Kinh ngạc sao trẻ di chuyển tốc độ "khủng" trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Kes 75 trở thành ngôi sao trẻ có khả năng di chuyển thần tốc trong không gian với tốc độ 1 triệu mét mỗi giây. Nó hình thành từ một vụ nổ siêu tân tinh vậy nên lớp vỏ của ngôi sao này chứa tràn đầy năng lượng từ tính.

Các nhà khoa học làm việc với kính Viễn vọng Hubble, NASA bất ngờ công bố thông tin mới về một ngôi sao trẻ đặc biệt có tên khoa học là Kes 75.
Được biết, Kes 75 là một sao neutron cực kỳ trẻ, nó hình thành từ một vụ nổ siêu tân tinh vậy nên lớp vỏ của ngôi sao này chứa tràn đầy năng lượng từ tính.
Thậm chí, khi quay tròn với tốc độ khủng, ngôi sao này còn phóng ra các nguồn pulsar, tia bức xạ mang năng lượng khủng ra ngoài không gian.
Kinh ngac sao tre di chuyen toc do
Nguồn ảnh: Phys. 
Tốc độ di chuyển tối đa của sao này được xác định lên tới 1 triệu mét mỗi giây.

Mời quý vị xem video: Thiên hà lớn nhất trong vũ trụ: IC 1101

Giải thích hiện tượng kỳ lạ này, các chuyên gia nhận định rằng, nguyên nhân có thể là do tinh vân gió có trong hệ thống sao này đã kích hoạt hàng loạt phản ứng hóa học phân tử với niken dạng khí, sắt, tạo ra các khối bóng giàu năng lượng nhiệt, kích hoạt toàn bộ hệ thống di chuyển với tốc độ thần tốc này.

Sững sờ bí mật mới tiết lộ về thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn học thuộc Đại học Adelaide liệt kê hơn 70 nguồn tia gamma năng lượng rất cao, trong đó có 16 tia gamma năng lượng chưa được khám phá trước đó, trong cuộc khảo sát thiên hà Milky Way bằng kính viễn vọng tia gamma.

Tia gamma là dạng năng lượng cao nhất của ánh sáng. Chúng được các nhà thiên văn học và thiên văn vật lý trên toàn thế giới nghiên cứu vì chúng có thể được sử dụng để theo dõi nguồn gốc của các tia vũ trụ, các hạt tích điện khó nắm bắt, một thành phần quan trọng trong sự tiến hóa của vũ trụ.

Bắt gặp sao chổi màu xanh hiếm có C / 2016 R2

(Kiến Thức) - Sao chổi C / 2016 R2 trở thành sao chổi rực rỡ mới bất ngờ lọt vào tầm quan sát của giới thiên văn học quốc tế, có thể thấy sao chổi có một quỹ đạo lập dị nghiêng ở một góc 58 độ so với Mặt trời.

C / 2016 R2 (PanSTARRS) là một sao chổi mới đến từ vùng Oort Cloud ở xa Hệ Mặt trời, mang đuôi ánh sáng cấu trúc khuếch tán phức tạp, màu xanh nhạt, giàu carbon do nhà thiên văn học Paris Nicolas Biver bất ngờ tìm thấy.

Bat gap sao choi mau xanh hiem co C / 2016 R2
Nguồn ảnh: phys. 

Cận cảnh vụ sụp đổ siêu tân tinh 2000 năm tuổi

(Kiến Thức) - Khi các nhà thiên văn học nhìn vào chòm sao Tucana (tukan), họ phát hiện ra một phần nhỏ còn lại của một vụ nổ siêu tân tinh ẩn giấu trong đám mây đầy màu sắc của một thiên hà gần đó. 

Các sợi khí và bụi để lại sau vụ nổ siêu tân tinh 2.000 năm tuổi với màu sắc rực rỡ được lưu giữ trong những hình ảnh mới chụp bởi kính viễn vọng không gian Very Large của Đài quan sát Nam Âu (ESO), ở Chile.
Các nhà thiên văn đã tìm kiếm những đám mây này, nằm trong một thiên hà láng giềng cách đó 200.000 năm ánh sáng và tìm thấy một ngôi sao neutron ẩn dấu bên trong.