Lãi suất huy động tăng nhẹ, tỷ giá USD/VND giảm

(Vietnamdaily) - Lãi suất huy động lại tăng nhẹ từ 10 – 40 điểm cơ bản ở một số ngân hàng với hầu hết các kỳ hạn.

Bản tin thị trường tiền tệ trái phiếu tuần từ 19 - 23/7/2021 của SSI Research ghi nhận lãi suất huy động tăng ở một số ngân hàng.
Tuần qua, thị trường mở không phát sinh giao dịch mới và các hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn tiếp tục được thực hiện giúp nguồn cung VND được cải thiện. Tuy nhiên, các yêu cầu giãn cách xã hội được áp dụng triệt để hơn, bao gồm Chỉ thị 16 được thực hiện ở nhiều địa phương trong cả nước Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội khiến cho nhu cầu tiền mặt của người dân tăng lên. Điều này phần nào làm mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tăng dần về cuối tuần, chốt tuần ở mức 1,0 %/năm với kỳ hạn qua đêm (+7 bp) và 1,2% với kỳ hạn 1 tuần (+13 bp).
Thực hiện lời kêu gọi của NHNN, có hơn 10 ngân hàng thương mại (NHTM) đã công bố gói cho vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn từ 0,5%-2%/năm kể từ 15/7 đến cuối năm cho các khách hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh.
Trong khi đó, lãi suất huy động lại tăng nhẹ từ 10 – 40 điểm cơ bản ở một số ngân hàng với hầu hết các kỳ hạn, trong đó có NHTM không thay đổi biểu lãi suất niêm yết nhưng tăng mức lãi suất thỏa thuận tối đa với khách hàng.
SSI Research duy trì quan điểm lãi suất huy động khó có thể giảm thêm mà ngược lại, có thể tăng trung bình khoảng 50 bps vào nửa cuối 2021.
Lai suat huy dong tang nhe, ty gia USD/VND giam
 
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD/VND giảm
Thông tin NHNN Việt Nam và Bộ Tài chính Mỹ đạt được tuyên bố chung nhằm giải quyết các lo ngại của Mỹ về chính sách điều hành tiền tệ của Việt Nam giúp tỷ giá USDVND trên cả 2 thị trường giảm.
USD/VND niêm yết của các NHTM giảm 30 đồng ở chiều mua vào, kết tuần ở mức 22.890/23.110. Tỷ giá tự do giảm 5 đồng ở mỗi chiều, đóng tuần ở mức 23.200/23.250. Giá vàng trong nước giảm nhẹ, dao động quanh 56,85/57,50 triệu đồng/lượng.
Nhìn chung, tỷ giá USD/VND từ đầu tháng 7 đến nay giữ xu hướng đi ngang do cung cầu ngoại tệ vẫn khá cân bằng nhờ dòng tiền kiều hối và giải ngân FDI tích cực, đủ để bù đắp cho thâm hụt cán cân thương mại trong thời gian qua.
SSI Research cho rằng tỷ giá USD/VND sẽ đi ngang trong ngắn hạn và có thể giảm nhẹ về cuối năm do cán cân thanh toán được cải thiện.

Ngân hàng đồng loạt cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khách hàng mới

(Vietnamdaily) - Nhiều ngân hàng đồng loạt gửi cảnh báo về những thủ đoạn lừa đảo mới nhằm móc túi khách hàng thời gian qua.

Giả mạo lãnh đạo và hình ảnh ngân hàng cho vay tài chính

Ngày 21/7, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHB) đã phát đi thông báo khẩn về việc một số tài khoản mạng xã hội mạo danh và sử dụng trái phép hình ảnh của lãnh đạo cũng như hình ảnh ngân hàng SHB và Công ty tài chính tiêu dùng SHB Finance (SHB FC).

Cụ thể, trên mạng xã hội Facebook, Zalo, thời gian gần đây xuất hiện một số tài khoản sử dụng hình ảnh Tổng Giám đốc SHB – ông Nguyễn Văn Lê và tên, hình ảnh của ông Đỗ Quang Vinh – Phó Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ SHB, Chủ tịch HĐTV SHB FC, nhằm mục đích quảng bá, lôi kéo, kêu gọi sử dụng dịch vụ tài chính, cho vay cá nhân.

Các tài khoản này dùng rất nhiều thủ đoạn lôi kéo người vay như sử dụng danh tính, uy tín của cá nhân lãnh đạo và hình ảnh ngân hàng SHB, SHB FC, cam kết hỗ trợ nợ xấu, giải ngân chỉ trong 1h đồng hồ, thủ tục đơn giản, không thẩm định, lãi suất ưu đãi, hạn mức lên đến 200 triệu đồng…

Ngay sau khi phát hiện ra vụ việc, đại diện SHB đã liên hệ và yêu cầu các tài khoản mạng xã hội có hành vi mạo danh lãnh đạo SHB gỡ ngay tài khoản giả mạo và các hình ảnh liên quan tới ngân hàng SHB, SHB FC, ông Nguyễn Văn Lê và ông Đỗ Quang Vinh.

Đại diện ngân hàng cho biết đã có đơn tố giác và làm việc với cơ quan chức năng để tố cáo hành vi sử dụng trái phép hình ảnh lãnh đạo và ngân hàng SHB, SHB FC trên mạng xã hội; đề nghị xem xét dấu hiệu vi phạm hình sự của các hành vi này và có biện pháp can thiệp với các đối tượng liên quan một cách sớm nhất.

SHB cũng sẽ làm việc với đại diện Zalo và Facebook tại Việt Nam để tố cáo hành vi vi phạm và yêu cầu các mạng xã hội này hỗ trợ ngăn chặn các tài khoản mạo danh lãnh đạo SHB.

Ngan hang dong loat canh bao thu doan lua dao khach hang moi
 SHB cảnh báo khách hàng

Gửi tin nhắn kèm đường link giả mạo ngân hàng

Còn Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết, lợi dụng nhu cầu giao dịch, thanh toán qua ngân hàng điện tử và các ứng dụng của người dân tăng cao do đang trong thời gian giãn cách để phòng chống dịch Covid - 19, tội phạm đã tung hàng loạt chiêu lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Đơn cử như tội phạm gửi thông tin giả mạo tin nhắn của SCB để lừa đảo khách hàng bấm vào đường link trong tin nhắn, yêu cầu đăng nhập vào trang web để thực hiện các giao dịch chuyển đến thẻ và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.

Kẻ lừa đảo thường giả mạo đường link chỉ sai khác một vài ký tự hoặc chi tiết so với đường link thật nên rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. 

Ngan hang dong loat canh bao thu doan lua dao khach hang moi-Hinh-2
Những hình ảnh của các tin nhắn giả mạo SCB mới phát hiện trong thời gian gần đây

Tương tự, Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) cũng vừa có cảnh báo đến khách hàng về tin nhắn SMS giả mạo lừa đảo.

Theo đó, ACB khuyến nghị khách hàng không bấm vào link trang web giả mạo, không nhập user, mật khẩu và OTP SMS/ OTP SAFE KEY vào các websile lạ.

Bởi ACB không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, username và mật khẩu qua các kênh SMS/Email/điện thoại/website. Do đó, khách hàng cần đề cao cảnh giác và chỉ giao dịch qua các kênh chính thức.

Ngan hang dong loat canh bao thu doan lua dao khach hang moi-Hinh-3
ACB cảnh báo khách hàng 

Bộ Tài chính: Báo cáo việc áp dụng lô 10 cổ phiếu như trước đây trên HoSE

(Vietnamdaily) - Ngày 26/7, Bộ Tài chính có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc rà soát các biện pháp chống nghẽn lệnh đã áp dụng.

Theo đó, kể từ ngày 5/7, sau khi hệ thống giao dịch chứng khoán mới tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đi vào vận hành và nhận được nhiều phản hồi, đánh giá tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Hiện tượng nghẽn lệnh giao dịch cơ bản đã được khắc phục, qua đó góp phần ổn định tâm lý thị trường, nâng cao uy tín và thể hiện được sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính.