Làm sao để giảm tình trạng bị bóng đè?

Bóng đè là một trải nghiệm gây khó chịu, nhưng không gây hại cho cơ thể. Để giảm tình trạng bóng đè, nên có những thói quen lành mạnh khi đi ngủ.

Bạn tỉnh giấc nửa đêm, không cử động được. Bạn nghĩ đây là giấc mơ nhưng rõ ràng bạn đang tỉnh táo. Bạn muốn kêu cứu nhưng không thể phát ra tiếng. Bạn nằm tê liệt như thể ai đó đang kiểm soát cơ thể của bạn.

Tình trạng bạn đang gặp đó chính là , tiếng Anh gọi làsleep paralysis. Trung bình chỉ 7,6%dân số từng bị bóng đè, nhưng có lẽ rất nhiều người đã nghe đến khái niệm này.

Vậy bóng đè là gì, vì sao một số người lại bị bóng đè? Dưới đây là một số thông tin về hiện tượng bí ẩn này có thể bạn chưa biết. 

Lam sao de giam tinh trang bi bong de?

Ảnh minh họa.

Bóng đè là tình trạng một người đang tỉnh táo, có nhận thức nhưng không thể cử động hoặc nói.

Nó thường xảy ra khi bạn đang chìm vào giấc ngủ hoặc đang tỉnh giấc.

Nhiều người mô tả tình trạng bóng đè như thể "hồn lìa khỏi xác". Tình trạng bóng đè có thể kéo dài vài giây tới vài phút. 

Lam sao de giam tinh trang bi bong de?-Hinh-2

Những triệu chứng chính của bóng đè bao gồm xuất hiện ảo giác và gặp ác mộng.

Tuy nhiên điều này rất khác với những giấc mơ khi bạn đang ngủ,

Những ảo giác này diễn ra khi tâm trí bạn đang tỉnh táo. Điều đó khiến tình trạng này càng đáng sợ hơn.

Khi bị bóng đè và tê liệt, nhiều người có ảo giác nhìn thấy những bóng đen và nghe thấy những âm thanh ma quái.

Đôi khi họ có cảm giác như bị kéo ra khỏi giường, đang bay hoặc có những rung động chạy khắp cơ thể.

Họ sẽ cảm thấy tuyệt vọng, mất kiểm soát, hoảng sợ vì không thể la hét hay cử động.

Tại sao bạn bị bóng đè?

Lam sao de giam tinh trang bi bong de?-Hinh-3

Khi chúng ta ngủ, cơ thể sẽ đi vào rồi ra khỏi giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement - giấc ngủ chuyển động mắt nhanh, hay còn gọi là ngủ mơ).

Bộ não của chúng ta gửi tín hiệu đến các cơ để thư giãn và đi vào trạng thái mất trương lực cơ (atonia).

Đây là trạng thái cần thiết để hạn chế các chuyển động thể chất của chúng ta, khiến chúng ta không thể hành động như giấc mơ của mình.

Bóng đè xảy ra khi cơ thể gặp vấn đề trong quá trình chuyển đổi này.

Chúng ta tỉnh giấc nhưng các cơ chưa thể thoát khỏi trạng thái mất trương lực cơ.

Lam sao de giam tinh trang bi bong de?-Hinh-4

Có một vài cách giải thích về những ảo giác xuất hiện khi bị bóng đè.

Một giả thuyết cho rằng, vùng não chịu trách nhiệm về nỗi sợ hãi và cảm xúc của con người hoạt động rất tích cực trong giai đoạn REM.

Nó hoạt động trong khi không có điều nguy hiểm nào thực sự xảy ra xung quanh chúng ta. Vì vậy, bộ não tự tạo ra những bóng đenvà âm thanh đáng sợ. 

Lam sao de giam tinh trang bi bong de?-Hinh-5

Bóng đè là một hiện tượng xuất hiện tự nhiên, có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định một số trường hợp có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị bóng đè khi ngủ như:

- Ngủ không ngon giấc: giấc ngủ không đều, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ rũ, thiếu ngủ. Bóng đè cũng hay gặp ở những người làm việc theo ca.

- Tư thế ngủ nằm ngửa: nằm ngửa để ngủ có thể là yếu tố tăng nguy cơ bị bóng đè, vì tư thế này khiến bạn dễ bị tổn thương hơn do áp lực lên phổi và đường thở tăng.

- Di truyền.

- Các vấn đề tâm lý: dù mối liên hệ về bóng đè và sức khỏe tinh thần chưa được chứng minh nhưng thống kê cho thấy những người bị sang chấn tâm lý và lo âu có xu hướng bị bóng đè.

Làm thế nào để đối phó với tình trạng bóng đè?

Lam sao de giam tinh trang bi bong de?-Hinh-6

Bóng đè là một trải nghiệm gây khó chịu, nhưng nó không mang bất kỳ mối nguy hiểm thực sự nào vì không gây hại cho cơ thể.

Cho đến nay vẫn không có cách điều trị bóng đè. Tuy nhiên các bác sĩ khuyên bạn nên có những thói quen lành mạnh khi đi ngủ để giảm tình trạng bóng đè:

- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

- Không nạp caffeine hoặc các chất kích thích trước khi đi ngủ.

-Tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp khi ngủ.

- Không để đồ điện tử trong phòng ngủ.

- Bình tĩnh, không hoảng loạn để tình trạng bóng đè tự chấm dứt.

Vùng đất giúp con người “xuyên không” từ quá khứ tới tương lai

Xuyên không từ quá khứ tới tương lai, điều tưởng chừng như chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng mà tại sao lại có thật? Bí mật là gì?

Theo Amusing Planet, ở khu vực eo biển Bering nằm giữa lục địa Alaska (Mỹ) và Siberia (Nga), có một quần đảo được xem là đặc biệt nhất trên thế giới - quần đảo Diomede. Nó bao gồm 2 hòn đảo gọi là Big Diomede (đảo Lớn) và Litte Diomede (đảo Bé).

Bị bóng đè liên tục, bác sĩ nhắc 2 nhóm người cẩn thận

Bóng đè hay còn gọi là chứng tê liệt khi ngủ, xảy ra ngay trước khi ngủ hay ngay khi thức giấc. Người bệnh cảm thấy bị liệt toàn thân, tỉnh táo có ý thức nhưng không thể cử động chân tay, cảm giác như "ma quỷ" đè lên người.

Anh Tiểu Lý, ở Đài Loan (Trung Quốc), làm việc theo ca trong một nhà máy công nghệ, trước đây làm việc rất tốt, nhưng trong hai đến ba tháng qua, anh trở nên dễ lo lắng và hồi hộp.
Rõ ràng Tiểu Lý thông thạo các kỹ thuật vận hành, nhưng bây giờ lại bắt đầu lo lắng về việc chưa làm tốt nhiệm vụ, tâm trạng rất xấu. Khi đi ngủ, Tiểu Lý rất khó vào giấc, phải dùng thuốc ngủ nhưng cũng không mấy cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Bí ẩn ảo giác Ames - thứ khiến bạn hoài nghi cả vũ trụ

Nhiều người tin rằng ảo giác Ames là một mối đe dọa đối với việc xác định những giới hạn của khả năng quyết định của con người.

Bi an ao giac Ames - thu khien ban hoai nghi ca vu tru
 Trong thế giới của chúng ta, các hiện tượng ảo giác luôn gây tò mò và thu hút sự chú ý của con người. Tuy nhiên, trong số đó, ảo giác Ames - một hiện tượng nhìn thấy thứ gì đó với hình dạng khác với thực tế - đã gây ra nghi ngờ về nền khoa học của nhân loại.