Lộ diện chiến binh bất tử trải qua hai cuộc Thế chiến

Vị tướng này tham gia các cuộc chiến tranh lớn nhỏ với hơn 60 năm chinh chiến và được gọi với cái tên: Người chiến binh bất tử.

Adrian Carton de Wiart sinh ngày 05/05/1880 tại Bruxelles, Bỉ. Ông tham gia vào ba cuộc chiến tranh được cho là lớn nhất thế giới: Chiến tranh Boer (Nam Phi), Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai với tổng cộng hơn 60 năm chinh chiến. Addrian Carton de Wiart mất năm 1963 tại Cộng hòa Ireland.
Lo dien chien binh bat tu trai qua hai cuoc The chien
 Chiến binh bất tử Adrian Carton de Wiart.
Trong cuộc đời kháng chiến của mình, người ta gọi tướng de Wiart là "Chiến binh bất tử" bởi ông không bao giờ gục ngã trên mọi đấu trường mặc dù cơ thể của ông đầy rẫy những vết tích của chiến tranh.
Tại Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914), bác sĩ Timothy Bowman - người trực tiếp tham gia chữa trị cho tướng De Wiart cho rằng ông là một người chiến sĩ "xô đổ mọi huyền thoại. Ông đã bị thương đến 8 lần trong cuộc chiến này nhưng chỉ buộc phải rời chiến trận bằng cáng 2 lần.
Thậm chí khi tướng de Wiart mất cánh tay đầu tiên, ông vẫn tiếp tục vị trí chiến đấu của mình. Những người lính dưới trướng vị tướng này này đã được nhìn thấy hình ảnh người chỉ huy của mình, với một cánh tay còn lại, giật quả lựu đạn qua hàm răng nghiến chặt và thúc giục chiến đấu.
Lo dien chien binh bat tu trai qua hai cuoc The chien-Hinh-2
 Tướng de Wiart chụp với Winstion Churchill vào năm 1943.
Sau đó, ông bị bắn vào mặt và bị mù bên mắt trái. Với những chấn thương nghiêm trọng, tướng de Wiart đã nhận được Dịch vụ chữa trị đặc biệt của Chính phủ.
''Tướng De Wiart là một anh hùng cao đẹp nhất nơi chiến trận'' - Bác sĩ Timothy Bowman nói.
Trước đó, vào năm 1899, cậu bé 19 tuổi Adrian Carton de Wiart đã quyết định bỏ dở việc học của mình tại khoa Luật, đại học Oxford để tham gia vào quân đội. Địa điểm cậu muốn đến là Nam Phi phục vụ cho quân đội Anh Quốc- nơi có cuộc chiến tranh Boer diễn ra.
Cuộc chiến tranh dai dẳng lần đầu tiên trong đời để lại cho chiến binh de Wiart những vết thương nặng tại bao tử và háng, buộc anh phải trở lại nước Anh để chữa trị. Khi trở lại thì hòa bình đã trở lại, de Wiart phải chờ hơn 10 năm để tiếp tục trở lại đấu trường tại chiến tranh thế giới thứ nhất nơi ông mất cánh tay và một bên mắt của mình.
Cũng từ sau chiến tranh thế giới lần đầu tiên, hình ảnh vị tướng một tay và chột mắt bắt đầu trở nên phổ biến trên toàn cầu. Tướng de Wiart từng được lắp một con mắt giả bằng thủy tinh nhưng vật dụng này khiến ông không thoải mái và bị vứt đi ngay khi vừa từ bệnh viện ra.
Lo dien chien binh bat tu trai qua hai cuoc The chien-Hinh-3
 Hình ảnh oai phong của vị tướng già.
Năm 1916, khi đã là một vị tướng cấp cao và mặc dù mang trong mình những vết thương gần như không thể lành, de Wiart tiếp tục chỉ huy tiểu đoàn số 8, quân đoàn Glourcestershire ra trận.
Những người lính của tướng de Wiart cho rằng chỉ cần ông ra trận, họ dường như đã khiến cho đối phương kiêng nể và sợ hãi hơn rất nhiều.
Sau này, ông cũng tham gia thêm một vài cuộc chiến tranh bảo vệ chính quyền lớn nhỏ khác và nhận thêm vô số những vết thương trên cơ thể vốn dĩ đã không lành lặn của mình. Tuy nhiên, de Wiart không bao giờ bỏ cuộc như ông đã từng nói với truyền thông khi được hỏi về cuộc đời mình.
Lo dien chien binh bat tu trai qua hai cuoc The chien-Hinh-4
 Bia tưởng niệm Adrian Carton de Wiart.
"Thực sự, cuộc đời tôi là dành cho chiến tranh. Và tôi thích cảm giác được tham gia chiến đấu". Người lính già đã cống hiến toàn bộ cuộc đời chiến sĩ của mình cho Vương quốc Anh và lãnh đạo rất nhiều cuộc kháng chiến thành công.
Tướng de Wiart nhận được huy chương của Nữ hoàng Anh - danh hiệu cao quý nhất trong cuộc đời người chiến sĩ. Tuy nhiên, ông đã từ chối nhắc tới giải thưởng này trong tiểu sử của mình với lý do muốn dành tặng cho tất cả những người đã chiến đấu cùng với mình trên mặt trận.
Sau khi nghỉ hưu, ông chuyển đến Cộng hòa Ireland và hưởng tuổi già an nhàn tại đây. Adrian Carton de Wiart mất năm 1963 một cách yên bình, thanh thản.

Hé lộ những điều ít biết về trại tử thần của Hitler

(Kiến Thức) - Trùm phát xít Hitler đã cho xây dựng một loạt các trại tập trung nhằm giam cầm, giết hại, tiến hành những thí nghiệm man rợ.... đối với tù nhân. 

He lo nhung dieu it biet ve trai tu than cua Hitler
Bên cạnh các trại tập trung, trùm phát xít Hitler đã cho xây dựng một loạt các trại khác như trại hủy diệt, trại lao động hay trại giam cầm tù binh chiến tranh... hồi Chiến trạnh thế giới 2. 

Khám phá cực bất ngờ về phụ nữ nhà Đường

(Kiến Thức) - Thực tế, chuyện phụ nữ thời Đường được tự do hôn nhân không hẳn là đa số. Những khám phá sau đây sẽ hé mở nhiều sự thật thú vị.

Kham pha cuc bat ngo ve phu nu nha Duong
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, triều Đường là thời kì đỉnh cao của sự phát triển về văn hóa. Đương thời, cho dù là tốc độ phát triển kinh tế hay chỉ hệ tư tưởng hay văn hóa đều đứng hàng đầu thế giới. Đây là thành quả của sự phát triển rực rỡ có sự giao thoa qua hàng trăm năm giữa văn hóa du mục của các dị tộc vùng phương Bắc và nền văn hóa ở Trung Nguyên.  
Kham pha cuc bat ngo ve phu nu nha Duong-Hinh-2
Chính vì thế, quan niệm truyền thống về tự do hôn nhân và coi trọng địa vị của phụ nữ trong xã hội của các tộc người phương Bắc đã ảnh hưởng lớn đến quan niệm hôn nhân nhà Đường. Ngay thời kì đầu nhà Đường, dư luận xã hội, quy định pháp luật hay luân lí đạo đức đều có cái nhìn rất khoan dung, cởi mở về việc phụ nữ tái hôn. 

Ngắm ngôi chùa có phong thủy cực đẹp ở Quảng Ngãi

(Kiến Thức) - Từ đỉnh núi nơi đặt chùa Thiên Ấn có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh thành phố Quảng Ngãi bên dòng sông Trà Khúc.

Ngam ngoi chua co phong thuy cuc dep o Quang Ngai
Là ngôi chùa nổi tiếng nhất của vùng đất Quảng Ngãi, chùa Thiên Ấn tọa lạc ở độ cao 106m trên đỉnh núi Thiên Ấn bên tả ngạn sông Trà Khúc. Con đường đi lên chùa men theo sườn núi, xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ với cảnh quan rất hấp dẫn.