lâu để hồi phục”.
Loi ke du khach nga tu mom da chup anh
 Khu vực nơi xảy ra vụ việc.
Theo anh Hải, trưa 10/1, anh cùng với một người bạn có chuyến du lịch ngắm băng tuyết trên Cao Bằng. Trên đường trở về, cả 2 đã quyết định ghé qua Hà Giang lên mỏm đá “sống ảo" ở Mèo Vạc chụp ảnh. Khi anh Hải ra ngoài mỏm đá đứng, không khí lạnh và loãng khiến tay chân anh bị tê cứng. Lúc anh nhìn xa thì bị choáng và trượt chân rơi xuống dưới vách đá.
“Lúc bị rơi xuống vách đá và lăn tôi vẫn biết nhưng nó quá nhanh nên bị mất hết cảm giác. Khi rơi khoảng 25m thì tôi tỉnh và kịp bám được vào cành cây. Lúc này, khắp người tôi bị thương và mất nhiều máu nên tôi choảng. Sau 15 phút người bạn đi cùng tôi gọi chính quyền và lực lượng cứu hộ đã xuống cứu tôi” - Anh Hải kể lại.
Theo anh Hải, nếu anh không bám được vào cảnh cây có thể sẽ rơi thêm xuống nữa và lúc đó sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nếu có lần sau nhất định anh Hải sẽ không dám leo lên mỏm “đá sống ảo” chụp ảnh nữa bởi anh nghĩ tính mạng con người là rất quan trọng.
>>> Xem thêm video: Khách du lịch rơi từ mỏm đá "tử thần"

Nguồn: Truyền Hình Pháp Luật Việt Nam.

Rơi từ tầng 2 xuống đất, 1 học sinh tiểu học nguy kịch

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, nhà trường lập tức đưa em đi cấp cứu tại BV Đà Nẵng.

Ngày 20-12, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng, cho hay một em học sinh lớp 1 của Trường Tiểu học Phù Đổng (quận Hải Châu) vừa bị ngã từ tầng hai xuống đất nguy kịch.

Con ngã từ trên giường xuống đất, cha mẹ đừng làm điều này

Trẻ nhỏ hiếu động và bị ngã xuống đất là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, việc cha mẹ đỡ bé ngồi dậy ngay lập tức có thể gây ra những tác động xấu.

Không bế con dậy ngay lập tức khi bé vừa ngã

Trẻ nhỏ vốn hiếu động, nghịch ngợm, thích tìm tòi khám phá những ngóc ngách xung quanh nhà. Các bé lại quá nhỏ để nhận thức được những nguy hiểm xung quanh mình. Do đó, chỉ cần một chút lơ là của phụ huynh là trẻ có thể bị té ngã ngay lập tức, đặc biệt là với các bé mới chập chững biết đi.

Theo phản xạ tự nhiên, khi trẻ bị ngã từ trên giường hoặc trên ghế xuống đất, cha mẹ thường hốt hoảng lập tức bế con dậy để đung đưa, vỗ về. Tuy nhiên, hành động này của người lớn có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Khi đó, bố mẹ chưa biết tình trạng của con sau khi bị ngã ra sao mà vội bế bé lên có thể vô tình làm vết thương của bé trở nên nghiêm trọng.

Con nga tu tren giuong xuong dat, cha me dung lam dieu nay

Trẻ nhỏ hiếu động nên việc bị ngã không hiếm gặp. Cách xử lý đúng của cha mẹ trong tình huống này là điều hết sức quan trọng. 

Nên làm gì khi bé bị ngã từ trên giường xuống đất?

Đầu tiên, cha mẹ cần bình tình quan sát con 15 giây xem trên cơ thể của trẻ có vết thương nào không rồi mới nhẹ nhàng bế bé lên.

Nếu thấy trẻ bị thương ở phần cổ hoặc lưng, phụ huynh tuyệt đối không được bế trẻ lên. Hãy đảm bảo trẻ nằm ở tư thế thẳng, không di chuyển. Sau đó, hãy gọi cấp cứu.

Nếu chân tay trẻ không thể hoạt động bình thường, khi chạm vào là con khóc, có thể là bé đã bị gãy xương hoặc trật khớp. Lúc này bố mẹ hãy bế trẻ ở tư thế cố định và đưa bé đến bệnh viện.

Nếu trẻ không bị thương nặng mà chỉ sưng tấy hoặc vết thương ngoài da, phụ huynh có thể dùng đá lạnh để chườm vào vết sưng, dùng bông, gạc để cầm máu. Không dùng dầu gió bôi vào các vết thương vì có thể làm tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn.

Quan sát trẻ trong ít nhất 1 giờ sau khi bị ngã. Có thể cho bé ngủ một giấc ngắn khoảng 20 phút. Bố mẹ nên để ý xem trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm như ngủ mê man, nôn ói, nôn ra máu, sắc mặt trắng bệch... hay không. Khi thấy biểu hiện bất thường, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Trường hợp ngã đập đầu xuống đất, dù không phải chấn thương sọ não nhưng một số bé sẽ gặp tình trạng nôn ói từ 1-2 lần. Trong khoảng 1-2 giờ đầu sau khi bé ngã, mẹ chỉ nên cho bé uống nước hoặc bú mẹ; tránh ăn đồ cứng, đặc.