Kỳ lạ ngôi sao bị “choáng” trong các vũ điệu chóng mặt

(Kiến Thức) - Tại Viện Công nghệ California (Caltech), các chuyên gia đã phát hiện một cặp ngôi sao lùn trắng đang trong thời kỳ hấp hối, cùng những động thái quái đản. Sao con lùn trắng quay quanh sao còn lại với tốc độ "khủng".

Hai ngôi sao lùn trắng này được gọi chung là ZTF J1539 + 5027, quay quanh nhau và chúng có kích thước gần bằng Trái đất, mặc dù sao con nhỏ hơn và sáng hơn một chút.

Ky la ngoi sao bi “choang” trong cac vu dieu chong mat
 Nguồn ảnh: Space.

Phát hiện mới cho thấy, sao con lùn trắng quay quanh sao còn lại với tốc độ khủng, thời gian hoàn thành quỹ đạo chỉ mất 5,4 phút.

Các nhà khoa học cho rằng, hệ thống sao nhị phân như thế này cuối cùng sẽ hợp nhất lại, với sao lớn sẽ tiêu thụ sao bé hơn. Quá trình này sẽ mất tới 200.000 năm nữa.

Nhưng trong khoảng 100.000 năm, có thể ngôi sao nhỏ hơn sẽ bắt đầu tan rã dần và đổ vật chất lên ngôi sao lớn hơn, chuẩn bị cho một quá trình xác nhập hai cơ thể sao lại.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Kinh ngạc ngôi sao cực nhẹ, lớn hơn Mặt trời 2.000 lần

(Kiến Thức) - Ngôi sao kỳ lạ UY Scuti có mật độ phân tử khí là 7×10⁻⁶ kg/m³, tức kém đặc hơn một tỷ lần so với nước, nhưng có kích thước khổng lồ và trọng lượng gấp 20 - 40 lần Mặt trời.

Ngôi sao cực nhẹ, nhưng lại lớn hơn Mặt trời gần 2000 lần này nằm cách Trái Đất tầm 9.500 năm ánh sáng. Ánh sáng phải mất 6 tiếng 55 phút để chuyển động quanh ngôi sao UY Scuti.

Thêm bão bụi siêu khủng xuất hiện ở cực Bắc sao Hỏa

(Kiến Thức) - Tàu thăm dò Mars Express của Châu Âu phát hiện rất nhiều cơn bão bụi ở khu vực cực Bắc sao Hỏa trong thời gian gần đây, ít nhất tám cơn bão khác nhau ở rìa cực Bắc trong khoảng thời gian từ 22/ 5 đến 10/6.

Do vào mùa bão bụi ở phía bắc sao Hỏa, mới đây Tàu thăm dò Mars Express  đã chụp được hàng loạt bức ảnh bão bụi ở quy mô rõ ràng, chi tiết nhất chưa từng có.

"Hiện tại đang là mùa xuân ở bán cầu bắc của sao Hỏa và các đám mây băng, nước và các lớp bụi nhỏ bắt đầu tương tác với các luồng khí cường độ mạnh”.