EU “méo mặt” vì chọc nhầm “tổ ong vò vẽ” Libya

(Kiến Thức) - Sau khi chọc nhầm “tổ ong vò vẽ” Lybia, Châu Âu mới ngộ ra rằng nhà độc tài Gaddafi còn dễ chịu hơn tình trạng vô chính phủ hiện nay ở Tripoli.

Tổng thống Obama từng lấy làm tiếc về việc  Mỹ đã can thiệp vào Libya năm 2011 lật đổ  nhà độc tài Muammar Gaddafi mà không có một kế hoạch đầy đủ cho thời hậu chiến.
EU “meo mat” vi choc nham “to ong vo ve” Libya
Sai lầm nghiêm trọng nhất của Tổng thống Obama và các đồng minh là không có một kế hoạch hậu chiến nào, sau khi phá “tổ ong vò vẽ” Libya.  
Sai lầm nghiêm trọng nhất của Tổng thống Obama và các đồng minh là không có một kế hoạch nào cho thời hậu chiến, sau khi phá “tổ ong vò vẽ” Libya. Trong khi đó, nước Mỹ đã có bài học xương máu sau cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003. Cuộc xâm lược Iraq của Mỹ và liên quân đã giành chiến thắng nhanh chóng, nhưng “cơn ác mộng” sau chiến tranh  vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay, một phần vì nỗ lực chiến tranh không song hành với nỗ lực hòa bình.
Bài phát biểu của Tổng thống George W. Bush trên tàu sân bay USS Abraham Lincoln tháng 5/2003 nhấn mạnh "Mỹ và các đồng minh đã chiến thắng”, nhưng cho đến 12 năm sau, nhiệm vụ bình ổn Iraq vẫn “chưa hoàn tất”. Tình trạng trống rỗng quyền lực sau sự sụp đổ của nhà độc tài Saddam Hussein cùng với “hận cũ, thù mới” ở Iraq đã làm hồi sinh chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan dưới dạnh chiến binh thánh chiến, al-Qaeda và gần đây là Nhà nước Hồi giáo.
Cũng giống như ở Iraq, đất nước Libya đã sa vào bất ổn triền miên, kể từ khi liên quân phương Tây giúp lật đổ nhà độc tài Gaddafi. Thủ tướng Libya đầu tiên được bầu một cách dân chủ, ông Mustafa Abu Shagour, chỉ tại vị vỏn vẹn một tháng. Trong bốn năm qua, Libya đã thay đến  7 vị thủ tướng. Các nhóm vũ trang Hồi giáo phát triển mạnh như nấm mọc sau cơn mưa rào và hiện đang kiểm soát nhiều khu vực trọng yếu ở Libya. Một chính phủ thánh chiến đã đuổi chính phủ Libya dân bầu ra khỏi thủ đô Tripoli.
Theo ước tính, gần 10.000 đã chết do vụ lật đổ nhà độc tài Gaddafi và một trong số đó là Đại sứ Mỹ J. Christopher Stevens, người đã bị giết trong một cuộc tấn công vào lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi hồi tháng 9/2012.
Thông điệp này đã cho thấy đối với Châu Âu, nhà độc tài Gaddafi xem ra còn dễ chịu hơn tình trạng hỗn loạn, không thể kiểm soát ở Libya hiện nay đang đẩy hàng chục vạn “thuyền nhân”  lênh đênh đối mặt với tử thần trên Địa Trung Hải.
Hy vọng duy nhất ở Libya là đưa các bên đối địch nhau vào bàn đàm phán. Hồi đầu tháng này, Đại diện đặc biệt của LHQ tại Libya, ông Bernardino Leon, nói rằng có thể đạt được một thỏa thuận để các bên ngồi lại với nhau và chỉ có như vậy mà thôi. Tuy nhiên, do “thù cũ, hận mới”, bất kỳ thỏa thuận nào (nếu may mắn đạt được ở Libya) đều có thể nhanh chóng tan vỡ.
Các chiến binh thánh chiến hiện có trong tay một con “Át chủ bài” để thương lượng và đó là làn sóng vô tận những người tị nạn Châu Phi tìm kiếm nơi trú ẩn ở Châu Âu.
EU “meo mat” vi choc nham “to ong vo ve” Libya-Hinh-2
Hàng ngàn người từ khắp Châu Phi và Trung Đông qua Libya đổ vào Địa Trung Hải, sẵn sàng hy sinh tính mạng để đổi lấy một cuộc sống ở Châu Âu mà họ cho là tốt đẹp hơn. 
Thật khủng khiếp, khi hàng ngàn người di cư từ khắp Châu Phi và Trung Đông qua Libya đổ vào Địa Trung Hải, sẵn sàng hy sinh tính mạng để đổi lấy một cuộc sống mà họ cho là tốt đẹp hơn. Họ đến từ các nước mà các nhóm Hồi giáo cực đoan đang đe dọa chính phủ như ở Libya.
Liên minh Châu Âu (EU) hiện đang  tuyệt vọng ngăn chặn làn sóng người tị nạn tràn qua Địa Trung Hải đổ vào lục địa già. EU đã đề xuất hành động quân sự chống lại những kẻ buôn người ở ngoài khơi bờ biển Libya. Thế nhưng kế hoạch này đã vấp phải phản ứng dữ dội của Chính phủ cứu quốc Libya ở Tripoli – một sản phẩm quái dị nảy sinh sau khi liên quân phương Tây giúp lật đổ nhà độc tài Gaddafi. “Ngoại trưởng” của chính phủ này là Mohamed el-Ghiriani đã cảnh báo rằng Libya sẽ "giáng trả" bất cứ lực lượng nào hoạt động ở ngoài khơi bờ biển Libya.
Trong hai thập kỷ qua, người ta đã được cảnh báo rằng một "quốc gia thất bại" sẽ là một mối đe dọa to lớn đối với an ninh của phương Tây. Thế nhưng, Châu Âu không học hỏi gì từ bài học này. Do chọc nhầm “tổ ong vò vẽ” Libya bằng cách lật đổ nhà độc tài Gaddafi, EU hiện đang “méo mặt” trước làn sóng triền miên người tị nạn Châu Phi liều mình vượt qua Địa Trung Hải.

Chùm ảnh vụ lật tàu kinh hoàng ở Địa Trung Hải

(Kiến Thức) - Trong vụ lật tàu ở Địa Trung Hải cuối tuần qua,  chỉ có 28 người được cứu sống và khoảng 700 người di cư được cho là đã chết.

Chum anh vu lat tau kinh hoang o Dia Trung Hai
 Nhà chức trách Italy xác nhận, họ đang tiến hành một chiến dịch cứu hộ quy mô lớn sau khi chiếc tàu chở hàng trăm di dân lật rồi chìm xuống ở vùng biển Libya, cách đảo Lampedusa của Italy 210 km, vào rạng sáng ngày 19/4.

Nhật-Mỹ không để Trung Quốc "tác oai tác quái" ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Nhật Bản đang xem xét khả năng hợp tác với Mỹ thực hiện các chuyến bay tuần tra không phận Biển Đông, một động thái sẽ khiến cho Trung Quốc tức giận.

Hãng tin Reuters ngày 29/4 dẫn lời các nguồn thạo tin nói rằng Nhật Bản và Mỹ đang cân nhắc giải pháp này, trong bối cảnh hai bên vừa công bố Hướng dẫn quốc phòng mới nhân chuyến thăm Washington của Thủ tướng Shinzo Abe.
Nguồn tin Nhật Bản cho biết tuy chưa có kế hoạch cụ thể nào được đưa ra, Tokyo có thể tham gia các cuộc tuần tra trên Biển Đông với Mỹ hoặc thực hiện các cuộc tuần tra trong vùng biển trải dài từ đảo Okinawa tới vùng biển phía đông Trung Quốc.

Ukraine mắc kẹt trong thế đối đầu Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm mà chưa có dấu hiệu lắng dịu. Tính chất phức tạp của “ván bài Ukraine” nằm ở đâu và ai mới là người chơi chính?

Kết cục cuộc chiến ở miền đông Ukraine không thể được quyết định được bằng một trận đánh ở sân bay Donetsk hay thị trấn chiến lược Debaltsevo, mà là tại các tổng hành dinh ở Washington, Moscow, Brussels, Paris, London. Bởi vì hành động quân sự chỉ là một thành tố của toan tính chính trị.
Ukraine mac ket trong the doi dau dia chinh tri Nga-My
Đối đầu Nga - Mỹ chỉ chấm dứt nếu một bên giành thắng lợi. 
Quân sự là giải pháp cuối cùng và cứng rắn nhất, nhưng nó không giúp chấm dứt xung đột. Chiến tranh chỉ là bước trung gian phản ánh việc các bên tạm thời chưa thể tiến đến một bước thỏa hiệp. Bản chất của nó là để tạo ra những điều kiện mới để có thể đạt được thỏa hiệp. Khi thời cơ dàn xếp xuất hiện, khi giao tranh chấm dứt, binh sĩ trở về doanh trại và các tướng lĩnh chuẩn bị cho ra những hồi ức chiến tranh, thì đó là lúc mà các nhà lãnh đạo chính trị-ngoại giao sẽ quyết định kết cục tại bàn đàm phán.