Kinh doanh dược phẩm lãi lớn ra sao?

Các doanh nghiệp dược tư nhân đang là nhóm hoạt động hiệu quả nhất ngành với biên lãi gộp dao động trong khoảng 30-50%, cao hơn nhiều so với các ngành sản xuất khác trong nước.

Báo cáo của Công ty Chứng khoán Đông Á về ngành dược công bố cuối năm 2018 cho hay người Việt đang dành ngày càng nhiều tiền cho các chi tiêu về nhu cầu sức khỏe.
Năm 2005, chi tiêu cho thuốc bình quân đầu người trong nước mới đạt 9,85 USD. Con số này đã tăng lên 22,25 USD vào năm 2010 và đến năm 2015 là 37,97 USD. Mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 - 2015 là 14,6%.
Theo dự báo từ công ty này, chi tiêu cho thuốc của người Việt sẽ duy trì mức tăng trưởng bình quân ít nhất 14% đến năm 2025, và đạt mức 85 USD vào 2020; 163 USD vào năm 2025.
Kinh doanh duoc pham lai lon ra sao?
 
Thị trường béo bở
Theo Business Monitor International (BMI), tính đến hết 2017, doanh thu thị trường dược phẩm Việt Nam đạt khoảng 5,2 tỷ USD, tăng 10% so với 2016. Đơn vị này cũng đưa ra dự báo, với mức chi tiêu dược phẩm bình quân đầu người ở mức 14%/năm, Việt Nam sẽ là thị trường dược phẩm đứng thứ 13 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng.
Cũng theo công ty nghiên cứu này, các doanh nghiệp dược phẩm trong nước hiện chia ra hai nhóm. Một là, nhóm thuốc tân dược gồm các công ty lớn như Imexpharm, Pymepharco (sản xuất nhóm thuốc kháng sinh - đặc trị); Dược Hậu Giang, Dược Bình Định, Mekorphar, Domesco (tập trung vào thị trường thuốc không kê toa OTC); Dược Bến Tre, Dược Cửu Long, Dược Hà Tây… là các doanh nghiệp tham gia kênh OTC và ETC ở các tỉnh lẻ.
Trong khi đó, các doanh nghiệp như Trapharco, Dược phẩm OPC… là nhóm doanh nghiệp sản xuất đông dược.
Về thị phần phân phối thuốc, hiện nay phân phối qua kênh ETC (đấu thầu thuốc bán cho bệnh viện) đang chiếm khoảng 70% thị trường thuốc.
Theo Chứng khoán Đông Á, đây là thị trường các nhà sản xuất thuốc hướng đến bởi nếu thành công, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí bán hàng, quản lý. Kênh phân phối này chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM là những khu vực có nhiều bệnh viện với nhu cầu thuốc men cao.
Tuy vậy, thị phần ở kênh này chủ yếu vẫn đến từ thuốc nhập khẩu. Hiện nay, có một vài doanh nghiệp dược trong nước chiếm thị phần nhỏ kênh phân phối này. Hai doanh nghiệp dẫn đầu là Imexpharm, Pymepharco. Ngoài ra Dược Bình Định, Dược Hậu Giang, Domesco, Mekorphar, Dược Cửu Long, Dược Bến Tre cũng chiếm một phần tại đây.
Với kênh OTC (thuốc không kê toa - phân phối qua các hiệu thuốc) chiếm khoảng 30% thị phần phân phối thuốc trong nước, tương đương khoảng 1,6 tỷ USD.
Ước tính, hiện có 57.000 cửa hiệu thuốc trên cả nước, trong đó rất nhiều thuốc nhập khẩu đến từ các nước trong khu vực. Việt Nam cũng là quốc gia có mật độ nhà thuốc thuộc hàng cao nhất trên thế giới.
Các doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị phần lớn kênh phân phối này bao gồm Dược Hậu Giang, Domesco…
Tỷ suất lãi gộp cao
Doanh nghiệp dược phẩm có doanh thu lớn nhất Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Dược Việt Nam (Bộ Y tế sở hữu 65% vốn) với hơn 6.000 tỷ đồng năm 2018. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của công ty này lại thuộc hàng thấp trong ngành.
Cụ thể, ghi nhận hơn 6.000 tỷ đồng doanh thu nhưng lãi gộp cùng năm Tổng công ty Dược Việt Nam thu về chỉ đạt 515 tỷ đồng, tương đương biên lãi gộp ở mức 9%. Số này thấp hơn nhiều so với nhóm doanh nghiệp dược tư nhân, hoặc đã cổ phần hóa. Trong những năm trước đó, biên lãi gộp mà Tổng công ty Dược Việt Nam ghi nhận được cũng đều dưới 10%.
Ngoài ra, Tổng công ty Dược Việt Nam còn đang sở hữu vốn cổ phần chi phối tại nhiều doanh nghiệp dược lớn khác như Công ty CP Dược phẩm Trung ương Codupha; Công ty CP Dược phẩm Trung ương CPCI; Công ty CP Dược Trung ương 3. Tuy nhiên, đặc điểm chung của nhóm công ty này là doanh thu cao (1.000-4.000 tỷ đồng) nhưng biên lãi gộp thấp, dao động trên dưới 10%.
Trong khi đó, nhóm công ty dược tư nhân hoặc đã cổ phần hóa, biên lãi gộp đều dao động trong ngưỡng 30-50%. Thậm chí, tại Công ty CP Traphaco, 3 năm gần nhất biên lãi gộp đều trên 50%.
Trong số doanh nghiệp dược không có cổ phần Nhà nước chi phối, Dược Hậu Giang đang là đơn vị lớn nhất với doanh thu trên 4.400 tỷ đồng năm 2018. Sau nhiều lần cổ đông Nhà nước thoái vốn, hiện chủ sở hữu lớn nhất tại đây là Tập đoàn dược Taisho Pharmaceutical của Nhật Bản (51,01%).
Giai đoạn 2013-2018, doanh thu của Dược Hậu Giang đều đạt trên 4.000 tỷ đồng và biên lãi gộp xấp xỉ 40%, mức cao so với trung bình trung toàn ngành. Nhờ vậy, hàng năm Dược Hậu Giang đều thu về không dưới 700 tỷ đồng lãi trước thuế, thuộc nhóm công ty dược có lợi nhuận tốt nhất cả nước. Nửa đầu năm 2019, công ty này cũng đã ghi nhận 1.966 tỷ đồng doanh thu và lãi thêm 344 tỷ đồng trước thuế.
Sở hữu doanh thu thấp hơn nhưng Traphaco lại là doanh nghiệp dược có biên lợi nhuận gộp cao nhất, trên 50% trong 3 năm gần đây. Với doanh thu xấp xỉ 2.000 tỷ đồng/năm, mảng kinh doanh dược phẩm đều đặn mang về cho công ty trên dưới 1.000 tỷ đồng lãi gộp mỗi năm.
Sau khi trừ các khoản chi phí liên quan, lợi nhuận công ty này thu về năm 2018 là trên 216 tỷ đồng trước thuế. Nửa đầu năm qua, Traphaco cũng thu về thêm 91 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 18% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, những doanh nghiệp như Pymepharco, Dược thiết bị y tế Bình Định, Dược Imexpharm, Dược phẩm OPC… đều là những doanh nghiệp lớn trong ngành với doanh thu trên 1.000 tỷ đồng, và biên lãi gộp trên 30%. Kinh doanh trong lĩnh vực có biên lãi gộp cao giúp ông chủ các doanh nghiệp này thu về hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm.
Sức hấp dẫn của ngành dược Việt Nam còn thể hiện ở việc các doanh nghiệp nước ngoài đang đua nhau đầu tư vào doanh nghiệp trong nước như Taisho Pharmaceutical (Nhật Bản) đầu tư vào Dược Hậu Giang; Abbott Laboratories (Chile) Holdco SpA - công ty con của Abbott Mỹ đầu tư vào Domesco, Stada Service Holding B.V (Hà Lan) - công ty con của hãng dược phẩm Stada (Đức) đầu tư vào Pymepharco…

“Chủ” BĐS Cổng Vàng “bánh vẽ” dự án ma Golden Lake Hòa Lạc là ai?

(Kiến Thức) - Mặc dù đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng, không được cơ quan chức năng phê duyệt dự án, nhưng thời gian qua bất động sản Cổng Vàng vẫn “bánh vẽ” dự án “ma” Golden Lake Hòa Lạc “lòe” khách hàng.

Như Kiến Thức đã phản ánh ở bài viết trước, sự việc Công ty CP đầu tư bất động sản Cổng Vàng (viết tắt là Công ty Cổng Vàng) “bánh vẽ” siêu dự án “ma" Golden Lake Hòa Lạc tại xã Cổ Đông (Sơn Tây, Hà Nội) theo kiểu Alibaba đang gây xôn xao dư luận.
Cùng với thông tin trên, dư luận đặt câu hỏi: Không biết “chủ” bất động sản Cổng Vàng là ai mà dám biến đất trồng cây lâu năm được quy hoạch xây dựng trung tâm dưỡng lão thành dự án Golden Lake Hòa Lạc “lòe” khách hàng?. Có phải Công ty Cổng Vàng “bánh vẽ” dự án “ma” Golden Lake Hòa Lạc để bán đất nền trên giấy?.

Công ty CP Dược phẩm Hà Tây “xẻ thịt” đất công cho thuê, sử dụng sai mục đích?

(Kiến Thức) - Được Nhà nước giao phần đất ngay ngã tư thị trấn Trạm Trôi (Hà Nội) để sản xuất, kinh doanh ngành dược, nhưng Công ty CP Dược phẩm Hà Tây ngang nhiên cho Thế giới di động, Điện máy xanh thuê mặt bằng kinh doanh.

Phản ánh tới Báo điện tử Kiến Thức, nhiều người dân ở khu vực thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) cho biết, trong suốt thời gian dài, Công ty CP Dược phẩm Hà Tây “xẻ thịt” phần đất công ở vị trí đắc địa ngã tư thuộc khu 6 thị trấn Trạm Trôi cho doanh nghiệp khác thuê, kinh doanh thiết bị điện tử...
Cong ty CP Duoc pham Ha Tay “xe thit” dat cong cho thue, su dung sai muc dich?
 Công ty CP Dược phẩm Hà Tây đang "xẻ thịt" phần đất được Nhà nước giao để cho Thế giới di động, Điện máy xanh... thuê, sử dụng sai mục đích.

“Nếu Công ty CP Dược phẩm Hà Tây (có trụ sở chính tại số 10A Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội) không sử dụng đến phần diện tích đất đó thì nên trả lại cho Nhà nước, đằng này lại đem cho doanh nghiệp khác thuê, sử dụng sai mục đích là có động cơ gì...”, người dân (xin được giấu tên) nhấn mạnh và đặt vấn đề: Công ty CP Dược phẩm Hà Tây đang bất chấp pháp luật để thu lợi nhuận riêng?! Số tiền cho thuê có được kiểm soát không, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của Công ty CP Dược phẩm Hà Tây như thế nào... thì vẫn là một dấu hỏi và chỉ Lãnh đạo công ty này mới tỏ tường. 

"Xẻ thịt" đất công ở vị trí đắc địa cho thuê
Theo tìm hiểu của Kiến Thức, tiền thân của Công ty CP Dược phẩm Hà Tây là Xí nghiệp Dược phẩm Hà Tây, thành lập từ năm 1965. Năm 1985, Xí nghiệp Dược phẩm Hà Tây hợp nhất với Công ty Dược phẩm Hà Tây và Công ty Dược liệu Hòa Bình thành Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Sơn Bình. Đến năm 1991, Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Sơn Bình chia thành Công ty Dược phẩm Hà Tây và Công ty Dược phẩm Hòa Bình.
Năm 2000, Công ty Dược phẩm Hà Tây chuyển đổi và cổ phần hóa thành Công ty CP Dược phẩm Hà Tây, với số vốn được góp trên 50% của Nhà nước. Thực hiện chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, hóa chất dược, dược liệu và trang thiết bị dụng cụ y tế…
Công ty CP Dược phẩm Hà Tây sau đó được giao tổng diện tích 17.000m2 để làm nhà máy sản xuất thuốc của Công ty, tổng diện tích nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng xấp xỉ 2.000m2, gồm 5 phân xưởng sản xuất các dạng bào chế, các dây chuyền sản xuất thuốc độc lập, khép kín. Hệ thống máy móc thiết bị sản xuất thường xuyên được nâng cấp, tổng giá trị đầu tư cho nhà xưởng rất lớn.
Cong ty CP Duoc pham Ha Tay “xe thit” dat cong cho thue, su dung sai muc dich?-Hinh-2
Diện tích mặt sàn cho thuê gần 250m2 chiếm tới 80% diện tích khu đất.

Chữ “Tâm” trong mọi hành trình

(Kiến Thức) -Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, với châm ngôn khởi nghiệp bằng chữ "Tâm", thành công nhờ chữ "Đức", Dược phẩm Tâm Bình đã trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực Đông dược.

Chữ Tâm trong sản xuất
Thành công của Dược phẩm Tâm Bình bắt nguồn từ chính triết lý kinh doanh nhân văn: “Tâm Bình - Mang cả tâm tình trong từng sản phẩm”, hướng đến giá trị cốt lõi bằng chất lượng thực sự. Để sản phẩm đến tay khách hàng có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt nhất, mọi quy trình sản xuất đều được kiểm soát một cách chặt chẽ, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào, sao tẩm dược liệu, bào chế cho đến đóng gói thành phẩm.
Đích thân dược sỹ, Tổng giám đốc Lê Thị Bình đã cùng các cộng sự đến nhiều vùng miền trên cả nước để tìm kiếm những loại thảo dược quý, có hàm lượng hoạt chất cao. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc - Viện dược liệu - Bộ Y tế để kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó, công ty còn chú trọng đến khâu bào chế, sao tẩm dược liệu, đảm bảo đúng quy trình, thời gian, kỹ thuật.
Công ty đã xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với diện tích hơn 8.200 m2, áp dụng công nghệ mới để tinh chế dược liệu, chuyển đổi dạng bào chế từ viên hoàn cổ truyền sang dạng viên nang hiện đại có độ rã nhanh, giúp cho cơ thể hấp thu tốt hơn. Tất cả sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đều được kiểm tra bằng máy móc hiện đại và đặc biệt, không trộn lẫn thành phần tân dược, an toàn với sức khỏe người bệnh.
Chữ Tâm với người bệnh
Với tâm niệm “làm thuốc cứu người” và chân lý “làm thật sẽ bền”, Dược sĩ, Tổng giám đốc Lê Thị Bình đã truyền lửa cho nhân viên để tất cả cùng nỗ lực, nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị cao nhất. Nhưng làm thế nào để ai cũng có cơ hội sử dụng, nhất là người nghèo? Dược sĩ, Tổng giám đốc Lê Thị Bình vẫn trăn trở câu hỏi đó và đau đáu nỗi niềm “thuốc Nam cho người Việt”. Giải pháp được đưa ra là luôn tiết kiệm tối đa mọi chi phí để các sản phẩm có giá thành hợp lý.
Bởi vậy, trong gần 1 thập kỷ qua, không ít người tiêu dùng đã tin tưởng lựa chọn Tâm Bình là thương hiệu thảo dược có mặt thường xuyên trong tủ thuốc gia đình. Nhiều năm liền, Tâm Bình luôn đạt danh hiệu Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, Hàng Việt Nam chất lượng cao... Hàng ngàn lá thư cảm ơn được gửi về công ty đã chứng tỏ niềm tin của người bệnh vào chất lượng và hiệu quả của sản phẩm. Đó chính là phần thưởng cao quý nhất mà Tâm Bình có được sau những nỗ lực không mệt mỏi, tất cả vì chữ Tâm với người bệnh.
Chữ Tâm với người lao động
Xác định con người là nguồn lực then chốt giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, Dược phẩm Tâm Bình luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Toàn bộ cán bộ, nhân viên ở Dược phẩm Tâm Bình đều có thu nhập ổn định, được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ… Ngoài ra, Tâm Bình còn có chế độ lương thưởng hấp dẫn nhân dịp lễ, Tết, thưởng theo doanh số bán hàng, sáng kiến hay, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ… Không chỉ vậy, Tâm Bình còn đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thông qua các khóa tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.
Điểm nổi bật của Dược phẩm Tâm Bình còn được thể hiện bằng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang đậm bản sắc riêng. Bên cạnh các hoạt động du lịch trong – ngoài nước, thăm hỏi khi ốm đau, kỷ niệm ngày 8/3, 20/10, tặng quà cho con của công nhân viên nhân ngày 1/6… Tâm Bình còn có một ngày vô cùng đặc biệt – ngày Đàn ông 3/8, tạo không khí vui tươi, gần gũi, bình đẳng, hòa đồng và kết nối giữa các thành viên trong đại gia đình Tâm Bình.
Nhờ những chính sách chăm lo mọi mặt cho người lao động, cán bộ công nhân viên ở tất cả các phòng, ban, bộ phận của công ty luôn được truyền cảm hứng để làm việc bằng sự tận tụy và tâm huyết. Những giải thưởng như Top 100 doanh nghiệp bền vững 2018, Cúp doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam, Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2018… một lần nữa khẳng định uy tín, thương hiệu của Tâm Bình trong cộng đồng các doanh nghiệp về chữ Tâm với người lao động.
Chữ Tâm với xã hội
Không chỉ là đơn vị sở hữu các sản phẩm thảo dược uy tín, chất lượng, Tâm Bình còn tạo được nhiều dấu ấn đậm nét về một doanh nghiệp thiện tâm, tích cực sẻ chia trách nhiệm với cộng đồng.
Mỗi năm, Tâm Bình luôn dành một phần không nhỏ ngân sách cho các hoạt động thiện nguyện. Tổng giám đốc Lê Thị Bình cùng hàng trăm cán bộ, nhân viên công ty đã đến nhiều vùng miền khó khăn trên cả nước để mang hơi ấm, sự sẻ chia cho người dân như ở: huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc; xã Cán Hồ và Quan Thần Sán, tỉnh Lào Cai; huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ; huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương; huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, v.v…
Mỗi điểm đến, đích thân Tổng giám đốc Lê Thị Bình đã thăm khám và chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, đoàn thiện nguyện của Dược phẩm Tâm Bình còn tổ chức thăm hỏi, tặng áo ấm, bánh chưng, trao cho bà con trâu bò giống để có kế sinh nhai.
Đặc biệt, trong chuyến thiện nguyện đến xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa vào cuối năm 2018, Dược phẩm Tâm Bình đã tặng bà con vùng lũ nơi đây cây cầu tràn bắc qua suối Tìm. Vào cuối tháng 8/2018, mưa lũ đã khiến chiếc cầu tạm bị hư hỏng nặng nề. Việc đi lại, giao thương của hơn 100 người dân bản Chiềng bị ảnh hưởng. Với tinh thần “tương thân tương ái”, Dược phẩm Tâm Bình đã ủng hộ 500 triệu đồng xây mới cây cầu bê tông, tạo thuận lợi cho bà con kết nối tuyến giao thông huyết mạch từ bản Chiềng đến trung tâm xã.
Ngoài ra, những đợt nấu và phát cháo miễn phí tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hiến máu nhân đạo, thăm các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam dioxin Thái Bình, thăm trại điều dưỡng tâm thần Hà Nội hay kêu gọi ủng hộ quỹ “Vì Trường Sa thân yêu”… cũng được tổ chức thường niên. Dược phẩm Tâm Bình đã và đang làm tròn sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng những cống hiến thầm lặng như thế.