Con ngã từ trên giường xuống đất, cha mẹ đừng làm điều này

Trẻ nhỏ hiếu động và bị ngã xuống đất là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, việc cha mẹ đỡ bé ngồi dậy ngay lập tức có thể gây ra những tác động xấu.

Không bế con dậy ngay lập tức khi bé vừa ngã

Trẻ nhỏ vốn hiếu động, nghịch ngợm, thích tìm tòi khám phá những ngóc ngách xung quanh nhà. Các bé lại quá nhỏ để nhận thức được những nguy hiểm xung quanh mình. Do đó, chỉ cần một chút lơ là của phụ huynh là trẻ có thể bị té ngã ngay lập tức, đặc biệt là với các bé mới chập chững biết đi.

Theo phản xạ tự nhiên, khi trẻ bị ngã từ trên giường hoặc trên ghế xuống đất, cha mẹ thường hốt hoảng lập tức bế con dậy để đung đưa, vỗ về. Tuy nhiên, hành động này của người lớn có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Khi đó, bố mẹ chưa biết tình trạng của con sau khi bị ngã ra sao mà vội bế bé lên có thể vô tình làm vết thương của bé trở nên nghiêm trọng.

Con nga tu tren giuong xuong dat, cha me dung lam dieu nay

Trẻ nhỏ hiếu động nên việc bị ngã không hiếm gặp. Cách xử lý đúng của cha mẹ trong tình huống này là điều hết sức quan trọng. 

Nên làm gì khi bé bị ngã từ trên giường xuống đất?

Đầu tiên, cha mẹ cần bình tình quan sát con 15 giây xem trên cơ thể của trẻ có vết thương nào không rồi mới nhẹ nhàng bế bé lên.

Nếu thấy trẻ bị thương ở phần cổ hoặc lưng, phụ huynh tuyệt đối không được bế trẻ lên. Hãy đảm bảo trẻ nằm ở tư thế thẳng, không di chuyển. Sau đó, hãy gọi cấp cứu.

Nếu chân tay trẻ không thể hoạt động bình thường, khi chạm vào là con khóc, có thể là bé đã bị gãy xương hoặc trật khớp. Lúc này bố mẹ hãy bế trẻ ở tư thế cố định và đưa bé đến bệnh viện.

Nếu trẻ không bị thương nặng mà chỉ sưng tấy hoặc vết thương ngoài da, phụ huynh có thể dùng đá lạnh để chườm vào vết sưng, dùng bông, gạc để cầm máu. Không dùng dầu gió bôi vào các vết thương vì có thể làm tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn.

Quan sát trẻ trong ít nhất 1 giờ sau khi bị ngã. Có thể cho bé ngủ một giấc ngắn khoảng 20 phút. Bố mẹ nên để ý xem trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm như ngủ mê man, nôn ói, nôn ra máu, sắc mặt trắng bệch... hay không. Khi thấy biểu hiện bất thường, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Trường hợp ngã đập đầu xuống đất, dù không phải chấn thương sọ não nhưng một số bé sẽ gặp tình trạng nôn ói từ 1-2 lần. Trong khoảng 1-2 giờ đầu sau khi bé ngã, mẹ chỉ nên cho bé uống nước hoặc bú mẹ; tránh ăn đồ cứng, đặc.

Những mẹo giảm ho dai dẳng cho trẻ nhỏ cực hiệu quả

(Kiến Thức) - Ho dai dẳng ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến trong những tháng mùa đông lạnh. Rất may mắn là có nhiều mẹo giảm ho cực hiệu quả và dễ dàng thực hiện.

Nhung meo giam ho dai dang cho tre nho cuc hieu qua

Uống một ít sữa hành tỏi: Hành tây có thể giúp chữa cảm lạnh, ho, sốt cao và đau họng một cách hiệu quả. Xắt nhỏ 3 củ hành nhỏ và nửa củ tỏi, cho chúng vào khoảng một lít sữa và hâm nóng. Nấu hỗn hợp cho đến khi mọi thứ mềm, rồi tắt bếp và đem lọc. Bạn có thể thêm một ít mật ong để món sữa này dễ uống hơn.

Nhung meo giam ho dai dang cho tre nho cuc hieu qua-Hinh-2
Nước ép dứa: Dứa chứa một yếu tố gọi là bromelain, có đặc tính chống viêm mạnh. Nước ép dứa có thể làm giảm chất nhầy trong cổ họng và chính là một mẹo giảm ho. Để tăng hiệu quả, bạn có thể thêm một chút gừng và mật ong vào nước ép dứa. Chỉ cần chắc chắn rằng con bạn không bị dị ứng với dứa trước khi sử dụng phương pháp này.
Nhung meo giam ho dai dang cho tre nho cuc hieu qua-Hinh-3
Miếng dán gừng: Phương pháp này khá dễ thực hiện bởi gừng luôn có sẵn trong căn bếp mỗi gia đình. Bạn cần kết hợp một chút bột mì, mật ong và dầu ô liu, với một muỗng canh gừng xay (hoặc bột gừng). Cho một ít hỗn hợp vào khăn ăn và đắp nó lên ngực trẻ rồi cố định bằng băng dính. Áp dụng khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ.
Nhung meo giam ho dai dang cho tre nho cuc hieu qua-Hinh-4
Sữa nghệ là một phương thuốc trị cảm lạnh và ho tự nhiên đến từ Ấn Độ và nổi tiếng với tính chất sát trùng. Để làm nó, bạn sẽ cần hâm nóng một ít sữa và thêm một thìa bột nghệ vào. Khuấy đều và cho trẻ uống trước khi đi ngủ.
Nhung meo giam ho dai dang cho tre nho cuc hieu qua-Hinh-5
Đắp muối ấm trên lòng bàn chân: Đặt hơi ấm lên bàn chân cũng có thể giúp loại bỏ ho. Làm nóng một túi nhỏ muối biển trong lò vi sóng hoặc trong chảo, nhiệt độ vừa phải với con bạn và không làm bỏng da chúng. Sau đó đắp túi muối trên bàn chân con của bạn và quấn băng xung quanh chúng. Khi muối nguội tháo bỏ và đeo tất giữ ấm chân.
Nhung meo giam ho dai dang cho tre nho cuc hieu qua-Hinh-6
Chuẩn bị nước muối súc miệng: Súc miệng bằng nước muối có thể tạm thời làm giảm các triệu chứng đau họng. Tất cả những gì bạn cần làm là thêm 1/4 đến 1/2 muỗng cà phê muối vào một cốc nước (tốt nhất là nước ấm) và khuấy đều. Để có kết quả tốt hơn, bạn cũng có thể thêm một muỗng cà phê baking soda vào dung dịch.
Nhung meo giam ho dai dang cho tre nho cuc hieu qua-Hinh-7
Tắm hơi nước nóng: Tắm hơi nước nóng có thể giúp giảm ho vào ban đêm, vì nó giúp làm lỏng chất nhầy và tắc nghẽn sau ho. Bạn có thể xả nước nóng, đóng cửa phòng tắm và đợi cho đến khi căn phòng đầy hơi nước ấm. Sau đó, cho con bạn vào tắm. Để có kết quả tốt hơn, hãy thêm một vài giọt dầu khuynh diệp vào hơi nước tắm.
Nhung meo giam ho dai dang cho tre nho cuc hieu qua-Hinh-8
Trộn chuối, nước và mật ong: Phương thuốc này có thể làm dịu cơn ho phế quản. Đầu tiên, bạn sẽ cần đun sôi một ít nước, sau đó bóc vỏ chuối và nghiền chúng thành một món nhuyễn. Cho hỗn hợp vào nồi và đổ nước vào. Đun sôi trong 30 phút. Sau đó để hỗn hợp nguội và thêm một thìa mật ong. Cho trẻ uống 100 ml mỗi ngày chia làm 4 lần.
Nhung meo giam ho dai dang cho tre nho cuc hieu qua-Hinh-9
Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương: Các vấn đề như viêm phế quản, cảm lạnh và cúm có thể được giải tỏa bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm giải phóng một làn sương mát cực mịn vào không khí. Không khí ẩm sẽ bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm trùng và nhiễm virus. Ảnh: BS. 

Video "Cách trị ho khan, ho có đờm lâu ngày hiệu quả tại nhà". Nguồn: CSHP.

Ứng dụng smartphone giúp người lớn không bỏ quên trẻ trên ô tô

(Kiến Thức) - Một số ứng dụng trên điện thoại hay thiết bị lắp đặt trên ô tô được trang bị thêm tính năng nhắc nhở người lớn khi họ để quên trẻ nhỏ trên xe chắc hẳn sẽ là trang bị cần thiết với nhiều gia đình có con nhỏ.

Ung dung smartphone giup nguoi lon khong bo quen tre tren o to
Những sự việc đau lòng xảy ra đối với trẻ em bị bỏ quên trên ô tô ngày càng nhiều. Số liệu thống kê tại Mỹ cho thấy, chỉ riêng năm 2019 đã có 52 trẻ em tử vong vì nguyên nhân này, trong khi tại Việt Nam thời gian gần đây xuất hiện nhiều trường hợp tương tự.