Lê Hoàng Diệp Thảo Người mang cà phê Việt đi 5 châu

Giữa muôn vàn khó khăn của những tranh chấp về quyền lực trong tập đoàn do mình đồng sáng lập và sở hữu, cùng dấu hiệu đổ vỡ trong hôn nhân, người phụ nữ ấy vẫn kiên trì phát triển tiếp một thương hiệu cà phê nổi tiếng châu Á.

Tuy gần đây mới xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhưng từ lâu tên của bà đã khá quen thuộc với giới kinh doanh cà phê trên thế giới và những khách hàng mộ điệu thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Bà là Lê Hoàng Diệp Thảo, vợ của ông chủ cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ (chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên), đồng thời là phó tổng giám đốc thường trực của tập đoàn này… Hiện tại, bà còn là tổng giám đốc Công ty TNI Corporation gắn với nhãn hiệu King Coffee.
Hai lần khởi nghiệp
- Phóng viên: Sinh ra trong một gia đình không trực tiếp kinh doanh cà phê và công việc đầu tiên là ở Tổng đài 108. Có phải bà bén duyên với cà phê khi nên duyên vợ chồng với ông Đặng Lê Nguyên Vũ?
+ Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Tôi sinh ra, lớn lên giữa những khu vườn cà phê bạt ngàn của vùng đất Tây Nguyên trù phú. Hương thơm và vị đậm đà của những hạt cà phê dường như đã ăn sâu vào con người tôi, nuôi dưỡng và hun đúc trong tôi một tình yêu mãnh liệt đối với cà phê.
Trước đây, gia đình tôi kinh doanh vàng bạc, đá quý tại Pleiku. Các giao dịch hầu hết liên quan đến những người kinh doanh cà phê và nông dân trồng cà phê. Khi vào làm việc tại Tổng đài 108, hằng ngày tôi tiếp xúc với hơn 80% thông tin liên quan đến cà phê. Ngay từ đó tôi đã thu thập, nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường này. Và từ đây tôi nhận ra tiềm năng rất lớn của ngành cà phê nước mình và tin rằng nếu biết cách khai thác, tạo dựng thương hiệu thì cà phê Việt Nam có thể nổi tiếng trên toàn cầu. Đến năm 1996, tôi và anh Vũ quyết định khởi nghiệp trong ngành cà phê.
- Là đồng sáng lập, đồng sở hữu Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên và cũng là người tham gia điều hành tập đoàn suốt từ năm 1998 đến cuối năm 2014 nhưng giờ bà đang là người đứng đầu một doanh nghiệp cà phê mới là TNI Corporation gắn với thương hiệu King Coffee. Điều gì tạo ra sự độc lập này, thưa bà?
+ Từng có một thời gian dài tôi âm thầm làm việc, đứng phía sau chồng và luôn muốn là hậu phương vững chắc của chồng. Ở Tập đoàn Trung Nguyên, nếu như anh Vũ là người đưa ra tầm nhìn thì tôi là người trực tiếp đưa ra chiến lược và thực thi chiến lược đó. Quan điểm của chúng tôi là mọi việc phải được phân công bài bản và chuyên nghiệp. Anh Vũ lo đối ngoại bên ngoài, tôi làm nội tướng điều hành công việc bên trong.
Tiếc là cách đây bốn năm, cá nhân anh Vũ đã thay đổi hoàn toàn khiến gia đình tôi và hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên cũng bị đảo lộn theo. Tôi bị tước các chức vụ ở tập đoàn và không tiếp cận được thông tin và những tài sản của tôi ở đó.
Khi gia đình gặp biến cố, tôi rất đau khổ. Tôi tự nhủ là mình sẽ vượt qua. Mong ước của tôi là đưa được cà phê Việt Nam đi khắp thế giới, để họ biết đến văn hóa cà phê độc đáo của Việt Nam và để xứng đáng với lợi thế Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Tháng 10-2016, tôi tự khởi nghiệp lại từ đầu. Tôi thành lập TNI Corporation và sẽ nỗ lực làm tất cả vì tình yêu đối với cà phê và vì niềm tự hào Việt Nam.
Le Hoang Diep Thao Nguoi mang ca phe Viet di 5 chau
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo quảng bá thương hiệu King Coffee tại một hệ thống siêu thị trong nước. Ảnh: MD 

Le Hoang Diep Thao Nguoi mang ca phe Viet di 5 chau-Hinh-2
Khi trong đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu đến Phủ Chủ tịch làm việc với Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhân dịp Tết nguyên đán Mậu Tuất 2018, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã đọc báo cáo về việc TNI Corporation xây dựng thành công thương hiệu King Coffee. Ảnh: MD 
Dấu ấn khác biệt
- Thuở đầu góp sức tạo dựng tên tuổi Trung Nguyên với những ngày bắt đầu gầy dựng TNI Corporation, ở bà có những khác biệt nào đáng lưu ý về thương hiệu, chiến lược kinh doanh, đường lối phát triển thị trường?
+ Với Trung Nguyên, chỉ trong hơn một năm (1999-2000), Trung Nguyên đã có khoảng 500 quán cà phê trên khắp cả nước. Cuối năm 2001, tôi đến hội chợ của Đức và phát hiện thêm một điều là cà phê hòa tan cực kỳ tiềm năng, trong khi quốc gia thành công trên thị trường hòa tan lúc đó lại không hề trồng được cà phê. Từ năm 2003, chúng tôi bắt đầu sản xuất G7. Đến năm 2008, khi mở công ty ở Singapore, tôi đã họp với rất nhiều nhóm chiến lược Âu, Á để cuối cùng chọn ra một concept quán cà phê tại đây. Do Singapore là trạm transit của thế giới, lượng người đổ xuống sân bay Changi hằng ngày rất đông nên quán cà phê đó tạo ra dấu ấn cực kỳ tốt cho Trung Nguyên để bước ra toàn cầu. Từ thành công của Trung Nguyên, tôi nhìn thấy chỉ có con đường ra thế giới mới có thể nâng tầm thương hiệu Việt.
Nay với King Coffee, dựa trên những lợi thế về am hiểu thị trường và kinh nghiệm xây dựng hệ thống mạng lưới phân phối quốc tế, tôi chọn chiến lược phát triển từ quốc tế trước. Sau khi tung ra các thị trường chủ lực của thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Singapore, Hàn Quốc… và có mặt tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, tôi mới trở về phát triển thị trường trong nước. Tháng 7-2017, King Coffee chính thức xuất hiện tại thị trường nội địa với hệ thống nhà phân phối được xây dựng khắp 63 tỉnh, thành.
- Bà đã làm gì để khách hàng tiếp nhận các sản phẩm của King Coffee với nhiều khác biệt ắt phải có với các sản phẩm của Tập đoàn Trung Nguyên?
+ King Coffee hội tụ những gì tinh túy nhất từ 20 năm kinh nghiệm của tôi trong ngành cà phê Việt Nam và thế giới. Các sản phẩm King Coffee được tạo nên qua những cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của người tiêu dùng, xu hướng thưởng thức cà phê trong nước và quốc tế.
Sau giai đoạn đáp ứng các sản phẩm cà phê cần thiết cho thị trường, King Coffee cho ra đời những sản phẩm độc đáo hơn và tạo ra xu hướng thưởng thức cà phê mới cho người tiêu dùng. Các sản phẩm King Coffee trải rộng từ hòa tan (King Coffee 3 in 1, Pure Black, Coffee & Creamer, Espresso), rang xay (Gourmet Blend, Inspire Blend, Premium Blend), Whole Bean cho đến các dòng cà phê Luxury như Weasel, Legacy, Golden và dòng Capsules mới đẳng cấp.
Được người tiêu dùng khắp thế giới ưa chuộng
Thành công của King Coffee đến từ chính chất lượng sản phẩm. King Coffee được làm từ những hạt cà phê tốt nhất trên thế giới, có sự tuyển chọn từ những vùng nguyên liệu cà phê nổi tiếng như Ethiopia, Brazil, Kenya, Indonesia... và đặc biệt là Robusta từ thủ phủ cà phê của Việt Nam - Buôn Ma Thuột, Arabica của vùng Cầu Đất (Lâm Đồng). Chính nguyên liệu tốt nhất cùng với bí quyết phương Đông đã làm nên thương hiệu cà phê nổi tiếng của Việt Nam. Cùng với công nghệ chế biến hiện đại, tình yêu và niềm đam mê đối với cà phê luôn là động lực tích cực để tôi tạo ra loại cà phê hạng ưu cho người tiêu dùng thế giới.
Bà LÊ HOÀNG DIỆP THẢO, nhà sáng lập King Coffee
Nỗ lực chinh phục toàn cầu
- Là người đến sau so với nhiều doanh nghiệp cà phê tên tuổi khác, bà đã có những nỗ lực đặc biệt nào để tạo được sự lan tỏa rộng như thế?
+ Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành một tập đoàn hàng đầu về cà phê, từ thương hiệu Việt Nam vươn lên thương hiệu toàn cầu. Chính vì vậy, chúng tôi luôn nỗ lực để đi nhanh hơn, mạnh hơn, để King Coffee phát triển mạnh mẽ và vươn tầm toàn cầu.
Với tinh thần đó, khi được tung ra vào tháng 10-2016 thì chỉ trong sáu tháng, King Coffee đã xuất hiện tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như trên. Rồi chỉ trong một tháng, chúng tôi đã triển khai mạng lưới phân phối nội địa khắp 63 tỉnh, thành trong nước.
Tôi trân trọng bảo vệ và dốc sức phát triển thương hiệu Việt, thương hiệu quốc gia. Mỗi lần đi nước ngoài hay xem báo cáo quốc tế gửi về, tôi luôn cảm nhận được một niềm tự hào dân tộc khi những sản phẩm cà phê Việt Nam mà mình dầy công phát triển xuất hiện trên kệ của các siêu thị hàng đầu thế giới như hệ thống Kim’s Club (Hàn Quốc), NTUC (Singapore), Wallmart, Carefore, trong hệ thống bán hàng trực tuyến của Alibaba...
- Xin cám ơn bà.
Khát vọng hạnh phúc
- Sau khi thông tin vợ chồng bà ly hôn được dấy lên thì khi nhắc đến bà, nhiều người đã nói “vợ cũ của ông Trung Nguyên”. Đúng, sai thế nào?
+ Về hôn nhân, tôi và anh Vũ đang làm thủ tục ly hôn nhưng tại thời điểm này thì tòa án vẫn chưa giải quyết xong. Về công việc, theo phán quyết của tòa cấp sơ thẩm thì tôi vẫn là phó tổng giám đốc thường trực của Tập đoàn Trung Nguyên và tòa cấp phúc thẩm cũng chưa có phán quyết khác về việc này.
- Cuối tháng 4/2017, khi tham dự lễ khánh thành Nhà máy TNI King Coffee ở Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Bình Dương, nhiều người dễ dàng nhận ra “chất” của ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong nhiều nội dung phát biểu của bà. Liệu rồi sẽ có một kết thúc có hậu cho cả hai để mọi người bớt định kiến đối với nữ doanh nhân thì thành công thường không song hành với những hạnh phúc riêng tư?
+ Nhà máy TNI King Coffee tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Bình Dương là nhà máy cà phê thứ sáu hiện đại hàng đầu châu Á mà tôi đã xây nên tại Việt Nam nhưng là công trình đầu tiên mà tôi quyết định một mình.
Tôi rất yêu cà phê và luôn trân trọng từng giây phút hạnh phúc của gia đình. Một kết thúc có hậu? Có lẽ là khi tôi trở về Trung Nguyên để gìn giữ thương hiệu này, để tiếp tục chăm sóc gia đình và công ty, tiếp nối khát vọng đưa thương hiệu quốc gia ra toàn thế giới.

Thăm làng cà phê độc nhất vô nhị Việt Nam

(Kiến Thức) - Làng cà phê Trung Nguyên là một địa điểm du khách không thể bỏ qua khi đến thăm phố núi Buôn Ma Thuột.

Tham lang ca phe doc nhat vo nhi Viet Nam
Nằm ở phía Tây Bắc TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, làng cà phê Trung Nguyên là một địa điểm du lịch nổi tiếng với không gian văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên. 

Vợ cũ ông Đặng Lê Nguyên Vũ được khôi phục vị trí sếp Trung Nguyên

Sau khi mất quyền kiểm soát tại Trung Nguyên năm 2015, vợ cũ ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã được Tòa án Nhân dân TP.HCM khôi phục vị trí này.

Tòa án Nhân dân TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp giữa các thành viên trong Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên. Theo phán quyết tại phiên xử sơ thẩm thì một phần yêu cầu khởi kiện của bà Lê Hoàng Diệp Thảo (thành viên Hội đồng Quản trị của Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên) - vợ cũ ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã được chấp nhận.

Vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ ly hôn, thương hiệu cà phê Trung Nguyên thuộc về ai?

(Kiến Thức) - Dư luận băn khoăn không biết thương hiệu cà phê Trung Nguyên thuộc về ai sau cuộc ly hôn của vợ chồng đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ.

Mới đây, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã quyết định hủy bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Dương, đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo (nguyên đơn, SN 1973, Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên) và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (bị đơn, SN 1971, chồng cũ bà Thảo, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn cà phê Trung Nguyên).

Trước đó, thông tin về ông “vua cà phê” và vợ cũ tranh chấp quyền kiểm soát trong kinh doanh của công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, trụ sở chính tại TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương, làm xôn xao dư luận bởi Trung Nguyên là một thương hiệu lớn và “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ cũng như vợ ông đều là những doanh nhân lớn. 

Dư luận cũng quan tâm, tương lai thương hiệu cà phê Trung Nguyên sẽ thuộc về tay ai và sẽ như thế nào, khi mà cặp đôi quyền lực quan trọng trong công ty cũng từng là vợ chồng "đứt gánh" giữa đường?

Sau ly hon, thuong hieu ca phe Trung Nguyen thuoc ve ai?
 Lần xuất hiện hiếm hoi của cặp đôi "cà phê Trung Nguyên" tại một sự kiện. Ảnh: Vietnamnet.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, tại huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà. Năm 1990, ông thi đậu trường Đại học Y Tây Nguyên. Học đến năm thứ ba, đột nhiên ông Vũ bỏ học, xuống Sài Gòn lập nghiệp.

Năm 1996, Đặng Lê Nguyên Vũ cùng hai người bạn lập nên "Hãng cà phê Trung Nguyên". Năm 1998, Hãng cà phê Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Sài Gòn, được nhắc đến như là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu. Các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên bắt đầu xuất hiện.

Với mô hình kinh doanh thành công này, từ năm 2000, thương hiệu Trung Nguyên và cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ được nhiều người biết đến. Năm 2003, cà phê hòa tan G7 chính thức có mặt trên thị trường. Năm 2005, Trung Nguyên được xem là nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam, vượt qua tất cả đối thủ nước ngoài. Năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu. Ông Vũ được vinh danh là “Vua Cà phê Việt”.

Tuy nhiên, trái ngược với người chồng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo lại là một người rất kín tiếng, cả trong hoạt động kinh doanh lẫn đời sống riêng. Cho đến nay, không nhiều người biết bà Thảo là ai và thân thế như thế nào.

Từ trước đến nay, cứ nhắc đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên, người ta nhớ ngay đến Đặng Lê Nguyên Vũ, một ông chủ hào hoa cá tính với một tuổi thơ lam lũ bươn chải vươn lên thành người giàu có và nổi tiếng tầm…thế giới. Nhưng sự thực, không hẳn như vậy. Theo báo Tuổi trẻ thủ đô, nhiều nguồn tin khẳng định, người đứng sau và thật sự điều hành Trung Nguyên chính là bà Thảo. 

Mời quý vị độc giả xem video "Những thông tin đáng khâm phục của cà phê Trung Nguyên". Nguồn: Youtube:

Giữa tháng 11/2015, Tập đoàn Trung Nguyên bất ngờ thông báo ngưng cung cấp sản phẩm cà phê hòa tan G7 vì lý do máy móc. Dư luận bắt đầu nghi ngờ nguyên nhân sâu xa có thể xuất phát từ rạn nứt nội bộ giữa cặp đôi quyền lực Nguyên Vũ - Diệp Thảo.