(Kiến Thức) - Mới đây, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Linda Skeen chụp được những hình ảnh ấn tượng khi linh dương mẹ chiến đấu dữ dội để cứu con khỏi móng vuốt của đại bàng khổng lồ.
Theo thông tin đăng tải, khi băng qua một khu vực trống trải thuộc khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara ở Kenya, Nam Phi, nhiếp ảnh gia Linda Skeen bất ngờ bắt gặp cảnh tượng kịch tính về màn săn mồi của chim đại bàng khổng lồ. May mắn hơn, cô còn được tận mắt chứng kiến tình mẫu tử thiêng liêng trong thế giới động vật.
Theo nhiếp ảnh gia chia sẻ, khi thấy linh dương con đứng xa mẹ, chim đại bàng khổng lồ đã khóa chết con mồi và nhanh chóng hoàn thành cuộc đi săn của mình.
Dẫm bẹp linh dương con dưới chân, con đại bàng khổng lồ ngẩng mặt với vẻ tự hào của kẻ săn mồi chiến thắng.
Hình ảnh đó khiến linh dương mẹ gần như phát điên, nó không màng tới nguy hiểm, bất chấp tất cả, lao tới con đại bàng khổng lồ và dùng mọi kỹ năng chiến đấu mình biết để tấn công kẻ tử thù to lớn.
Đáng tiếc, dù cố gắng làm mọi thứ để cứu linh dương con thế nhưng với thiên phú quá chênh lệch lại không có bất cứ ưu thế nào, linh dương mẹ không thể cứu được con mình.
Mời quý vị xem video: Đại bàng triệt hạ flycam. Nguồn video: Dailymail
Bản thân nó cũng phải chịu nhiều vết thương do tham gia trận chiến không cân sức.
Cuối cùng, linh dương con vẫn chết thảm dưới móng vuốt của đại bàng khổng lồ, trở thành bữa tối ngon miệng của loài chim săn mồi được mệnh danh là bá chủ bầu trời.
(Kiến Thức) - Mới đây, tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi, một nhiếp ảnh gia động vật hoang dã ghi lại được những hình ảnh ấn tượng, khi đàn sư tử trẻ tuổi hợp tác săn giết linh dương đầu bò.
Theo thông tin đăng tải, không rõ lý do, con linh dương đầu bò đột ngột tách ra khỏi đàn của nó. Ngay sau khi tách ra, linh dương đầu bò đã trở thành mục tiêu săn giết của bốn con sư tử đang rất đói mồi.
(Kiến Thức) - Cú muỗi mỏ quặp có tên khoa học là Batrachostomus hodgsoni. Đây là loài chim thường hoạt động về đêm. Chúng sở hữu bộ lông màu hung thẫm để dễ hòa lẫn với màu lá khô hay vỏ cây.
Trên thế giới, cú muỗi mỏ quặp phân bố ở một số nước như Malaysia, Đông nam Thái Lan, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào... Ảnh birdwatchingvietnam.
Ở Việt Nam, cú muỗi mỏ quặp phân bố Kontum, Biên Hòa, Thủ Dầu Một và khá phổ biến ở rừng Tây Ninh. Ảnh planetofbirds.
Cú muỗi mỏ quặp đực có mặt lưng hung nâu thẫm có vằn hẹp màu đen nhạt. Đỉnh đầu có vạch và vằn dày nâu đen trong khi ở ngực có vằn ngang đen và hung nâu khá rõ. Ảnh hbw.
Cú muỗi mỏ quặp cái có bộ lông hoàn toàn màu hung nâu, mặt lưng hơi thẫm và tươi mặt bụng hơi nhạt, ngang qua ngực có một dải lông trắng viền đen, mỏ nâu hồng nhạt. Ảnh orientalbirdimages.
Cú muỗi mỏ quặp thường không làm tổ mà đẻ trứng trong hốc cây hoặc trên những đám lá khô dưới mặt đất. Ảnh hbw.