Kinh hoàng hai vợ chồng già bị con rể tạt xăng thiêu cháy

Liên quan đến vụ hai vợ chồng già bị thiêu cháy vì con rể tạt xăng đốt, cơ quan CSĐT Công an Q.4 đang tích cực truy bắt đối tượng.

Tin tức trên báo Công an TP HCM, tối ngày 25/1, Trần Ngọc Trung (SN 1980, ngụ Q.4. TP HCM) đã tạt xăng đốt bố mẹ vợ khiến 2 nạn nhân bị thương nặng.
Theo thông tin ban đầu của vụ hai vợ chồng già bị thiêu cháy vì con rể tạt xăng đốt, Trung cãi nhau với vợ là chị Võ Thị Thanh Thúy. Cho rằng cha mẹ vợ nói ra nói vào dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng nên hắn nghĩ đến việc giết chết cha mẹ vợ cho bõ tức.
Ngôi nhà nơi xảy ra vụ con rể dùng xăng thiêu sống bố mẹ vợ. (Ảnh: Báo CA TP HCM)
 Ngôi nhà nơi xảy ra vụ con rể dùng xăng thiêu sống bố mẹ vợ. (Ảnh: Báo CA TP HCM)
Sau đó, hắn chạy đi mua xăng để thực hiện kế hoạch đê hèn của mình rồi phi thẳng đến trước nhà cha mẹ vợ. Thấy hai ông bà này đang ở trên gác, hắn đi lên ném bịch xăng vào người cha mẹ vợ rồi châm lửa đốt. Sau đó, hắn vùng chạy ra ngoài lấy xe bỏ trốn.
Khi nghe tiếng la thất thanh, người dân xung quanh chạy tới thì bàng hoàng thấy bố mẹ vợ Trung đang gào thét đau đớn vì bốc cháy toàn thân nên tất cả tìm cách dập lửa rồi đưa cả hai đi cấp cứu.
Hiện cơ quan CSĐT Công an Q.4 đang tích cực truy bắt đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Vợ chồng tỷ phú bị nhầm là… ăn mày

Ở năm tầng giữa trung tâm Thủ đô, con cái thành đạt, lương hưu dư sống, nhưng vợ chồng tỷ phú vẫn khiến nhiều người tưởng là... ăn mày.

“Kho” thóc giữa lòng Thủ đô

Ngôi nhà năm tầng của gia đình ông Đinh Xuân Toàn (73 tuổi) và vợ Lê Thị Xuân (67 tuổi, phố Đào Tấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP Hà Nội) khang trang bề thế mặt bằng 80 m2, tổng diện tích đến 400 m2. Dù được vợ chồng tỷ phú giới thiệu trước, nhưng khi lên tới tầng bốn, phóng viên không khỏi bất ngờ vì căn phòng chẳng khác gì một sân phơi thóc của nhà nông đang vào vụ mùa. 

Bà Xuân đang tự mình vò thóc bằng chân, bên dưới là cả đống thóc vàng ươm, cạnh đó những bao thóc lớn nhỏ đóng kín kĩu kịt. Một góc khác, đống thóc nếp đã được quạt, còn phần hạt chắc mẩy. Phía trên tường, những bó lúa nhỏ chỉ còn phần ngọn, treo lơ lửng. 

“Một thời gian trước, từ tầng hai lên tầng năm, các cầu thang của căn nhà đều có thóc cả. Nay thóc đã khô gần hết nên tôi đã bỏ vào bao bớt rồi. Số thóc này có khi bằng một gia đình nông dân thu hoạch cả mẫu ruộng. Anh thấy cả nước Việt Nam mình, chứ chưa nói đến ở riêng Hà Nội, rồi lại giữa lòng Thủ đô, có ai yêu lao động, mót được nhiều thóc như vợ chồng chúng tôi không”, chủ nhà tự hào.

Kể về cơ duyên mà vợ chồng mình có nhiều thóc, bà chủ nhà cho biết: “Sau Tết Ất Mùi vừa rồi, vợ chồng tôi có nuôi năm con gà trên tầng năm để lấy thịt. Mỗi ngày chúng ăn cả kg thóc, chồng tôi phải đi khá xa mới mua được. Lúc này vợ chồng có dịp hàn huyên kể lại thời nhỏ đi mót lúa rất vui nên tôi rủ ông ấy đi cùng”. 

Vào vụ chiêm của miền Bắc, vợ chồng ông bà chở nhau bằng chiếc xe máy Drean Thái lên tận Sơn Tây mót lúa. Bốn ngày, thành quả thu được 70 kg thóc, rồi hết mùa, nên phải tạm nghỉ.

Từ cuối tháng 9, đầu tháng 10/2015, nông dân lại bước vào mùa gặt nên ông bà tiếp tục niềm đam mê đi mót lúa. Càng mót càng ham, từ 4h sáng vợ chồng tỷ phú đi mót lúa dậy chuẩn bị thức ăn, nước uống sẵn sàng lên đường. Vì không dùng liềm quen nên vợ chồng họ dùng kéo, mặc quần áo bịt kín cho đỡ nắng, đi từ sáng đến tối muộn mới về. 
Vợ chồng ông Toàn, bà Xuân.
 Vợ chồng ông Toàn, bà Xuân.

Nơi nào gặt lúa là ông bà có mặt, có ngày đi tới cả trăm km. Ước tính vụ vừa rồi, ông bà đi mót thóc 40 ngày. Hôm nào ít thì được 10 kg, có ngày cao điểm lên tới 40 kg, nhưng bình quân khoảng 25 kg. Như vậy, ước tính ông bà mót được cả tấn thóc. 

“Những vùng quê từ Sơn Tây, Đan Phượng, Hoài Đức… chúng tôi đều tìm tới cả. Thời xưa đói kém, nhiều người đi mót lắm, nhưng giờ ít hơn xưa. Người ta lại dùng máy gặt nên dễ sót lúa hơn vì nơi ngóc ngách máy không vớt tới gặt được.

Thế mà ít người đi mót lúa lắm, mình đi mót dễ kiếm được nhiều lúa hơn xưa. Một kg thóc bán ở thị trường hơn 10.000 đồng, một tấn cũng được 10 triệu. Bốn mươi ngày, hai vợ chồng già này làm được 10 triệu cũng là một số tiền lớn đó chứ, chỉ tốn tiền xăng và da đen hơn”, ông lão cười khà khà. 

Lần đến Phúc Thọ, có cụ ông 81 tuổi quan sát vợ chồng ông mót lúa, nhầm vợ chồng tỷ phú là ăn mày. Hồi lâu, ông cụ móm mém gọi ông Toàn lên, đưa cho 10.000 đồng. Ông Toàn cười rồi giải thích vợ chồng mình đi mót lúa không phải vì mưu sinh. Cụ ông cảm động, mời bằng được bà Xuân ông Toàn về nhà chơi cả buổi.

Hôm 28/11, ông thử mang 40 kg thóc mót được đi xay thì được 24 kg gạo, nấu cơm ăn “ngon hơn gạo mua”. Ông nhẩm tính, Tết này không phải đi mua gạo nếp để gói bánh chưng hay nấu xôi nữa: “Số gạo nếp xay ra đủ dùng cả chục cái Tết”.

Bài học quý trọng hạt gạo 

Ông bà có ba người con đều đã lập gia đình, kinh tế khá giả. Người con trai của ông bà chia sẻ: “Ban đầu, chị em chúng tôi phản đối gay gắt việc bố mẹ đi mót lúa. Tôi nói nếu muốn có thóc cho gà ăn thì tôi “tài trợ” toàn bộ. Chúng tôi lo cho sức khỏe ông bà, lỡ đau ốm, mọi người lại đánh giá không hay. Thế nhưng ông bà quả quyết làm, phân tích về sự vất vả của người nông dân làm ra hạt thóc vất vả ra sao. Hạt thóc quý trọng như thế nào?”. 
Cặp vợ chồng già yêu lao động hiếm thấy.
 Cặp vợ chồng già yêu lao động hiếm thấy. 

Lúa đi mót về, trời nắng mới phơi được ở sân thượng, còn mưa thì phơi khắp nhà. Nhiều khi nhà lộn xộn nhưng vì tôn trọng bố mẹ, vui với niềm vui của bố mẹ, người con trai cũng chấp nhận, không một lời càu nhàu, thậm chí “vui lây”.

Bà Xuân cười, tiếp lời con trai: “Thông qua việc nhặt thóc, chúng tôi muốn dạy cho con cháu bài học quý trọng với hạt gạo. Đồng thời phải biết kiên trì, tiết kiệm, “năng nhặt chặt bị” mới khá lên được”. Từ việc phản đối chuyện bố mẹ đi nhặt thóc, những người con của ông bà lấy đó làm niềm tự hào. 

Ông Toàn lại có nguyên nhân khác khiến mình luôn hào hứng đi mót thóc theo vợ: “Trước đây tôi là bộ đội, cả tháng mới được ở với bà ít hôm, giờ già, mình phải tận dụng thời gian để ở bên nhau. Có lần tôi mệt định ở nhà, bà ấy vẫn định đi một mình, tôi thấy thương lại lấy xe chở đi”. 

Ông cho hay: “Công nhận là nhờ lao động, người mình khỏe lên trông thấy. Nay tôi đã hết bị đau lưng. Tôi thấy quyết định này của mình hoàn toàn đúng đắn. Vụ lúa tới chúng tôi lại đi. Chúng tôi tiếp tục với “nghề” này đến lúc nào sức khỏe yếu không đi nổi mới thôi”.

>>> Xem thêm video giả ăn mày ở Hội Lim:

Cãi nhau chuyện đi đám cưới, tạt xăng đốt người tình

Không đồng ý cho chị L. đi dự đám cưới nên sau khi đi ăn cưới về, Trung đã tạt xăng đốt người tình.

Dù Hồ Văn Trung không cho đi dự đám cưới nhưng chị L. vẫn đi. Khuya về khi chị L. đang ngủ thì Trung lấy can xăng 2 lít rồi tạt xăng đốt người tình, khiến chị phỏng nặng.
Cai nhau chuyen di dam cuoi, tat xang dot nguoi tinh
 Chị L. đang được điều trị tại khoa phỏng bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: Mỹ Thương.
Ngày 15/12 Công an Q.Bình Tân TP.HCM cho biết đang truy bắt đối tượng Hồ Văn Trung (33 tuổi, ngụ Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân) để điều tra về hành vi "giết người"

Bắc Bộ tiếp tục rét đậm rét hại

(Kiến Thức) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 2/2 đến 7/2 các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục rét đậm rét hại trên diện rộng.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay (31/1), bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam.
Dự báo, khoảng đêm nay, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu đông bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.