Lầu Năm góc nghiên cứu cử chỉ của Putin

(Kiến Thức) - Các chuyên gia ngôn ngữ cơ thể của Lầu Năm góc (Mỹ) có nhiệm vụ nghiên cứu ngôn ngữ cơ thể của Tổng thống Nga Putin để dự đoán tốt hơn hành vi của ông.

Dự án này ban đầu được Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành nhưng hiện do Bộ Quốc phòng đảm nhiệm. Một quan chức Lầu Năm góc giấu tên cho biết, hồ sơ tâm lý của Tổng thống Putin được cập nhật lần cuối trong năm 2012.
Giới phân tích Lầu Năm góc (Mỹ) đang nỗ lực nghiên cứu ngôn ngữ cơ thể của Tổng thống Nga Putin để dự đoán chính xác hơn hành vi của ông.
 Giới phân tích Lầu Năm góc (Mỹ) đang nỗ lực nghiên cứu ngôn ngữ cơ thể của Tổng thống Nga Putin để dự đoán chính xác hơn hành vi của ông.
Những người ủng hộ dự án nghiên cứu này cho rằng, nó có thể giúp giới lãnh đạo Mỹ dự đoán hành động của nhà lãnh đạo Nga. Hiện việc dự đoán hành động của Tổng thống Putin là vấn đề được giới quan sát lẫn giới lãnh đạo Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm bởi sự leo thang và những diễn biến “chóng mặt” của cuộc khủng hoảng ở Ukraine có vẻ khiến họ bất ngờ.
Phát ngôn viên Lầu Năm góc, Đô đốc John Kirby cho biết khoảng 300.000 USD được chi cho dự án nghiên cứu trên mỗi năm kể từ năm 2009.
Ngoài Tổng thống Nga, Putin, các nhà phân tích Lầu Năm góc còn nghiên cứu khoảng 15 nhà lãnh đạo nước ngoài khác trong đó bao gồm Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng như trùm khủng bố al-Qaeda, Osama bin Laden.

Khủng hoảng Ukraine, tình báo Mỹ bất lực trước TT Putin

(Kiến Thức) - Với những diễn biến căng thẳng ở Ukraine, các chuyên gia phân tích Washington đang ráo riết tìm hiểu nguyên do tại sao cơ quan tình báo của họ lại có những nhận định sai sót như vậy.

Vào năm 2008, cộng đồng tình báo Mỹ đã từng mất cảnh giác trước hành động can thiệp quân sự của Nga vào nước láng giềng Gruzia. Chính quyền Moscow thậm chí còn cấp thị thực cho những người dân nói tiếng Nga sinh sống ở Gruzia, giống như điều họ đang làm ở Ukraine. Các nhà phân tích Mỹ không nghĩ rằng, Nga sẽ có những động thái đi xa hơn vậy. Tuy nhiên, mọi dự đoán của họ dường như không còn đúng so với những gì đang xảy ra ở Ukraine.
Ngày nay, các nhà hoạch định chính sách Mỹ khá nhọc công sau khi cố gắng xoay chuyển quan điểm của Tổng thống Nga Putin. Chính điều này đã khiến chính quyền Washington “bình chân như vại” khi đối mặt với sự can thiệp quân sự của Nga vào đất Ukraine.

Đến lượt thành phố Sevastopol “đòi” gia nhập Nga

(Kiến Thức) - Hãng Ria Novosti hôm nay đưa tin, hội đồng thành phố Sevastopol thuộc Cộng hòa tự trị Crimea đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Liên Bang Nga sau một phiên họp kín.

Vào tối ngày 6/3, đại diện của Hội đồng thành phố này cho thông báo rằng về cuộc bỏ phiếu kín nhất trí trở thành một phần của nước Liên bang Nga.
Mặc dù có hệ thống hành chính tách biệt so với những vùng còn lại của Cộng hòa tự trị Crimea, nhưng các công dân của Sevastopol cũng sẽ tham gia cuộc trưng cầu ý dân, dự kiến diễn ra vào 16/3 tới.

Chuyên gia lý giải các động thái gần đây của Putin

(Kiến Thức) - Các thách thức về kinh tế được nhìn nhận là một nhân tố quan trọng, tác động tới các quyết định gần đây của Tổng thống Nga Vladimir V. Putin.

Vào ngày 17/12, ông Putin đã “qua mặt” phương Tây khi ra quyết định cho chính phủ Ukraine vay khoản tiền 15 tỷ USD. Sang ngày hôm sau (tức 18/12), theo chỉ thị của Tổng thống, Quốc hội Nga đã thông qua dự luật ân xá, giúp hàng trăm tù nhân được tự do.

Một động thái khá bất ngờ nữa mà ông Putin đưa ra đó là ban lệnh ân xá cho ông trùm dầu mỏ Mikhail Khodorkovsky. Chưa kể, hồi đầu tháng này, ông Putin đã khiến giới chính trị và truyền thông ở Nga ngạc nhiên với quyết định giải tán hãng thông tấn báo chí RIA-Novosti.