Kỷ niệm 40 năm ngày cưới

Khổ bà ghê, già rồi còn… mắc cỡ! Đã vậy, bà còn trách khéo tui hồi trẻ không biết… nịnh bà.

Kỷ niệm 40 năm ngày cưới, tui tính tụ họp con cháu, làm một bữa tiệc nho nhỏ cho bà vui. Bà không chịu, cứ cản tui: “Ông bày vẽ làm gì cho mất công. Với lại, hồi trẻ không làm, giờ làm tụi nhỏ nó cười chết”. Khổ bà ghê, già rồi còn… mắc cỡ! Đã vậy, bà còn trách khéo tui hồi trẻ không biết… nịnh bà. Mà đúng thiệt, hồi trẻ tui không biết nịnh bà, là lúc ấy tui trẻ người non dạ. Giờ già rồi, từng trải hơn, thấy được “giá trị” của bà, nên phải tranh thủ nịnh càng nhiều càng tốt.
Đám cháu cứ nhao nhao: “Trời! Ông cưng bà thấy sợ. Tình cảm còn hơn cả đám trẻ tụi con!”. Tụi nó chỉ thấy giờ tui săn sóc cho bà từng miếng ăn, từng giấc ngủ, từng khi đau bệnh… Tụi nó chỉ thấy tui “già mà sến”, mua tặng bà khi thì cái khăn, lúc thì bó hoa. Nhưng tụi nó đâu có biết, bao nhiêu đó thì đáng gì, bởi tui nợ bà nhiều lắm, nợ cả cuộc đời…
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Tui nợ bà thời thanh xuân thiếu nữ. Lúc ấy, tui là thằng công tử lông bông, chỉ được cái mẽ ngoài hào hoa cùng mớ gia tài của cha mẹ. Còn bà là con gái đầu của một gia đình nhà giáo nghèo, dễ thương, hiền dịu. Lúc gặp nhau, với “kinh nghiệm tình trường” phong phú, không khó để tui “cua” bà. Ban đầu tui chỉ tưởng bà sẽ là một cuộc vui qua đường như bao cô gái khác. Và cả thời yêu nhau, tui cứ làm khổ bà bởi vô số bóng hồng khác. Nhưng có ai ngờ, cái vẻ dịu dàng, hiền hậu của bà lại níu chân tui, tình cảm ngày càng sâu đậm, cả hai đều muốn tiến tới hôn nhân…
Tui nợ bà cái danh, cái phận, nợ bà một đám cưới với đầy đủ nghi lễ. Bởi lẽ, cái tiếng ăn chơi của tui đến tai cha bà, và ông cương quyết không gả bà cho tui. Tụi mình tìm đủ cách thuyết phục mà không được, trong khi ông lại tìm cách gả bà cho một mối khác, vậy là bà trốn nhà để theo tui. Ngày đám cưới, chỉ có ba mẹ chú rể mà không có ba mẹ cô dâu. Đêm tân hôn, bà tủi phận mà khóc hết nước mắt…
Tui nợ bà nỗi cơ cực của những năm tháng vợ chồng. Tui vốn là thằng lông bông không nghề ngỗng, lúc lấy nhau, ba mẹ cho một cửa tiệm làm ăn. Nhưng sẵn tính ham chơi, tui khoán hết cho bà. Vậy là bà vất vả vừa kinh doanh, vừa nội trợ, vừa chăm sóc con cái. Còn tui cứ miệt mài từ cuộc vui này sang cuộc vui khác…
Tui nợ bà cả những tủi nhục, những uất hận của một người vợ trót có chồng trăng hoa. Lúc đứa con thứ hai mới chào đời, tui có “phòng nhì”. Cô ta trẻ đẹp, khôn khéo với vô số thủ đoạn. Tui mê mẩn cô ta, về đòi ly hôn. Bà cương quyết không chịu, nói tui muốn đi thì cứ đi, chứ bà không bao giờ đồng ý. Tui lại đòi chia tài sản để có tiền cho cô ta. Khuyên tui mãi không được, bà phải gạt nước mắt bán đi cửa tiệm, chia đôi tiền. Không thể về nhà mẹ đẻ được, bà phải dắt díu con sang ở nhờ nhà chồng, chịu cái tiếng bị chồng bỏ mà không có đường về…
Tui nợ bà cả một trời vị tha. Tui đi theo nhân tình được hai năm thì cũng gãy gánh, tiền bạc đội nón ra đi hết. Vậy mà khi tui lủi thủi quay về, bà cũng dang tay đón nhận. Rồi bà lại tiếp tục những chuỗi ngày vất vả vừa kinh doanh, vừa nội trợ, trong khi lão chồng bất tài chẳng giúp được bao nhiêu.
Tui nợ bà những tháng ngày vui sướng của tuổi trung niên. Bởi lẽ sau này, khi tui đã hồi tâm chuyển ý, chuyên tâm làm ăn thì cũng đã muộn. Lúc tui tạo dựng được chút tiền bạc, chút của cải để bà có thể hưởng chút an nhàn thì là lúc tuổi bà đã xế chiều…
Tui nợ bà nhiều lắm, những món nợ chẳng bao giờ trả nổi. Gần 70 tuổi, trải qua bao thăng trầm dâu bể, tui đã sai lầm vô số chuyện. Nhưng có một điều tui chắc chắn mình đã làm đúng, đó là cưới bà. Tui đã tìm được cho mình một “tài sản” quý giá nhất đời.

Có nên “chiều” anh ấy không?

(Kiến Thức) - Anh bảo anh đã có vợ, nhưng vợ tính cách khô khan, đơn giản, không đằm thắm, sâu sắc, "tâm hồn" như tôi. Tôi không biết phải làm sao bây giờ?

Tôi quen anh ấy qua lần tới thăm một người bạn. Từ buổi gặp đó, anh thường xuyên nhắn tin, gọi điện cho tôi. Thế rồi, "cấp độ tình cảm" trong tin nhắn tăng dần, là những lời nhớ thương tha thiết. Anh bảo anh đã có vợ, nhưng vợ anh tính cách khô khan, đơn giản, không đằm thắm, sâu sắc, "tâm hồn" như tôi. Anh và vợ có nhiều điểm trái ngược, không hiểu nhau. Chính vì vậy, tôi như làn nước mát, khiến tình cảm trong anh được hồi sinh, cuộc sống có ý nghĩa. Cũng đang buồn chán chuyện chồng cờ bạc, nhiều mâu thuẫn, tôi đáp trả, đưa đẩy những tin nhắn cùng anh. 
Thế rồi, trong một lần tôi đi công tác, khi tôi vừa cho anh biết nơi tôi đến cùng khách sạn tôi ở, ngay trong chiều, anh gọi bảo tôi anh cũng đang ở cùng khách sạn của tôi. Anh nài nỉ tôi xuống nói chuyện, đột ngột ôm, hôn tôi, hứa hẹn tôi muốn nhà, xe gì cũng chiều. Bị bất ngờ, tôi đẩy anh, chạy ra ngoài. Anh giận, nói rằng tôi không thực sự yêu anh, coi thường tình cảm của anh. Từ bữa đó, anh thể hiện sự lạnh nhạt dần với tôi. Tôi đau khổ, bỗng thấy chưa bao giờ yêu anh ấy như vậy. Tôi không biết phải làm sao bây giờ, có nên chiều anh ấy hay không? - Bùi Hương Thảo (Tuyên Quang).

Tôi đâu biết đó là lần cuối cùng…

Có lẽ, cuộc sống sẽ thật sự khép lại với tôi trong ngày em lên xe hoa với một người khác…

Sang Nhật được gần 1 năm thì tôi bị tai nạn trong một lần đi làm ca đêm. Tỉnh dậy, tôi bàng hoàng khi biết rằng mình đã mất 1 chân. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là cánh cửa tương lai đã khép lại. Đã mấy lần tôi nghĩ đến việc kết thúc cuộc đời. May mà có bạn bè ở bên cạnh chăm sóc, động viên.

Nằm viện 6 tháng, vết thương của tôi đã lành hẳn. Tôi được lắp chân giả, đi đứng sinh hoạt gần như bình thường. Ngoài khoản tiền bồi thường tai nạn lao động khá lớn, tôi được chủ sử dụng lao động bố trí cho công việc phù hợp với sức khỏe. Tôi bắt đầu thấy phấn chấn trở lại. Thế nhưng, chính lúc đó, một nỗi lo lắng khác ập đến.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tôi đã giấu ba má, giấu Hương việc tôi bị tai nạn. Cứ nghĩ đến lúc mọi việc vỡ lỡ, Hương sẽ thất vọng, buồn đau, thậm chí bỏ rơi mình, tôi không thể nào chịu đựng nỗi. Những suy nghĩ đó đã khiến tôi quẫn trí, tuyệt vọng. Tôi quyết định chia tay em với một lý do hoàn toàn bịa đặt: Tôi đã quen người khác trong lúc làm việc bên này. Tôi bảo Hương đừng thư từ, đừng chờ đợi tôi nữa. Độc ác hơn, tôi còn cố tình đùa cợt: “Bên em có biết bao người xứng đáng hơn anh…”.

Hương đâu biết rằng, khi viết những điều đó, tôi đã khóc như một đứa trẻ.

Chúng tôi quen nhau từ bé vì hai nhà ở cạnh nhau dưới quê. Hương nhỏ hơn tôi đến 5 tuổi và là em út của thằng bạn thân. Năm tôi 17 tuổi, ba má tôi về lại Sài Gòn sinh sống, chúng tôi mất liên lạc mãi cho đến khi Hương vào đại học. Tình cờ gặp lại nhau, mới đầu tôi xem em như em gái của mình. Dần dần tình yêu đến lúc nào cũng không biết. Khi tôi đi Nhật lao động, Hương đang học đại học kiến trúc năm cuối cùng.

Tôi đâu biết đó là lần cuối cùng…

Tôi nhớ hôm chia tay ở sân bay, Hương nắm chặt tay tôi, cố không khóc dù mắt đã đỏ hoe: “Anh ráng giữ gìn sức khỏe. 3 năm hay 5 năm, em cũng chờ, anh đừng lo lắng gì cho em”. Tôi ôm chặt em vào lòng vì biết rằng lâu lắm mình mới lại được gần nhau như vậy. Tôi đâu biết đó là lần cuối cùng tôi được ôm em trong vòng tay của mình.

Ba má tôi khi biết chuyện cũng đã rất giận, thậm chí khi tôi gọi điện thoại về chúc Tết, má tôi không thèm nghe. Còn ba tôi thì bảo ông thấy buồn với cách cư xử của tôi. “Con lớn rồi nên làm chuyện gì cũng phải suy nghĩ cho có trước, có sau. Ba không can thiệp vào chuyện riêng của hai đứa nhưng chẳng còn mặt mũi nào mà gặp con Hương”. Những lời nói của ba như muối xát vào lòng tôi. Thế nhưng tôi đã quyết thì nhất định không thay đổi. Tôi thậm chí không đọc mail của Hương dù tôi vẫn nhìn thấy nó hằng ngày mỗi khi check mail.

Được một thời gian, không thấy Hương gởi mail nữa, tôi nghĩ là em đã bình tâm, và có người khác. Khi ấy tôi có cảm giác rất lạ: vừa buồn nhưng cũng vừa mừng như thể đã trút được gánh nặng. Không gởi mail nữa, chắc là Hương đã thật sự quên tôi…

Hết hạn 3 năm, tôi về nước. Đến lúc ấy, ba má tôi mới biết tôi chỉ còn lại một chân. Má tôi đã ôm tôi lặng lẽ khóc không thành tiếng. Rất lâu sau má mới nói được: “Vậy là má đã trách lầm con...”. Còn ba tôi thì im lặng hút thuốc liên tục.

Tối đó má mới nói với tôi: “Tháng sau con Hương cưới. Nó vừa gởi thiệp cho ba má”. Tôi cố nén cảm xúc, vờ làm vẻ bình thản: “Vậy hả má? Lâu lắm rồi con không liên lạc với Hương. Cô ấy lấy ai hả má?”. Má tôi lắc đầu: “Má không biết. Nó khóc và nói với má là nó không thương nhưng ba nó đang bệnh nên nó phải nghe lời”.

Tôi đọc tên người con trai trong thiệp cưới, hoàn toàn chẳng có cảm giác quen thuộc nào nhưng tôi biết chắc chắn đó là một người đàn ông đã lấp vào khoảng trống mà tôi để lại cho Hương…

Cả đêm đó và nhiều đêm sau, tôi không ngủ được. Tôi rất muốn gặp Hương một lần để giải tỏa cho em vướng mắc trong lòng trước khi em thuộc về người khác. Nhưng tôi cũng sợ rằng điều đó làm em bận lòng.

Chẳng biết có phải vì tôi nghĩ nhiều đến Hương như vậy mà chiều hôm qua, em đột nhiên ghé qua nhà và ở lại rất lâu. Tôi trốn em trong phòng cả buổi tối mãi đến khi em ra về, tôi mới kịp đứng trên lầu nhìn xuống. Cái dáng hình đó sao mà thân thương đến nao lòng. Sau đó mẹ tôi bảo: “Không biết con nhỏ có nghi ngờ gì không mà nó cứ nhìn cái áo của con vắt trên thành ghế mà má không kịp cất. Tội quá! Thôi thì chuyện đã lỡ rồi, chờ nó cưới xong, con nên gặp nó một lần để nói rõ mọi chuyện”.

Thoạt đầu tôi nghĩ nên làm như vậy nhưng rồi có một tiếng nói khác cứ thôi thúc, bảo tôi phải làm ngược lại. Tôi đau xót nhận ra rằng tôi vẫn còn yêu Hương biết chừng nào. Và có lẽ, cuộc sống sẽ thật sự khép lại với tôi trong ngày em lên xe hoa với một người khác…

Vợ chồng già có nên ở riêng?

Tôi có 3 con. 2 con gái lớn và 1 cậu con trai út. Các con tôi đều có gia đình rồi, hiện tại tôi đang sống cùng vợ chồng con trai. Tôi thấy ở cùng con không hợp, hay ức chế và khó chịu. Thấy vợ chồng già người ta ở riêng tự do tôi thèm lắm. Con trai, con dâu tôi gợi ý chúng tôi bán nhà rồi mua 2 căn 1 cho bố mẹ và 1 cho vợ chồng nó. Tôi đang phân vân không biết có nên như thế không? 
Nguyễn Văn Long (Ba Vì, Hà Nội).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Bác Long kính mến!