Lắp đặt radar tại Gạc Ma: Tướng Lê Mã Lương “vạch mặt” Trung Quốc

(Kiến Thức) - Trung Quốc có thể không chỉ lắp đặt một trạm radar, mà có thể là nhiều trạm radar khác. Mục đích của việc làm này là kiểm soát vùng không lưu.

Mới đây, tờ Kanwa Defense Review có trụ sở ở Canada thông tin về việc Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Theo đó, ngoài việc xây dựng một đường băng dài 2.000 m, Trung Quốc còn đặt một trạm radar  trên đảo Gạc Ma nhằm biến nơi đây thành căn cứ quân sự
Mô hình đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây ở Gạc Ma. Ảnh: gywb.cn.
 
Mô hình đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây ở Gạc Ma. Ảnh: gywb.cn.
Với những hành động ngang ngược trên, Trung Quốc đang diễn tiếp âm mưu gì? Kiến Thức đã có cuộc đối thoại với Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Trung Quốc muốn kiểm soát toàn bộ biển Đông
- Thiếu tướng nhận định sao về việc Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép ở đảo Gạc Ma?
- Trước đây, tôi từng nhìn nhận mối lo lắng của chúng ta không phải là việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, mà chính là những động thái của Trung Quốc ở đảo Gạc Ma. Bởi từ Gạc Ma vào TP HCM chỉ 800 km, đường bay từ đảo Gạc Ma, Phú Lâm, Chữ Thập có thể khống chế các khu vực phòng thủ của mình. Việc này cực kỳ nguy hiểm. Sau động thái xây dựng sân bay nhân tạo ở Gạc Ma, Trung Quốc tiếp tục xây dựng sân bay nhân tạo tại đảo Chữ Thập. Nếu hoàn thành thì sẽ là mối lo ngại của hệ thống phòng thủ quốc phòng của ta. Bởi vì nó sẽ thành một cụm từ Gạc Ma, Phú Lâm, đảo Chữ Thập, từ đây Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến như Su-30, J-11 và J-10 mà không phải tiếp dầu ở trên không.
- Trung Quốc có thể lắp đặt trạm radar trên Gạc Ma của Việt Nam, điều này vạch trần mưu đồ gì?
- Trung Quốc có thể không chỉ lắp đặt một trạm radar, mà có thể là nhiều trạm radar khác. Mục đích của việc làm này là kiểm soát vùng không lưu. Nếu lắp đặt hệ thống radar, Trung Quốc có thể nắm được hoạt động của tàu ngầm Việt Nam và bộ đội của ta trên các đảo của Việt Nam.
Những hành động trái phép trên Gạc Ma thể hiện sự ngang ngược của Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp dư luận quốc tế; phản ánh bản chất cực kỳ nguy hiểm của Trung Quốc; thể hiện tham vọng độc chiếm biển Đông, mở đường ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương để thực hiện mưu đồ đế quốc biển.
Thiếu tướng Lê Mã Lương.
 Thiếu tướng Lê Mã Lương.
- Những động thái ngang ngược trên của Trung Quốc không chỉ là mối lo lắng của Việt Nam mà còn cả các nước trong khu vực Đông Nam Á có biển cũng như một số nước có vùng biển đang tranh chấp với Bắc Kinh?
- Đúng vậy, những động thái đó không chỉ đe dọa Việt Nam mà còn đe dọa cả các nước Đông Nam Á bởi Trung Quốc đang thể hiện ý đồ muốn kiểm soát toàn bộ vùng biển Đông Nam Á cho đến eo biển Malacca, kể cả tình hình với Nhật Bản ở vùng biển đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
- Các nước trong khu vực và thế giới sẽ phản ứng ra sao?
- Hiện nay, bản thân Trung Quốc đang phải chịu ảnh hưởng “đòn” ngoại giao của Mỹ, Ấn Độ…Nước này cũng đang bị ảnh hưởng nhiều về vấn đề uy tín, nhất là khi Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Tất nhiên, các nước sẽ không đứng nhìn Trung Quốc muốn làm gì thì làm.
Việt Nam cần đối phó như thế nào?
- Quay trở lại với vấn đề của Việt Nam, trước những hành động ngang ngược ấy của Trung Quốc, chúng ta cần làm những gì?
- Việt Nam phải đấu tranh ngoại giao, làm tốt công tác tuyên truyền đối ngoại. Thời gian qua, Trung Quốc huy động bộ máy tuyên truyền đồ sộ để "biến không thành có" như việc Trung Quốc cho rằng tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc mà thực tế thì ngược lại, chính tàu họ đâm tàu Việt Nam. Tuy sự thật đã chứng minh, nhưng Trung Quốc nói nhiều, thế giới sẽ có nước tin.
Việt Nam cần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân, quyết liệt trên con đường ngoại giao để Trung Quốc phải chùn chân trong hành trình thực hiện những âm mưu sai trái. Cùng với đó, chúng ta phải chuẩn bị các phương án khi thấy dấu hiệu nguy hiểm, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Hiện, Bộ Quốc phòng đã có những biện pháp đấu tranh tích cực trên mặt trận ngoại giao và nhiều mặt trận khác. Tôi tin chúng ta sẽ làm Trung Quốc phải chùn bước tham vọng.
- Xin cảm ơn Thiếu tướng!

Những cái chết tức tưởi bị cơ quan chức năng đổ tại... "ông trời"

(Kiến Thức) - Liên tiếp những vụ mưa lớn, nước cuốn người rơi xuống cống, cây đổ đè chết người... thời gian qua đều bị các cơ quan chức năng đổ lỗi cho "ông trời".

Cơn mưa như trút nước với lượng mưa hơn 120mm chiều 6/9 khắp khu vực Nam Bộ vừa qua, đặc biệt tại TP HCM, Bình Dương… đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Cơn mưa như trút nước với lượng mưa hơn 120mm chiều 6/9 khắp khu vực Nam Bộ vừa qua, đặc biệt tại TP HCM, Bình Dương… đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. 
Trên địa bàn 2 thị xã Thuận An và Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, nước mưa đã cuốn trôi 2 bé trai 7 tuổi và 9 tuổi xuống cống khiến dư luận vô cùng bàng hoàng, đau xót.
Trên địa bàn 2 thị xã Thuận An và Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, nước mưa đã cuốn trôi 2 bé trai 7 tuổi và 9 tuổi xuống cống khiến dư luận vô cùng bàng hoàng, đau xót.

Trên đường đi học về, cháu Lê Văn Mạnh (7 tuổi, đang học lớp 2 trường tiểu học Tân Hiệp, thị xã Tân Uyên) không may trượt chân xuống rãnh và bị nước cuốn trôi xuống chiếc cống lộ thiên không nắp đậy ven đường. Phải mất nhiều giờ, thi thể cháu Mạnh mới được tìm thấy trong nỗi đau tận cùng của cha, mẹ.
Trên đường đi học về, cháu Lê Văn Mạnh (7 tuổi, đang học lớp 2 trường tiểu học Tân Hiệp, thị xã Tân Uyên) không may trượt chân xuống rãnh và bị nước cuốn trôi xuống chiếc cống lộ thiên không nắp đậy ven đường. Phải mất nhiều giờ, thi thể cháu Mạnh mới được tìm thấy trong nỗi đau tận cùng của cha, mẹ.
Cũng trong cơn “đại hồng thủy” này, cháu La Văn Tỷ (9 tuổi, quê tỉnh An Giang) bị nước cuốn trôi vào miệng cống trên đường 22/12 (phường Thuận Giao, thị xã Thuận An) khi cháu cùng bạn tắm mưa gần nhà trọ. Suốt 3 ngày nỗ lực tìm kiếm, đến rạng sáng 9/9, thi thể của cháu mới được tìm thấy.
Cũng trong cơn “đại hồng thủy” này, cháu La Văn Tỷ (9 tuổi, quê tỉnh An Giang) bị nước cuốn trôi vào miệng cống trên đường 22/12 (phường Thuận Giao, thị xã Thuận An) khi cháu cùng bạn tắm mưa gần nhà trọ. Suốt 3 ngày nỗ lực tìm kiếm, đến rạng sáng 9/9, thi thể của cháu mới được tìm thấy. 
Hơn 1 năm trước, trong cơn mưa như trút nước chiều 8/7, chị Đinh Thị Phương Thảo (22 tuổi, quê tỉnh Bình Định) và bạn cùng phòng là Trần Thị Hoài Thu (quê Quảng Bình, cả 2 là sinh viên Đại học Quốc gia) chở nhau trên xe máy tìm nhà trọ để ở. Khi chạy qua khu vực rạch Suối Nhum (phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) và chỉ còn cách ký túc xá khoảng 300 m thì chị Thảo và chị Thu cùng xe máy bị nước cuốn trôi xuống dưới rạch.
Hơn 1 năm trước, trong cơn mưa như trút nước chiều 8/7, chị Đinh Thị Phương Thảo (22 tuổi, quê tỉnh Bình Định) và bạn cùng phòng là Trần Thị Hoài Thu (quê Quảng Bình, cả 2 là sinh viên Đại học Quốc gia) chở nhau trên xe máy tìm nhà trọ để ở. Khi chạy qua khu vực rạch Suối Nhum (phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) và chỉ còn cách ký túc xá khoảng 300 m thì chị Thảo và chị Thu cùng xe máy bị nước cuốn trôi xuống dưới rạch. 

Chị Thu may mắn được người dân phát hiện cứu thoát. Riêng Thảo bị nước cuốn trôi, sau hai giờ mới được tìm thấy nhưng đã không qua khỏi.
 Chị Thu may mắn được người dân phát hiện cứu thoát. Riêng Thảo bị nước cuốn trôi, sau hai giờ mới được tìm thấy nhưng đã không qua khỏi.
Cũng hơn một năm trước, trong cơn mưa lớn nước ngập trắng xóa khu vực gác chắn xe lửa trên đường Tô Ngọc Vân (quận Thủ Đức, TP HCM), ông Vũ Hồng Thái (50 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) sau ngày làm hồ đã dầm mưa đạp xe trở về nhà. Khi đến gần cổng xe lửa, dù đã cố đi sát lề cho an toàn nhưng bất ngờ ông bị lọt vào cống thoát nước sâu hoắm. Ông Thái bị nước cuốn trôi và tử nạn.
Cũng hơn một năm trước, trong cơn mưa lớn nước ngập trắng xóa khu vực gác chắn xe lửa trên đường Tô Ngọc Vân (quận Thủ Đức, TP HCM), ông Vũ Hồng Thái (50 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) sau ngày làm hồ đã dầm mưa đạp xe trở về nhà. Khi đến gần cổng xe lửa, dù đã cố đi sát lề cho an toàn nhưng bất ngờ ông bị lọt vào cống thoát nước sâu hoắm. Ông Thái bị nước cuốn trôi và tử nạn.
Có lẽ mùa Trung thu năm nay là mùa trung thu buồn nhất với 2 đứa con gái nhỏ của chị Nguyễn Thị Nhung (36 tuổi, ngụ quận 7, TP HCM) vì chúng vừa trải qua nỗi bất hạnh khủng khiếp, đó là mất mẹ. Ảnh: Phương Huy.
Có lẽ mùa Trung thu năm nay là mùa trung thu buồn nhất với 2 đứa con gái nhỏ của chị Nguyễn Thị Nhung (36 tuổi, ngụ quận 7, TP HCM) vì chúng vừa trải qua nỗi bất hạnh khủng khiếp, đó là mất mẹ. Ảnh: Phương Huy.

Trong cơn mưa kèm dông gió kinh hoàng ở Sài Gòn chiều 17/8, chị Nhung cùng 2 con gái nhỏ được chồng chở trên xe máy để về nhà. Khi đến khu vực đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, bất ngờ một cây lim to lớn đổ xuống đường đè bẹp xe máy của gia đình chị. Các nạn nhân được người đi đường nhanh chóng đưa vào Bệnh viện Sài Gòn cấp cứu. Tuy nhiên do bị thương tích nặng nên chị Nhung đã tử vong vài giờ sau đó.
Trong cơn mưa kèm dông gió kinh hoàng ở Sài Gòn chiều 17/8, chị Nhung cùng 2 con gái nhỏ được chồng chở trên xe máy để về nhà. Khi đến khu vực đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, bất ngờ một cây lim to lớn đổ xuống đường đè bẹp xe máy của gia đình chị. Các nạn nhân được người đi đường nhanh chóng đưa vào Bệnh viện Sài Gòn cấp cứu. Tuy nhiên do bị thương tích nặng nên chị Nhung đã tử vong vài giờ sau đó. 
Cũng trong trận mưa trên, bà Đỗ Thị Tuyết Hạnh (SN 1969, quê Đồng Tháp, tạm trú Q.12, TP HCM) đã không may gặp phải tai nạn từ trên trời rơi xuống. Khi đang đứng đợi xe buýt về nhà trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh, TP HCM), bà Hạnh bị nhánh cây rớt trúng vào đầu và tử vong tại bệnh viện.
Cũng trong trận mưa trên, bà Đỗ Thị Tuyết Hạnh (SN 1969, quê Đồng Tháp, tạm trú Q.12, TP HCM) đã không may gặp phải tai nạn từ trên trời rơi xuống. Khi đang đứng đợi xe buýt về nhà trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh, TP HCM), bà Hạnh bị nhánh cây rớt trúng vào đầu và tử vong tại bệnh viện. 
Điều khiến dư luận càng bức xúc hơn là hầu như tất cả những cái chết thương tâm trên đều được các ngành chức năng liên quan đổ lỗi cho “ông trời”, và cuối cùng, trách nhiệm không quy cụ thể vào ai, đơn vị nào.

Điều khiến dư luận càng bức xúc hơn là hầu như tất cả những cái chết thương tâm trên đều được các ngành chức năng liên quan đổ lỗi cho “ông trời”, và cuối cùng, trách nhiệm không quy cụ thể vào ai, đơn vị nào. 

“Trung Quốc mở du lịch Hoàng Sa là xâm phạm chủ quyền Việt Nam“

Ngày 4/9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN nêu rõ việc TQ khai thác du lịch ở quần đảo Hoàng Sa là xâm phạm chủ quyền của VN.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc khai trương tuyến du lịch biển khởi hành từ thành phố Tam Á (thuộc tỉnh Hải Nam) đến quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Việc Trung Quốc khai thác du lịch ở khu vực này là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc cũng như tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông và khu vực.