Lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước, Thủ tướng vào cuối năm 2023

Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội cùng nhiều chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, sẽ được lấy phiếu tín nhiệm vào tháng 10/2023.

Ngày 27/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, kết nối trực tuyến với 49 đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố.

Lay phieu tin nhiem Chu tich nuoc, Thu tuong vao cuoi nam 2023
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu, phê chuẩn những chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa XV.

Đây là lần thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị này, sau hội nghị đầu tiên về triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022 được tổ chức vào đầu tháng 11/2021.

Hội nghị nhằm triển khai Nghị quyết 47 về Chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội và Nghị quyết 23 về Chương trình giám sát năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Nghị quyết 47, tại kỳ họp 5 (tháng 5/2023), ngoài các nội dung giám sát thường lệ, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo giám sát về việc sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), Quốc hội xem xét báo cáo giám sát về 3 chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Bên cạnh đó, vào kỳ họp cuối năm 2023, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn.

Theo quy định hiện hành, việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được tiến hành vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ.

Với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm với 3 mức độ được quy định gồm: “Tín nhiệm cao”; “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.

Trước đó, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã bầu, phê chuẩn 50 chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước.

Các chức danh do Quốc hội bầu gồm: Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Phó chủ tịch nước, 4 phó chủ tịch Quốc hội, 13 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (gồm Tổng thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm 9 ủy ban của Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện và Trưởng ban Công tác đại biểu), Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Các chức danh Quốc hội phê chuẩn, gồm: 4 phó thủ tướng Chính phủ, 18 bộ trưởng, 4 thủ trưởng cơ quan ngang bộ (Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng thanh tra Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ).

Ngoài ra, Quốc hội còn phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng Quốc phòng an ninh với một phó chủ tịch, 4 ủy viên Hội đồng Quốc phòng An ninh.

>>> Mời độc giả xem thêm video Công bố danh sách người trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV:

(Nguồn: THĐT)

Vì sao không được chuyển nhượng, cho tặng biển số trúng đấu giá?

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ôtô thông qua đấu giá.

Đáng chú ý, Chính phủ đề xuất khi chuyển nhượng xe, người trúng đấu giá được quyền giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác. Tuy nhiên, người sở hữu không được phép chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá; trong 12 tháng kể từ ngày trúng đấu giá phải đăng ký biển số đó gắn với phương tiện, nếu không sẽ bị thu hồi.
Vi sao khong duoc chuyen nhuong, cho tang bien so trung dau gia?
Chính phủ đề xuất, người sở hữu không được phép chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên họp thứ 13

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Công tác đại biểu.

Trong 2 ngày 11 và 12/7, tại Nhà Quốc hội diễn ra Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đáng chú ý, tại phiên họp này, Ủy ban TVQH cho ý kiến vào báo cáo kết quả khảo sát tiến độ xây dựng tuyến đường Trường Sơn Đông và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV.

Uy ban Thuong vu Quoc hoi bat dau phien hop thu 13

Một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2022

Ghi âm, ghi hình trái phép tại phiên tòa bị phạt đến 15 triệu đồng; Cấm dùng xe Limousine được cải tạo từ xe 16 chỗ để chở khách… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 9/2022.

Nhung chinh sach moi noi bat co hieu luc tu thang 9/2022
Khi không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa thì không được ghi âm, ghi hình.