Làm dâu 20 năm nhưng vợ thắp hương tổ tiên đúng 1 lần

Cô ấy thật vô tâm, có lẽ phải xin lỗi bố mẹ tôi trước gia tiên mất thôi. Tôi trách và hỏi thẳng vợ tại sao lại cư xử như vậy, tôi ăn ở với nhà vợ đều có trước có sau cơ mà.

Tôi yêu sớm nên 20 tuổi đã kết hôn, lý do chủ yếu là vợ tôi có bầu đành phải cưới gấp. Thời điểm đó cả hai đứa vẫn đang học Đại học, chưa có gì trong tay, gia đình hai bên không hài lòng đặc biệt là nhà tôi. Tôi mang bao nỗi mong ước của mẹ sẽ học thành tài, lấy vợ gia giáo, có điều kiện và quan trọng phải là nàng dâu bà chọn.

Thời điểm đó, tôi phải thuyết phục mãi mẹ mới chấp nhận Vi làm con dâu. Mẹ cứ coi trọng còn tôi bình thường, Vi có bầu nên bỏ dở việc học, còn tôi vẫn học và sống dựa vào phụ cấp của bố mẹ. Tuổi còn quá trẻ đã kết hôn, có cuộc, cuộc sống của hai vợ chồng vất vả vô cùng nhưng may được nhà vợ giúp đỡ kinh tế nhiều nên cũng ổn. 

Ngại sống ở quê một mình, vợ gửi con cho bà ngoại chăm rồi theo tôi lên thành phố làm ăn. Cô ấy đi buôn, rồi dần dần cũng mở được cửa hàng quần áo, còn tôi thì làm công ty với mức lương cũng ổn định. Hơn 10 năm sau khi cưới, vợ chồng tôi tích cóp và nhà ngoại cho chút ít nên đủ tiền mua căn nhà vừa tầm ở thành phố. Chúng tôi có công việc ở đây, quen dần với nếp sống thành thị nên chẳng bao giờ nghĩ sẽ về quê.

Bận công việc, con cái, kinh tế eo hẹp nên nhà tôi lễ Tết mới về quê, vậy mà lần nào về nhà tôi và mẹ cũng vùng vằng nhau. Suốt bao nhiêu năm mẹ vẫn bảo tôi ngu khi lấy Vi làm vợ. Mẹ nói nhiều, hầu như là chê Vi khiến tôi bênh vợ bức xúc mà đôi co với mẹ. Ngược lại với mẹ, bố tôi lại rất thương và hiểu Vi. Ông mong vợ chồng tôi thông cảm, toàn giấu mẹ dấm dúi cho tiền các cháu.

Lam dau 20 nam nhung vo thap huong to tien dung 1 lan

Từ ngày Vi về nhà tôi làm dâu đến nay đã 20 năm rồi, 20 năm mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu chẳng thay đổi gì. Tôi khuyên mẹ nên nghĩ thoáng để sau này các con tôi lấy vợ, nó không ngại khi đưa bạn gái về ra mắt bố mẹ, ông bà. Vậy mà mẹ thở dài: "Anh thử xem vợ anh, về đây làm dâu 20 năm nhưng nó thắp hương tổ tiên nhà chồng được đúng 1 lần vào hôm cưới. Như vậy là coi thường nhà chồng, chứ ngoan hiền gì!".

Tôi giật mình vì điều này, thú thực từ trước đến nay việc hương khói khi về quê tôi không để ý lắm. Có lẽ bao năm nay mẹ giận vợ vì chuyện này ư? Cô ấy thật vô tâm, có lẽ phải xin lỗi bố mẹ tôi trước gia tiên. Tôi trách và hỏi thẳng vợ tại sao lại cư xử như vậy, tôi ăn ở với nhà vợ đều có trước có sau. 

Vợ gạt nước mắt thừa nhận mình sai rồi tâm sự: "Em cũng muốn thắp hương lắm, nhưng mẹ cấm. Mẹ cấm em bước vào phòng thờ của gia đình, không chấp nhận em là con dâu. Có những lần về quê em mang đồ vào thắp hương, mẹ chặn ở cửa ném hết hoa quả ra ngoài vì vẫn chưa chấp nhận nàng dâu này… Em không muốn nói với anh, sợ anh và mẹ lại cãi vã vì em nên thôi". 

Bực mình tôi kéo vợ vào nhà nói chuyện với mẹ, tôi trách mẹ ác cảm với vợ bao năm làm gì. Sau này ông bà mất, người lo hương khói cho tổ tiên chủ yếu là vợ tôi chứ không phải tôi. Mẹ nói vợ luôn là cái gai trong mắt bà, bà không ưng Vi một chút nào. Nếu tôi "thay" vợ, bà sẽ cho tôi 1 tỷ, ăn tiêu xả láng. Tôi không hiểu sao mẹ lại có thể nói những lời như thế, tôi không thể hoá giải mâu thuẫn giữa hai người phụ nữ quan trọng cuộc đời mình. Tôi cảm thấy bất lực quá.

Việt phủ có nội thất dát vàng của nghệ sĩ Vượng Râu tại Nam Định

Vợ chồng Vượng Râu mời các nghệ nhân từ khắp nơi như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định để hoàn thành công trình Nguyễn Công Việt Phủ tại Nam Định.

Viet phu co noi that dat vang cua nghe si Vuong Rau tai Nam Dinh

Nguyễn Công Việt Phủ là ngôi Phủ thờ thứ 2 do vợ chồng nghệ sĩ Vượng Râu đứng lên xây dựng.

Viet phu co noi that dat vang cua nghe si Vuong Rau tai Nam Dinh-Hinh-2

Phủ thờ mới khánh thành này ở Làng Ngọc Tiên, Nam Định - quê hương của Vượng Râu. Trước đó vợ chồng anh xây phủ thờ khác ở Hoà Lạc (Hà Nội).

Viet phu co noi that dat vang cua nghe si Vuong Rau tai Nam Dinh-Hinh-3

Phủ thờ này được thiết kế đậm chất Bắc Bộ.

Viet phu co noi that dat vang cua nghe si Vuong Rau tai Nam Dinh-Hinh-4

Vượng Râu chia sẻ, đây là không gian nhỏ và ấm áp được vợ chồng anh xây dựng trong 3 năm.

Viet phu co noi that dat vang cua nghe si Vuong Rau tai Nam Dinh-Hinh-5

Phần gỗ được chạm khắc rất tỷ mỉ và phải làm trong 2 năm.

Viet phu co noi that dat vang cua nghe si Vuong Rau tai Nam Dinh-Hinh-6

Sau khi làm xong phần gỗ, Vượng Râu đã mất 11 tháng để dựng và hoàn thiện.

Viet phu co noi that dat vang cua nghe si Vuong Rau tai Nam Dinh-Hinh-7

Vượng Râu cho biết, Phủ thờ này là nơi thờ Phật, Thành Hoàng làng và gia tiên. Bên cạnh có dãy nhà sinh hoạt chung dành cho con cháu mỗi dịp lễ lạt về để nghỉ ngơi.

Viet phu co noi that dat vang cua nghe si Vuong Rau tai Nam Dinh-Hinh-8

Vượng Râu cho biết, công trình là tâm huyết của vợ chồng anh.

Viet phu co noi that dat vang cua nghe si Vuong Rau tai Nam Dinh-Hinh-9

Vợ chồng Vượng Râu phải mời các nghệ nhân từ khắp nơi như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định để hoàn thành công trình.

Viet phu co noi that dat vang cua nghe si Vuong Rau tai Nam Dinh-Hinh-10

Viet phu co noi that dat vang cua nghe si Vuong Rau tai Nam Dinh-Hinh-11

Vượng Râu cho biết, phần nội thất được dát vàng nên tạo nên sự sang trọng cho Phủ thờ. Những bộ cánh cửa được đục nguyên khối dày 12 cm, rộng 70cm bền bỉ, anh muốn lưu lại cho đời sau.

Chồng mang đơn ly hôn đến nhưng thấy vợ thì cuống quýt xin lỗi

Vừa giận vợ không biết điều, vừa bị chạm tự ái, Huy quyết tâm mang đơn ly hôn đến gặp Lan để giải quyết dứt khoát mọi chuyện.

Làm vợ, làm dâu - chỉ mấy chữ ngắn gọn nhưng nhiều khi lại đủ sức đẩy người phụ nữ vào cảnh ngộ tủi hờn. "Làm vợ phải thế này..., làm dâu phải thế kia..." - Chính vì những định kiến và áp đặt ấy mà nhiều người vợ bước chân vào hôn nhân lại đồng nghĩa với rước về bi kịch.

Huy (33 tuổi) chia sẻ trong suốt quãng thời gian tuổi thơ, anh đã được chứng kiến rõ nét cảnh làm vợ, làm dâu của chính mẹ anh. Gia đình chồng mang đậm tư tưởng phong kiến, mẹ Huy đã phải sống cả đời trong những quy tắc và định kiến trói buộc người phụ nữ.

"Tôi nghĩ rằng đã làm vợ, làm dâu là phải như mẹ tôi. Nhà cửa mới êm ấm, con cái mới ngoan ngoãn và gia đình chồng mới quý mến. Chính vì thế sau khi kết hôn, tôi cũng mong muốn vợ có thể làm được như mẹ tôi ngày trước. Một lòng vì chồng con, hết dạ vì gia đình chồng...", Huy nói.

Huy "khoán trắng" việc nhà, chăm sóc con cái, phụng dưỡng mẹ chồng cho vợ. Trách nhiệm của anh chỉ là đi làm, hết giờ làm thì gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp hoặc nghỉ ngơi, giải trí. Hễ Lan - vợ Huy nhờ chồng việc gì, anh luôn cau có, gắt gỏng mắng vợ không làm tròn phận sự. Huy quên mất rằng, khi xưa phụ nữ chỉ ở nhà quanh quẩn với gian bếp, còn nay Lan vẫn đi làm kiếm tiền chẳng khác gì chồng.

Chong mang don ly hon den nhung thay vo thi cuong quyt xin loi

Ảnh minh họa

Mẹ Huy luôn răn dạy con dâu một khi đi lấy chồng thì Lan đã trở thành người nhà chồng. "Ăn cây nào rào cây ấy", Lan phải dành mọi tâm huyết, thời gian, sức lực và cả tiền của cho nhà chồng. Sau này đây sẽ chính là nhà cô, các con của cô cũng sinh ra và lớn lên ở đây chứ không phải là nhà ngoại. Lan thấy mẹ chồng nói không sai hoàn toàn nhưng việc bà cấm đoán cô về thăm bố mẹ đẻ, bắt cô gần như phải "đoạn tuyệt" với bố mẹ thì cô không chấp nhận.

Ấy vậy nhưng 4 tháng trôi qua mà Lan vẫn chẳng hề có ý định đưa con về xin lỗi gia đình chồng. Cô càng không chủ động liên lạc với Huy, có đôi lần Huy không nhịn được gọi cho vợ thì Lan bình thản đáp rằng mẹ con cô vẫn ổn.

Vừa giận vợ không biết điều, vừa bị chạm tự ái, Huy quyết tâm mang đơn ly hôn đến gặp Lan để giải quyết dứt khoát mọi chuyện. Trên đường đi Huy nhủ thầm anh đã cho vợ thời gian để hối lỗi song cô ngang bướng không hiểu ra sai trái của bản thân, đến giờ này cũng đừng trách anh.

Huy nói: "Khi nhìn thấy vợ, chỉ qua một ánh mắt đầu tiên mà tôi đã đủ bàng hoàng sửng sốt. Cô ấy khác lắm, từ diện mạo tới thần thái và nụ cười. Nhìn vợ xinh đẹp, tươi tắn, rạng rỡ hẳn ra. Đâu như lúc còn ở bên tôi, luôn cau có, u ám, tâm trạng nặng nề khó tả, ngoại hình thì xuề xòa, đơn giản...".

Chong mang don ly hon den nhung thay vo thi cuong quyt xin loi-Hinh-2

Ảnh minh họa

Lan thấy Huy nhìn mình chằm chằm thì cười nhẹ lên tiếng: "Anh thấy đấy, rời xa anh có 4 tháng mà tôi tươi trẻ, xinh đẹp và hạnh phúc hơn rất nhiều. Vậy thì anh phải xem lại bản thân, tại sao ở bên cạnh anh, tôi lại không thể có được những thứ đó. Anh nghĩ một người bình thường sẽ chọn con đường nào cho chính mình, chẳng cần nghĩ nhiều cũng biết phải không?".

Nói rồi Lan hỏi Huy đến gặp cô với mục đích gì, nếu là đưa đơn ly hôn thì cô sẽ ký luôn để anh về cho sớm. Huy lập tức lắc đầu phủ nhận, bày tỏ muốn đến thăm cô vì lâu ngày không gặp vợ con. Anh còn cố gắng biện minh rằng thời gian qua quá bận rộn công việc, không lên với Lan và con được. Trước lời bào chữa vụng về của chồng, Lan hiểu thấu song chỉ cười, từ chối cho ý kiến.

"Thôi thu xếp về nhà đi, ở nhà ngoại lâu thế ai nhìn được...", Huy xuống nước nhẹ nhàng bảo vợ. Lan nghiêm túc đáp lời: "Anh hãy về suy nghĩ thật kỹ xem bản thân cần làm gì. Em chỉ muốn nhấn mạnh rằng, em sẽ không sống cuộc sống như trước đây đâu".

Cuộc gặp gỡ với vợ sau 4 tháng xa cách khiến Huy nhận ra một điều, đừng bao giờ so sánh phụ nữ hiện đại với các bậc cha mẹ của thế hệ trước. Khi xưa vì định kiến xã hội nên phụ nữ mới phải chịu thiệt thòi. Ngày nay phụ nữ kết hôn là phải được hạnh phúc, nếu người chồng không thể yêu thương, san sẻ với vợ thì hôn nhân cũng trở nên vô nghĩa.