Làng miến “bẩn” Hà Nội: xài hóa chất đổi màu, chỉ bán... không ăn

(Kiến Thức) - Sau hình ảnh miến phơi ngay hố phân, theo tìm hiểu của Kiến Thức, đa số người dân xã Dương Liễu không ăn miến do mình sản xuất và muốn miến đen hay trắng... chỉ cần cho hóa chất là xong.

Để làm sự thật về những phên miến dong được phơi ngay cạnh hố nước phân đen ngòm, chuồng gà, chuồng lợn ruồi ngặng bu đầy… tại xã Dương Liễu (Hoài Đức - Hà Nội) đang khiến người tiêu dùng kinh hãi, phóng viên Kiến Thức đã thâm nhập vào xã Dương Liễu để tiếp tục tìm hiểu.
“Chỉ sản xuất miến, chứ không ăn”
Trong vai khách hàng, chúng tôi đã đi khảo sát ở một số khu chợ, cửa hàng tại xã Dương Liễu thì được biết, miến nơi đây không bán nhỏ, lẻ mà chỉ đem phân phối đến những nơi khác với số lượng lớn, nếu có bán cũng chỉ 1-2 cửa hàng tạp hóa bày bán, nhưng thường là những loại “miến không ngon”. Cũng theo thông tin có được, người dân ở đây không ăn miến mà mình đã làm ra.
Miến ăn hàng ngày được người dân xã Dương Liễu phơi ngay cạnh phân trâu, chuồng gà..
Miến ăn hàng ngày được người dân xã Dương Liễu phơi ngay cạnh phân trâu, chuồng gà.. 
Để kiểm chứng trước những thông tin trên, chúng tôi bước vào một quán ăn được mở ngay cạnh đường quốc lộ thuộc xã Dương Liễu gọi bát miến, thì chủ quán nói thẳng: “Ở đây không bán miến đâu em. Chỉ có bún và cơm thôi. Em có ăn không? Bán miến ở đây cũng chẳng có ai ăn đâu em ơi!”.
Tuy nhiên, khi hỏi lý do tại sao người dân xã Dương Liễu lại không ăn miến do chính mình sản xuất, thì chủ quán không trả lời và nói tránh sang chuyện khác.
Miến đổi màu theo yêu cầu khách hàng
Vẫn trong vai người tìm mua miến, chúng tôi trực tiếp đi vào một cơ sở sản xuất miến và chủ tên Trọng.
Ban đầu, ông Trọng từ chối việc bán miến lẻ và nói rằng, gia đình chỉ bán miến theo tấn. Tuy nhiên, sau một hồi nài nỉ, ông Trọng đã quyết định bán cho chúng tôi 5 kg miến với giá 100 nghìn đồng. Theo lời của ông Trọng, đây là “loại miến ngon, tiêu thụ chủ yếu ở các thị trường miền Bắc”.
Clip miến chất đống, vứt ngổn ngang dưới đất có nhiều bụi bẩn, đá sạn và bị dẫm đạp trong quá trình bó.
“Miến ở xã Dương Liễu chủ yếu là miến dong, phơi nắng, sấy rất ít. Miến được tiêu thị ở nhiều nơi trên cả nước, thậm chí là vào tận trong miền Nam. Trong trường hợp, nếu khách hàng muốn miến có màu đen hoặc trắng đều được cơ sở sản xuất đáp ứng yêu cầu, chỉ cần nhờ đến hóa chất nhuộm miến. Miến được bán tại cơ sở sẽ có giá khoảng 25.000 đến 30.000 đồng/1kg và sẽ có người đến tận nơi để chở đi”, ông Trọng cho hay.
Ông Trọng cho biết thêm, những hóa chất dùng để làm thay đổi màu miến không gây độc hại và ảnh hưởng đến chất lượng của miến. Thế nhưng, khi chúng tôi ngỏ ý xem qua thì ông Trọng không đồng ý.
Theo ghi nhận của Kiến Thức, cơ sở sản xuất miến của ông Trọng chủ yếu làm thủ công, những người tham gia sản xuất miến là các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, nhiều bó miến sau khi được làm ra, bị vứt một cách ngổn ngang dưới nền đất đầy bụi bẩn và đá sạn. Không chỉ vậy, trong quá trình bó miến, chủ cơ sở này còn liên tục dùng chân bẩn đẫm đạp lên miến mà không cần đề ý đến vấn đề an toàn vệ sinh. Miến được làm ra không được che đậy và bao bọc bằng bất cứ thứ gì…
(còn nữa)

Hãi hùng chuột chết khô trong gói bim bim

(Kiến Thức) - Anh Bùi Văn Đức đã phản ánh tới Kiến Thức về việc phát hiện chuột chết khô trong gói bim bim mà con gái ăn phải.

Anh Bùi Văn Đức (Kim Bôi, Hòa Bình) cho biết, con gái được một bạn cùng lớp mua cho gói bim bim Nicki SnackTom sau khi tan học. Tuy nhiên, về nhà, khi bóc gói bim bim, con anh đã tá hoả khi thấy con chuột nhỏ chết khô bên trong và có mùi hôi thối. Ngay lập tức, cháu đưa gói bim bim cho bố kiểm tra.

Gói bim bim có chuột chết khô bên trong mà con của Đức đã ăn phải.
Gói bim bim có chuột chết khô bên trong mà con của Đức đã ăn phải.

10 phu vàng băng rừng trốn chủ dữ

(Kiến Thức) - 10 thanh niên sau thời gian làm “khổ sai” cả ngày lẫn đêm ở một hầm vàng trái phép đã băng rừng trốn thoát trước sự truy đuổi hung dữ của chủ vàng. 

Theo trình bày của em Phạm Văn Cường (19 tuổi) và Phạm Văn Hảo (17 tuổi), ngụ tại xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa), tại cơ quan công an xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước (Quảng Nam), ngày 19/2 vừa qua, một người đàn ông khoảng 35 tuổi, trú tại xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc dẫn Cường, Hảo cùng một số thanh niên khác tại huyện Ngọc Lặc đi làm vàng ở thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn (Quảng Nam).
Hảo và Cường đang được cán bộ địa phương động viên, trấn an tinh thần.
 Hảo và Cường đang được cán bộ địa phương động viên, trấn an tinh thần.
Nhóm thanh niên này làm vàng ở Khâm Đức hơn 1 tháng thì được một người đàn ông khác thuê đến xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) để làm với lương thỏa thuận cho mỗi người là 3,5 triệu đồng/tháng, công việc của họ hằng ngày là đào đãi vàng.