Lần duy nhất Đường Tăng sát sinh lại được 3 đồ đệ ủng hộ

Trong hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh, Đường Tăng đã từng 1 lần sát sinh công khai nhưng lại được ủng hộ hết mình.

Trong Tây Du Ký, Đường Tăng là nhân vật được xây dựng với hình tượng điềm tĩnh, nhân hậu, một lòng hướng Phật. Dù đôi lúc có hơi nhu nhược, dễ bị lừa gạt nhưng người ta lại không thể ghét nhân vật này vì ông quá đỗi hiền lành, thiện lương. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng trong hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh, Đường Tăng đã từng sát sinh. Điều này rõ ràng phạm vào sát giới trong Phật giáo nhưng lại được sự ủng hộ nhiệt tình.

Lan duy nhat Duong Tang sat sinh lai duoc 3 do de ung ho

Đường Tăng và Trư Bát Giới uống nước sống Tử Mẫu

Cụ thể, khi Đường Tăng đi qua Nữ Nhi Quốc, ông và nhị đồ đệ Trư Bát Giới đã uống nhầm nước từ sông Tử Mẫu dẫn đến... mang thai. Vì Nữ Nhi Quốc không có đàn ông nên phụ nữ ở đây muốn sinh được con phải uống nước sông này. Tình tiết này được tác giả Ngô Thừa Ân cài cắm vào nhằm ẩn ý về việc Đường Tăng và Bát Giới dục tâm chưa dứt (khát nước), tùy ý uống nước lạ không hỏi han dẫn đến việc rơi vào tình huống trớ trêu mà có bầu.

Lan duy nhat Duong Tang sat sinh lai duoc 3 do de ung ho-Hinh-2

Ngụ ý của Ngô Thừa Ân là Đường Tăng chưa bỏ hết được dục tâm

Đường Tăng biết mình mang thai thì vô cùng hoảng sợ, chỉ muốn mau mau chóng chóng giải quyết cái thai này. Nhờ có Tôn Ngộ Không tìm được nước từ giếng Lạc Thai nên mới giải quyết được hậu quả từ việc trót uống nước cấm của sư phụ và nhị đệ. Thế nhưng, hành vi của thầy trò Đường Tăng lại phạm vào sát giới của nhà Phật. Đứa trẻ trong bụng dù chưa thành hình thì vẫn là một sinh linh, bỏ thai chính là tước đi quyền được chào đời của sinh linh đó.

Lan duy nhat Duong Tang sat sinh lai duoc 3 do de ung ho-Hinh-3

Động cơ sát sinh của Đường Tăng là vô cùng hợp tình hợp lý

Tuy nhiên, ở trường hợp của Đường Tăng không thể có giải pháp nào ổn thỏa hơn việc uống nước Lạc Thai vì rõ ràng, cả Đường Tăng và Trư Bát Giới đều là nam giới. Cơ thể của họ không tương thích với việc mang thai và sinh con, chưa kể trái với quy luật của tự nhiên. Do đó việc "phạm giới" là điều hiển nhiên, không có gì đáng trách ở đây.

Hiểu lầm nào khiến yêu quái tìm mọi cách để ăn thịt Đường Tăng?

Yêu quái trong Tây Du Ký coi thịt Đường Tăng như một báu vật quý hiếm không phải để kéo dài tuổi thọ mà vì thịt của Đường Tăng có tác dụng rất đặc biệt.

Thân thế cao quý vốn là điểm đáng chú ý?

Theo diễn biến trong Tây Du Ký, Đường Tăng quả thật có thân thế bất phàm. Kiếp trước của Đường Tăng nguyên là Kim Thiền Tử - đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai.

Vì sao thần tiên trong Tây Du Ký không được lấy chồng, lấy vợ?

Các vị thần trong "Tây Du Ký" đều đến từ Đạo giáo. Họ tin rằng "tình yêu là vướng mắc dục vọng, giống như bị giam trong tù và tâm trí không thể thanh tịnh để giải thoát"

Tác phẩm "Tây Du Ký" kể về Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng đã giúp đỡ Đường Tăng, một nhà sư lỗi lạc của triều đại nhà Đường, đi đến phương Tây để thỉnh kinh.

Trong số đó, đáng chú ý nhất là Tôn Ngộ Không, hắn được sinh ra từ một tảng đá ở núi Hoa Quả. Sau khi tìm thầy học đạo, hắn được Bồ Đề Tổ Sư dạy 72 phép thuật và cân đẩu vân, trở về xưng vương ở núi Hoa Quả.