Liên quân Mỹ không kích “nhầm” làm chết nhiều dân thường Syria?

(Kiến Thức) - Ít nhất 12 người trong một gia đình được cho là đã thiệt mạng trong đợt không kích của liên quân Mỹ ở tỉnh Hasakah, Syria.

RT đưa tin ngày 20/6, hãng thông tấn SANA (Syria) dẫn nguồn tin địa phương cho biết, ít nhất 12 người được cho là đã thiệt mạng sau khi các chiến đấu cơ của liên quân Mỹ không kích một số mục tiêu ở ngôi làng gần biên giới Syria-Iraq.
“Liên quân chống IS do Mỹ cầm đầu đã tiến hành nhiều đợt không kích ở tỉnh Hasakah hôm 19/6. Trong đó, máy bay liên quân Mỹ đã oanh kích ngôi làng Tel Hayr gần biên giới Syria-Iraq, khiến toàn bộ 12 người trong một gia đình thiệt mạng”, SANA dẫn nguồn tin cho hay.
Lien quan My khong kich “nham” lam chet nhieu dan thuong Syria?
Chiến đấu cơ F/A-18E Super Hornet của Hải quân Mỹ. Ảnh: Reuters.
Hồi tuần trước, Uỷ ban điều tra của Liên Hợp Quốc về Syria cho biết, từ tháng 3/2017 đến nay, hơn 300 dân thường đã thiệt mạng do các cuộc không kích của liên quân Mỹ ở trong và xung quanh thành phố Raqqa, nơi được coi là “thủ phủ” của phiến quân IS tại Syria.
Trước đó, liên quân Mỹ đã nhiều lần bị “tố” ném bom trúng các mục tiêu là dân thường ở Syria, chủ yếu tại tỉnh Raqqa và Deir ez-Zor.
Hồi cuối tháng 5/2017, ít nhất 35 dân thường thiệt mạng trong đợt không kích của liên quân Mỹ ở thành phố Mayadeen, tỉnh Deir ez-Zor.
Đầu tháng 6/2017, Lầu Năm Góc đã thừa nhận rằng ít nhất 484 dân thường thiệt mạng trong các vụ oanh kích của liên quân Mỹ ở cả Iraq và Syria, kể từ khi "Chiến dịch Nhổ tận gốc" bắt đầu.

Người Kurd chiếm căn cứ chiến lược phía đông Raqqa

(Kiến Thức) - Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã giành quyền kiểm soát một căn cứ chiến lược ở phía đông thành phố Raqqa, nơi được coi là “thủ phủ” của IS tại Syria.

Al Masdar News đưa tin ngày 17/6, sau đợt không kích dồn dập của liên quân Mỹ nhằm vào căn cứ của phiến quân IS, lực lượng SDF đã giành quyền kiểm soát căn cứ chiến lược Sư đoàn 17 ở phía đông thành phố Raqqa.

Sự thật gây sốc vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima

(Kiến Thức) - Dưới đây là một số sự thật ít biết về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản hơn 70 năm về trước.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima
Hibakusha là cụm từ được Nhật Bản dùng để chỉ những nạn nhân của vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-2
Ngày 6/8/1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima khiến thành phố này gần như bị san phẳng, khiến khoảng 140.000 người dân Hiroshima thiệt mạng. Ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki khiến khoảng 80.000 người thiệt mạng. Ảnh: L25.
Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-3
 Vụ nổ bom mạnh đến mức hình bóng của những người bị thiêu sống vẫn còn in dấu trên bậc thang, vỉa hè và các bức tường,...Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-4
Hàng chục năm sau vụ ném bom, việc các bậc phụ huynh thuê thám tử đề điều tra xem liệu con dâu (hoặc con rể) tương lai của họ có phải là Hibakusha hay không là điều hoàn toàn bình thường. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-5
Theo List25, những người sống sót trong vụ ném bom và con cháu của họ bị phân biệt đối xử trong xã hội. Được biết, nhiều Hibakusha rất khó kết hôn hoặc tìm được việc làm. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-6
 Tàn tích của tòa nhà Triển lãm Thương mại Hiroshima, hiện là một phần trong Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, đã được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1996. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-7
Không có sự khác biệt về sức khỏe hoặc tỷ lệ biến đổi gen ở con cái những người sống sót trong vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-8
 Theo ước tính, khoảng 10% nạn nhân của vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki là người Triều Tiên.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-9
 Cho tới năm 1958, dân số ở Hiroshima là 410.000 người. Ngày nay, dân số của thành phố này là khoảng 1,2 triệu người. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-10
 Thành phố Hiroshima tiếp tục ủng hộ việc bãi bỏ toàn bộ các loại vũ khí hạt nhân. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-11
 Theo nghiên cứu của nhà sinh học phân tử Bertrand Jordan, tuổi thọ trung bình của những người sống sót trong vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki chỉ ít hơn vài tháng so với những người không bị phơi nhiễm phóng xạ. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-12
Năm 2005, nhiều thị trấn xung quanh Nagasaki, bao gồm Koyagi, Iojima, Nomozaki, Sanwa, Sotome và Takashima, đã được sáp nhập vào thành phố này. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-13
Vào ngày 6/8 hàng năm, một buổi lễ tưởng niệm sẽ được tổ chức tại Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima. Trong buổi lễ này, Thủ tướng Nhật Bản và Thị trưởng Hiroshima sẽ có bài phát biểu vào đúng 8h15 (thời điểm xảy ra vụ nổ năm 1945). Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-14
 Hiroshima, thủ phủ của tỉnh Hiroshima, là nơi đặt trụ sở của Công ty Mazda Motors – nhà sản xuất ô tô nổi tiếng của Nhật Bản. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-15
 Bức tượng Hòa bình nặng 30 tấn được dựng ở Công viên Hòa bình Nagasaki ở thành phố Nagasaki. Cánh tay phải của tượng chỉ lên trời ám chỉ mối đe dọa vũ khí hạt nhân và cánh tay trái nằm ngang biểu tượng cho hòa bình. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-16
 Hoa trúc đào hiện nay là loài hoa biểu tượng của Hiroshima vì đây là loài hoa đầu tiên nở trong thành phố này sau vụ ném bom nguyên tử. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-17
 Vào ngày 9/8/1945, dân số của Nagasaki ước tính khoảng 260 nghìn người. Hiện tại, dân số của thành phố này là gần 500 nghìn người. Ảnh: L25.

Su that gay soc vu My nem bom nguyen tu xuong Hiroshima-Hinh-18
 Cây bạch quả hiện giờ là biểu tượng hy vọng của Nhật Bản. Được biết, có 6 cây bạch quả đã sống sót sau sự kiện Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima năm 1945. Ảnh: L25.