Libya sắp trở thành Somali thứ hai?

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Italy Paolo Gentiloni cảnh báo, Libya sắp trở thành Somali thứ hai, nếu các phe phái nước này không đạt được thỏa thuận hòa bình.

Ngoại trưởng Italy Paolo Gentiloni ngày 17/8 cảnh báo, Libya sắp trở thành Somali thứ hai nếu các cuộc đàm phán hòa bình không đạt được thỏa thuận nào trong vài tuần nữa.
“Thời gian là có hạn, đặc biệt vào thời điểm phiến quân IS hoành hành ở Sirte”, nhật báo La Stampa dẫn lời ông Paolo.
Libya sap tro thanh Somali thu hai?
Ngoại trưởng Italy Paolo Gentiloni. Ảnh Reuters.
Italy đã ký kết một tuyên bố chung với Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha ngày 16/8, trong đó lên án “hành vi dã man của những kẻ khủng bố IS ở thành phố Sirte, Libya”.
Các cuộc đụng độ giữa tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS và dân quân địa phương ở Sirte bùng phát hồi tuần trước và khiến khoảng 200 người thiệt mạng.
“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc phiến quân IS nã pháo vào những khu vực dân cư đông đúc trong thành phố và thực hiện hành vi bạo lực khủng bố người dân Libya”, tuyên bố cho biết.
Sáu quốc gia nói trên cũng kêu gọi Libya thống nhất đất nước bằng giải pháp hoà bình nhằm chống lại mối đe dọa khủng bố.
Cũng theo tuyên bố này, các phe phái ở Libya cần đạt được thỏa thuận để thiết lập một hiệp ước Chính phủ Quốc gia. Việc này là rất cấp bách.
Cùng với bất ổn tại Libya là cuộc khủng hoảng di cư ở Châu Âu.
“Một hậu quả của tình trạng hỗn loạn ở Libya là cuộc khủng hoảng di cư ở Châu Âu, khiến hàng chục nghìn người tìm cách thoát khỏi đất nước. Họ mạo hiểm cả tính mạng trên những chuyến hành trình qua Địa Trung Hải. Và hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người đã bỏ mạng dưới biển khơi”, RT dẫn lời nhà bình luận John Wight.

Nghẹt thở cuộc đụng độ giữa người Shi'ite và IS ở Tikrit

(Kiến Thức) - Nhà báo Thaier Al-Sudan đã trải qua những giây phút căng thẳng trong cuộc đụng độ giữa lực lượng người Shi'ite với IS tại tỉnh Tikrit, Iraq.

Nghet tho cuoc dung do giua nguoi Shi'ite va IS o Tikrit
 Anh chiến binh này đang cố gắng cắm cờ của người Shi'ite ở miền bắc Tikrit, Iraq.

EU “méo mặt” vì chọc nhầm “tổ ong vò vẽ” Libya

(Kiến Thức) - Sau khi chọc nhầm “tổ ong vò vẽ” Lybia, Châu Âu mới ngộ ra rằng nhà độc tài Gaddafi còn dễ chịu hơn tình trạng vô chính phủ hiện nay ở Tripoli.

Tổng thống Obama từng lấy làm tiếc về việc  Mỹ đã can thiệp vào Libya năm 2011 lật đổ  nhà độc tài Muammar Gaddafi mà không có một kế hoạch đầy đủ cho thời hậu chiến.
EU “meo mat” vi choc nham “to ong vo ve” Libya
Sai lầm nghiêm trọng nhất của Tổng thống Obama và các đồng minh là không có một kế hoạch hậu chiến nào, sau khi phá “tổ ong vò vẽ” Libya.  
Sai lầm nghiêm trọng nhất của Tổng thống Obama và các đồng minh là không có một kế hoạch nào cho thời hậu chiến, sau khi phá “tổ ong vò vẽ” Libya. Trong khi đó, nước Mỹ đã có bài học xương máu sau cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003. Cuộc xâm lược Iraq của Mỹ và liên quân đã giành chiến thắng nhanh chóng, nhưng “cơn ác mộng” sau chiến tranh  vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay, một phần vì nỗ lực chiến tranh không song hành với nỗ lực hòa bình.